Bộ Công Thương nói gì về vụ phát hiện kho sữa giả khủng?

Bộ Công Thương nói gì về vụ phát hiện kho sữa giả khủng?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, hiện dư luận quan tâm về công tác quản lý thị trường đối với vụ việc này.

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, căn cứ theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các sản phẩm sữa được phân định rõ theo từng nhóm sản phẩm và cơ quan chuyên ngành.

Theo đó, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý đối với nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường, không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt, các sản phẩm này hiện nay do Bộ Y tế quản lý.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương không có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc thành lập và đăng ký hoạt động của doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Do vậy, Bộ Công Thương không thực hiện việc cấp phép và quản lý trực tiếp các sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược Dinh dưỡng Hacofood Group đang sản xuất, kinh doanh.

Theo quy định pháp luật hiện hành, Bộ Công Thương chỉ có thể tiến hành kiểm tra đối với các doanh nghiệp này khi phát hiện dấu hiệu vi phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Do đó, Công ty Cổ phần Dược Dinh dưỡng Hacofood Group và Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance không thuộc thẩm quyền quản lý và kiểm tra của Bộ Công Thương.

Đáng chú ý, ông Linh cho rằng, việc một số doanh nghiệp có nhiều dòng sản phẩm phân phối trên diện rộng nhưng không bị phát hiện sai phạm trong thời gian dài có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như doanh nghiệp thực hiện các thủ tục, giấy tờ kinh doanh đầy đủ đúng quy định pháp luật hiện hành để che đậy các vi phạm của sản phẩm mà chỉ có thể phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm; và sản phẩm chưa có phản ánh vi phạm từ người tiêu dùng để có thể thực hiện việc lấy mẫu kiểm nghiệm.

Ngoài ra, có thể các doanh nghiệp này chọn kinh doanh sản phẩm không phân phối thông qua hệ thống siêu thị, đại lý chính thức hoặc chuỗi bán lẻ có kiểm soát, mà chủ yếu được tiêu thụ bằng hình thức tiếp thị và trực tiếp bán tới tay người tiêu dùng thông qua việc trà trộn, trá hình vào các hội thảo chuyên ngành, các bệnh viện, phòng khác.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn thuê một số người nổi tiếng, diễn viên điện ảnh, người mẫu có sức ảnh hưởng tới xã hội, cộng đồng mạng để quảng cáo và bán trực tiếp tới tay người tiêu dùng qua các kênh quảng cáo trên mạng xã hội như YouTube, Facebook, Zalo... để né tránh, gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng.

Từ vụ việc phát hiện sữa giả này , Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ chỉ đạo sát sao các Chi cục Quản lý thị trường tại địa phương, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối các sản phẩm sữa, đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng.

Song song với công tác kiểm tra thực địa, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước sẽ tiếp tục thu thập phản ánh từ người tiêu dùng, đồng thời phối hợp liên ngành với ngành y tế (đối với chất lượng, tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm) và ngành nông nghiệp (đối với sữa nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp) để thiết lập giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng sữa giả, sữa không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường.

Ông Linh tiết lộ, sau sự việc này, Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện công tác quản lý lưu thông hàng hóa đối với mặt hàng sữa, tập trung vào việc nhận diện các lỗ hổng sau khâu phân phối. Từ đó đề xuất hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong kiểm tra, xử lý các hành vi gian lận thương mại, quảng cáo sai sự thật, và vi phạm an toàn thực phẩm

Đọc thêm

Từ vụ sữa bột giả, cần siết chặt cơ chế 'tự công bố'

Hàng ngàn hộp sữa bột giả các loại được cơ quan công an thu giữ. (Nguồn: Báo Công an nhân dân)
(PLVN) - Vụ triệt phá đường dây sản xuất và tiêu thụ sữa bột giả với gần 600 nhãn hiệu, doanh thu lên tới 500 tỷ đồng mới đây khiến dư luận rúng động, nhiều ý kiến cho rằng, trong nhiều nguyên nhân, có lý do từ công tác quản lý sản phẩm thực phẩm chức năng. Cụ thể là cơ chế tự công bố.

Hàng nghìn đôi tất “hàng hiệu” bị bóc trần

Lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất hàng dệt kim.
(PLVN) -  Hơn 14.000 đôi tất gắn nhãn Adidas, Nike, Tommy Hilfiger, MLB... cùng hàng ngàn tem nhãn giả mạo vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện, thu giữ tại một cơ sở sản xuất ở xã La Phù, huyện Hoài Đức.

Bộ Công Thương hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Vietnam Airlines “bắt tay” VNPT triển khai dịch vụ Internet trên không cho máy bay A350

Vietnam Airlines “bắt tay” VNPT triển khai dịch vụ Internet trên không cho máy bay A350
(PLVN) - Ngày 18/4/2025, tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức lễ trao hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ Internet trên tàu bay - IFC (In-Flight Connectivity). Sự hợp tác này giữa Vietnam Airlines và VNPT đưa khái niệm "kết nối trên không" trở thành hiện thực.

Hệ thống pin ô tô điện tích hợp thiết bị chữa cháy

Hệ thống pin ô tô điện tích hợp thiết bị chữa cháy (Ảnh: Hyundai Mobis)
(PLVN) - Trong bối cảnh tiêu chuẩn an toàn đối với xe điện ngày càng khắt khe, Hyundai Mobis vừa công bố công nghệ pin tiên tiến có khả năng dập lửa tức thì khi xảy ra cháy pin. Đây là hệ thống đầu tiên trên thế giới giúp ngăn chặn hiệu ứng "nhiệt chạy lan" – một trong những nguyên nhân chính gây cháy nổ xe điện.

Thời của trí tuệ nhân tạo: OCOP Hà Nội phải 'chuyển mình' để vươn xa

Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp. (Ảnh: Thanh Hà)
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi cách tạo ra giá trị và thị trường toàn cầu ngày càng khắt khe, chương trình OCOP không thể tiếp tục bằng lòng với số lượng mà cần phải tập trung vào phát triển sản phẩm từ cách kể câu chuyện, phân phối  sản phẩm cho tới mở rộng thị trường.

6 sản phẩm bánh mứt kẹo truyền thống của Bánh mứt kẹo Bảo Minh đạt chuẩn OCOP 4 sao

Đông đảo các đại biểu và người dân tham quan, thưởng thức các loại sản phẩm OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao tại Hội nghị.
(PLVN) -  Giữ vững niềm tự hào là thương hiệu bánh kẹo truyền thống hàng đầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Bánh mứt kẹo Bảo Minh vừa ghi dấu ấn  tượng tại Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024, khi có tới 6 sản phẩm tiêu biểu được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao, tiềm năng 5 sao.