Bình Thuận: 'Gặp khó' khi thi hành án một vụ việc tại Tuy Phong

Trong văn bản gửi Chi cục THADS Tuy Phong, 5 tài sản được xác định có giá 27,524 tỷ đồng (bên trái), còn khi đưa ra bán đấu giá thì có giá 34,141 tỷ đồng (bên phải).
Trong văn bản gửi Chi cục THADS Tuy Phong, 5 tài sản được xác định có giá 27,524 tỷ đồng (bên trái), còn khi đưa ra bán đấu giá thì có giá 34,141 tỷ đồng (bên phải).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người phải thi hành quyết định của tòa án có 5 tài sản đang thế chấp tại ngân hàng. Tuy nhiên mỗi một thời điểm, khối tài sản này lại được ngân hàng thông báo có giá khác nhau, nên chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự (THADS) đành phải ra quyết định chưa có điều kiện THA.

Theo hồ sơ, ngày 16/8/2021, TAND huyện Tuy Phong (Bình Thuận) có Quyết định công nhận thỏa thuận giữa các đương sự. Theo đó, vợ chồng bà Võ Thị Thu T (ngụ xã Phú Lạc) phải trả cho bà Phạm Thị Bích Tuyền (SN 1969, ngụ khu phố 8, xã Liên Hương) một khoản tiền.

Ngày 18/8/2021, Chi cục THADS huyện có Quyết định THA. Trước đó, trong quá trình tổ chức THA với vợ chồng bà T, Chi cục xác minh thì biết có 5 tài sản đang bảo đảm thế chấp tại Agribank Chi nhánh Tuy Phong cho các khoản vay hồi năm 2019 với số tiền vay 24 tỷ.

Ngày 28/7/2021, Agribank Tuy Phong có văn bản gửi Chi cục THA rằng khoản vay trên không phải nợ xấu; ngân hàng không đồng ý cho THA kê biên các tài sản trên do ngân hàng đang tiến hành xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay.

Ngày 5/8/2021, ngân hàng lại có văn bản đính chính rằng nợ trên là nợ xấu và ngày 7/9/2021 tiếp tục có văn bản nêu: Theo biên bản xác định lại giá trị 5 tài sản bảo đảm ngày 14/5/2021 là 27,524 tỷ đồng, trong khi đó nghĩa vụ trả nợ là 27,588 tỷ đồng.

Trong nhiều văn bản trả lời người được thi hành án, Chi cục THADS và Cục THADS Bình Thuận căn cứ Điều 11 Nghị quyết 42/NQ-QH năm 2017 và khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC; với tài sản bảo đảm đang bị xử lý để thu hồi nợ vay; chấp hành viên không được kê biên, xử lý; mà chỉ có thể có văn bản yêu cầu người xử lý tài sản thông báo kết quả xử lý, giữ lại số tiền còn lại để THADS giải quyết. Ngày 15/9/2021, cơ quan THA ra Quyết định chưa có điều kiện THA với sự việc trên.

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ việc, Luật sư Dương Hoài Vân (Đoàn LS TP HCM, đại diện theo uỷ quyền cho bà Tuyền) cho rằng, việc định giá, mua bán, xử lý tài sản thế chấp tại Agribank Tuy Phong sẽ ảnh hưởng đến việc THA của cơ quan THADS và người được THA. Trong sự việc này, có một số vấn đề cần làm rõ về quá trình định giá, phối hợp, xử lý tài sản thế chấp.

Thứ nhất, theo hồ sơ, ngày 10/6/2021 và ngày 16/7/2021, Cty Đấu giá hợp danh Bình Thuận (đã giải thể vào tháng 9/2022) ra thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm của Agribank Tuy Phong với giá khởi điểm 34,141 tỷ đồng. Trong đó, thứ nhất là nhà máy số 1 giá 20,6 tỷ đồng; thứ hai là nhà máy số 2 giá 4,8 tỷ; thứ ba là 9.000m2 đất trồng thanh long giá 4 tỷ; thứ tư là 11.548m2 đất trồng lúa giá 2,78 tỷ; thứ năm là 4.944m2 đất lúa giá 1,96 tỷ.

