'Bộ Công Thương có thẩm quyền xác định sản phẩm thuốc lá'

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng. (Ảnh: quochoi.vn)
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng. (Ảnh: quochoi.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, Bộ Công Thương có trách nhiệm và quyền hạn để xác định sản phẩm thuốc lá mới nào là sản phẩm thuốc lá, thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hiện hành, để đưa vào quản lý.

Đây là quan điểm được đưa ra tại phiên giải trình “Trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN)” ngày 4/5.

Chính phủ giao nhiệm vụ đề xuất phương án quản lý thuốc lá mới cho Bộ Công Thương

Năm 2017, theo khoản 19 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 67/2013/NĐ-CP) , Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu và xây dựng quy định quản lý TLĐT để trình Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ này còn được đề cập trong các văn bản khác như Công văn 4861 ngày 17/6/2000 về quản lý thuốc lá làm nóng (TLLN) (hay còn được gọi là TLNN) tại Việt Nam và nội dung trong một số văn bản chỉ đạo khác.

Trong phiên giải trình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng khẳng định cơ sở pháp lý quản lý TLLN: “Chúng tôi đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà Chính phủ giao”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng cho rằng: “Vấn đề phân cấp nguyên liệu thuốc lá, mua bán, chế biến, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, hoặc kinh doanh các loại hàng hóa trên thị trường, đó là trách nhiệm của Bộ Công Thương”.

Ông Vũ Công Thảo, Chuyên viên Cao cấp Văn phòng Chính phủ, từng nhấn mạnh trong một tọa đàm năm 2023 rằng, việc nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm này thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương. Đồng thời, Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng khi “trên thế giới đã có 185 quốc gia có chính sách quản lý thuốc lá mới”.

Với vai trò thẩm định, Bộ Tư pháp đã xem xét kỹ lưỡng phương án sửa đổi Nghị định 67 do Bộ Công Thương soạn thảo trước khi trình Chính phủ. Ông Lê Đại Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế cho rằng: “Theo định nghĩa tại Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), TLLN chính là sản phẩm thuốc lá. Luật Đầu tư có quy định thuốc lá là ngành hàng kinh doanh có điều kiện. Đây là các cơ sở pháp lý có thể tận dụng, việc thực thi còn lại là trách nhiệm của Bộ Công Thương”.

Đề xuất thí điểm lưu hành thuốc lá làm nóng, nghiên cứu thêm thuốc lá điện tử

Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết, cơ sở để Bộ Công Thương đề nghị quản lý TLLN theo Luật PCTHTL là bởi vì điếu TLLN “có tính chất là nguyên liệu thuốc lá và có các chất của thuốc lá nên vẫn là thuộc khái niệm thuốc lá theo Luật này”.

Dù vậy, bước đầu Bộ Công Thương vẫn đề xuất chính sách thận trọng trong quản lý mặt hàng này. Cụ thể, Bộ chỉ kiến nghị Thủ tướng cho phép thí điểm sản xuất, nhập khẩu và lưu thông TLLN như thuốc lá truyền thống trong 2 năm theo Luật PCTHTL. Bộ Công Thương sẽ xây dựng cơ chế thí điểm dựa trên ý kiến thống nhất của các Bộ, ngành. Đồng thời, Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành TLĐT tại Việt Nam, sẽ phối hợp với Bộ Y tế để nghiên cứu thêm.

Theo Bộ Công Thương, phương án này cũng tiệm cận với ý kiến của Bộ Y tế, hướng đến đảm bảo “an toàn sức khỏe người sử dụng, dung hòa quyền lợi giữa các chủ thể liên quan và phù hợp thông lệ quốc tế”, đồng thời tuân thủ Hiến pháp, Luật Đầu tư và các quy định liên quan cũng như Chiến lược Quốc gia về giảm thiểu tác hại thuốc lá .

Thứ trưởng Phan Thị Thắng cũng cho biết, một số đề tài nghiên cứu ở cấp bộ của Bộ Công Thương từ năm 2020 đã có tham khảo đánh giá khoa học từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đối với TLLN.

FDA Hoa Kỳ chỉ cấp phép lưu hành cho 1 loại TLLN đầu tiên sau kiểm nghiệm khoa học chặt chẽ (Nguồn: FDA)

FDA Hoa Kỳ chỉ cấp phép lưu hành cho 1 loại TLLN đầu tiên sau kiểm nghiệm khoa học chặt chẽ (Nguồn: FDA)

Có thể thấy, việc quản lý thuốc lá mới bước đầu đạt điểm chung về hướng tiếp cận giữa Bộ Công Thương và Bộ Y tế trong việc xác định TLLN và chưa cho phép lưu hành TLĐT.