Quá trình bán đấu giá, chỉ bán được một tài sản là nhà máy số 2 với giá gần 4,85 tỷ đồng. Bốn tài sản còn lại bán đấu giá không thành.

Dù giá khởi điểm bán đấu giá là 34,141 tỷ đồng nhưng trong văn bản ngày 28/7/2021 (cách thông báo bán đấu giá chỉ 12 ngày) gửi Chi cục THADS Tuy Phong, thì Agribank Tuy Phong xác định giá trị 5 tài sản bảo đảm là 27,524 tỷ đồng (thấp hơn giá đưa ra bán đấu giá hơn 6,5 tỷ). Trong đó nhà máy số 1 là 20,537 tỷ đồng; nhà máy số 2 là 4,751 tỷ đồng; ba tài sản còn lại lần lượt có giá 1,113 tỷ, 785 triệu và 336 triệu đồng. Cả ba tài sản này giá đều thấp hơn giá khởi điểm bán đấu giá.

“Tại sao cùng một tài sản, cùng khoảng thời điểm định giá, cùng Agribank Tuy Phong thông báo; nhưng khối tài sản lại có 2 giá trị khác nhau, chênh lệch 6,5 tỷ đồng”, LS nêu câu hỏi.

Cũng trong khối tài sản này, tại thông báo bán đấu giá vào giữa 2021 thì 9.000m2 đất trồng thanh long giá 4 tỷ đồng. Nhưng tháng 12/2022 (sau 18 tháng), Agribank Tuy Phong và vợ chồng bà T thống nhất tự tìm người mua tài sản. Người mua là em ruột bà T. Ngày 20/12/2022, ngân hàng, vợ chồng bà T và em gái bà T thống nhất việc mua bán giá 2,45 tỷ đồng. Tại sao năm 2021, giá bán đấu giá là 4 tỷ, khi thông báo cho THA thì 1,113 tỷ và năm 2022 bán với giá 2,45 tỷ?

PV đã nêu những vấn đề khúc mắc trên, Agribank Bình Thuận đã tiếp nhận thông tin và cho biết sẽ trả lời, nhưng sau hơn 1 tháng, PV vẫn chưa nhận được phản hồi.

Về phía Chi cục THADS, cho biết do tài sản đang thế chấp và ngân hàng không đồng ý cho kê biên nên chấp hành viên đã ra quyết định chưa có điều kiện THA.

Đọc thêm

Bắt ép trẻ em đi ăn xin có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Hồng Vân (Lâm Đồng) hỏi: Hiện nay, tại một số thành phố, có điểm du lịch vẫn xảy ra tình trạng trẻ em đi ăn xin. Nhiều người lợi dụng trẻ em đi ăn xin để trục lợi cá nhân. Xin hỏi, hành vi bắt ép trẻ em đi ăn xin bị xử phạt thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Vi phạm giao thông đến mức nào sẽ bị xử lý hình sự?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Phương Anh (Sơn La) hỏi: Theo quy định mới thì người tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định về an toàn giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy xin hỏi, trường hợp nào vi phạm quy định về an toàn giao thông sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Mức hình phạt được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong quản lý đất đai

Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm ngăn chặn và xử lý những vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương. (Ảnh minh họa: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ đã ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai; trong đó Nghị định đã quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã và Chủ tịch UBND cấp xã trong việc thực hiện quản lý nhà nước về các nội dung quy định tại Luật Đất đai.

Mỏ cát được đấu giá gấp hơn 60 lần giá khởi điểm

Quang cảnh phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Đại Lộc (Quảng Nam).
(PLVN) - Chỉ sau một tháng thành lập, Cty TNHH Hoàng Châu Sa đã trúng đấu giá mỏ cát gần 500 tỷ đồng tại Quảng Nam, gấp hơn 60 lần giá khởi điểm. Cùng với hai DN khác, tổng giá trị 3 mỏ cát được đấu trúng vượt 940 tỷ đồng.

Đề xuất không thu quá 95% giá nhà ở xã hội trước khi người mua nhà được cấp sổ đỏ

Một dự án nhà ở xã hội của TP Hà Nội. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết 201/2025/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề xuất, chủ đầu tư không được thu tiền vượt quá 95% giá trị hợp đồng đến trước khi người mua nhà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Nền tảng pháp lý vững chắc bảo vệ người tiêu dùng

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Ảnh: Bộ KH&CN)
(PLVN) - Ngày18/6/2025, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Đây được đánh giá là bước đột phá quan trọng trong quản lý rủi ro và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Liên quan một vụ việc tranh chấp đất tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa): Cần xem xét giá trị pháp lý của giấy chứng nhận trong sự việc

Thửa đất được gia đình ông Nguyễn Văn Luân sử dụng, canh tác gần 50 năm.
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của ông Nguyễn Văn Luân (ngụ thôn Hòn Quy, xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh, Khánh Hòa) phản ánh một việc tranh chấp đất. Theo đó, gia đình ông có thửa đất do ông bà ngoại ông Luân khai hoang từ trước 1975. Sau khi ông ngoại mất, thửa đất tiếp tục được con cháu canh tác, sử dụng ổn định, trồng cây, làm trại nuôi dê, dựng rào… Hiện trên mảnh đất có nhiều cây cối và hai ao nuôi cá.

Doanh nghiệp sẽ đối mặt chế tài mạnh nếu chậm, trốn đóng BHXH, BHYT

Doanh nghiệp sẽ đối mặt chế tài mạnh nếu chậm, trốn đóng BHXH, BHYT
(PLVN) - Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật BHXH năm 2024 và Luật BHYT năm 2024 là việc phân định rõ giữa hai hành vi vi phạm chậm đóng và trốn đóng BHXH, BHYT, giúp cơ quan chức năng có cơ sở pháp lý vững chắc hơn để xác định hành vi vi phạm và áp dụng chế tài xử lý phù hợp.

Đề xuất phạt tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hoá đơn theo quy định

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Trong đó đề xuất mức phạt lên tới 100 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định.

Công an xã Nam Hưng (Thái Bình) trả lời về sự việc liên quan chiếc xe tải gặp va chạm giao thông

Công an xã Nam Hưng (Thái Bình) trả lời về sự việc liên quan chiếc xe tải gặp va chạm giao thông
(PLVN) - Báo PLVN nhận được đơn của bà Nguyễn Tuyết Thảo (ngụ xã Lê Thiện, huyện An Dương, TP Hải Phòng) cho rằng xảy ra sự việc bị một nhóm người xâm nhập, chiếm giữ khu đầm nuôi tôm 8ha tại khu vực Cồn Vành (xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) gia đình bà nhận chuyển nhượng từ người dân địa phương và trực tiếp đầu tư, quản lý, nuôi trồng từ nhiều năm qua.

Liên quan thủ tục tố tụng một vụ kiện đòi đất tại An Giang: TAND tối cao cho biết không có căn cứ kháng nghị

Văn bản của TAND tối cao và của TAND cấp cao tại TP HCM. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự (TAND tối cao) vừa có Văn bản 84/TB-TANDTC ngày 10/6/2025 thông tin đến Báo PLVN vụ việc ông Huỳnh Công Tùng đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm (GĐT) với quyết định giải quyết kháng cáo với các quyết định của tòa án cấp sơ thẩm tỉnh An Giang và phúc thẩm TAND cấp cao tại TP HCM. Theo đó, không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục GĐT.

Bổ sung chính sách tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp hữu cơ hoặc đáp ứng tiêu chí kinh tế tuần hoàn sẽ được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70% giá trị. Đây là điểm mới trong Nghị định 156/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.