Cũng trong phiên giải trình nói trên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nêu rõ, cần nhận diện đúng về TLĐT, TLLN, đánh giá tác hại của các loại thuốc lá này, có thông điệp rõ ràng, cụ thể đến người dân và chính kiến về trách nhiệm của Nhà nước đối với vấn đề này. Đồng thời, đối với những kiến nghị về hoàn thiện pháp luật cần bảo đảm về tính khả thi, tính thống nhất của hệ thống pháp luật và có giải pháp thực hiện phòng, chống tác hại của các sản phẩm này.

Phiên giải trình ngày 4/5 cũng cho thấy, Chính phủ sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá toàn diện tác hại của TLĐT, TLLN. Vì vậy, các Bộ cần sớm trình ý kiến thống nhất để tham mưu Chính phủ hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất.

Tại phiên giải trình ngày 4/5, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hồ Thị Bích Ngọc đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết quản lý thuốc lá mới nhằm đạt được 4 mục tiêu:

- Quản lý và phòng chống tác hại của mọi loại thuốc lá

- Tất cả các sản phẩm thuốc lá (sản xuất từ nguyên liệu thuốc lá) sẽ được quản lý như nhau, không có sự phân biệt đối xử.

- Tuân thủ các cam kết quốc tế, vì những cam kết này chỉ hạn chế quyền phân phối thuốc lá, xì gà của nhà đầu tư nước ngoài chứ không hạn chế sản xuất.

- Có thể áp dụng đồng bộ quy định của Luật Đầu tư, Luật PCTHTL mà chưa cần phải sửa luật ngay.

Đọc thêm

Đặt đồ ăn online và nguy cơ tiềm ẩn

Còn tồn tại nhiều rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm khi người tiêu dùng đặt thức ăn qua ứng dụng online. (Ảnh minh họa - baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đặt thực phẩm online qua ứng dụng đã trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt tại các đô thị lớn. Không thể phủ nhận rằng hình thức này mang lại nhiều tiện ích, tuy nhiên, đằng sau đó là hàng loạt những nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng thực phẩm, sức khỏe người dùng và những vấn đề về trách nhiệm pháp lý khi sự cố xảy ra.

Bộ Công Thương phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên gọi “Tinh hoa hàng Việt Nam” “Tự hào hàng Việt Nam” năm 2024 gắn với kỷ niệm 15 năm thực hiện Cuộc vận động của ngành Công Thương. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Bộ Công Thương vừa phát động Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc với tên gọi "Tinh hoa hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam" năm 2024. Đây là sự kiện trọng điểm kỷ niệm 15 năm Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhằm tăng cường nhận thức, khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn sản phẩm nội địa, góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam trong tình hình mới.

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp

Sắp diễn ra Ngày hội Cá tra Đồng Tháp
(PLVN) -  Ngày hội Cá tra Đồng Tháp – năm 2024 với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp - Hành trình xanh – Giá trị xanh” sẽ diễn ra tại TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) trong 2 ngày 16-17/11.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Hoàng Anh Gia Lai đưa các sản phẩm Nông nghiệp sạch vào chuỗi Siêu thị Kingfoodmart

Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn HAGL phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) -  Sáng ngày 2/11/2024, tại Khách sạn Rex (TP HCM), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Công ty Cổ phần King Food Market (Siêu thị Kingfoodmart) tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược phân phối sản phẩm, nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao của HAGL vào hệ thống siêu thị Kingfoodmart nhằm phục vụ người tiêu dùng trong nước.

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử
(PLVN) -  Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế mới đây thông tin về một số sản phẩm có tên gọi “Yoho Mekabu Fucoidan” thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhưng chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm, chưa được phép lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện đang được quảng cáo và  rao bán trên một số sàn thương mại điện tử. 

Lập kỷ lục xuất khẩu thủy sản hơn 1 tỷ USD trong 1 tháng

Xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 10/2024 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Tháng 10/2024, xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam ước đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022), XK thủy sản theo tháng trở lại mốc 1 tỷ USD, đánh dấu bước phục hồi quan trọng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Hệ quả khôn lường khi trẻ nhỏ bị 'lậm' AI

AI cung cấp các tính năng học tập, giải trí vượt trội cho trẻ em, nhưng đồng thời nó cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường. (Nguồn: Christian Moro)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, khi công nghệ ngày càng phát triển, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong học tập, giải trí và giao tiếp cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích, tồn tại những cạm bẫy nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nhất là khi gia đình lơ là trong giám sát, khiến trẻ "lậm" (say mê quá mức - PV) AI.