Bình Dương: Tích cực ứng dụng công nghệ trong tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Xác định sự cần thiết phải đa dạng hóa các phương thức cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP), ngoài được giao thí điểm cấp qua bưu chính, Bình Dương còn chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai đăng ký cấp Phiếu theo phương thức trực tuyến. Để bảo đảm hiện đại hóa các dịch vụ công trong giai đoạn hiện nay, Bình Dương cũng mạnh dạn ứng dụng công nghệ để phục vụ việc cấp Phiếu chính xác, đúng thời hạn.

Theo Quyết định số 19/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bình Dương là 1 trong 6 địa phương áp dụng thí điểm phương thức cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính. Nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp cận được các phương thức yêu cầu cấp Phiếu LLTP, UBND tỉnh còn phối hợp với Bộ Tư pháp để thực hiện thí điểm cả phương thức đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến. Trên cơ sở các kế hoạch, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trên địa bàn thực hiện các công việc liên quan, trong đó chú trọng tuyên truyền về các phương thức cấp Phiếu LLTP cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Chẳng hạn, Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến về các phương thức trên trang Hành chính công của tỉnh, trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền trong buổi sinh hoạt “Ngày Pháp luật” tại cơ quan; biên soạn, phát hành hàng nghìn tờ gấp. Các đơn vị bưu chính thì tuyên truyền qua các hình thức như trên website của Bưu điện tỉnh; gửi nội dung truyền thông đến Công đoàn các khu công nghiệp, phát tờ rơi tại các bưu cục… Công ty Bưu chính Viettel – Chi nhánh Bình Dương thực hiện tuyên truyền qua hình thức như trên website của Công ty, đến các doanh nghiệp, qua tờ rơi…

Đáng chú ý, thời gian qua vẫn chưa có giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tra cứu, xác minh thông tin phục vụ việc đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến giữa Sở Tư pháp và các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án và Thi hành án dân sự, mới chỉ có giải pháp “Kiềng ba chân” thực hiện tại các cơ quan trung ương. Do đó, mặc dù cá nhân đăng ký Tờ khai trực tuyến nhưng việc tra cứu, xác minh thông tin vẫn thực hiện chủ yếu theo đường văn thư truyền thống. Trước thực trạng này, Bình Dương đã triển khai giải pháp ứng công nghệ trong tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu LLTP nên việc phối hợp tra cứu với Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ nhanh chóng, hiệu quả, giúp việc cấp Phiếu chính xác, đúng thời hạn.

Nhờ vậy, trong thời gian triển khai Đề án 19, theo thống kê mới nhất thì Sở Tư pháp Bình Dương đã cấp được 11.852 Phiếu LLTP (bao gồm kết hợp các phương thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, trực tuyến). Nhìn chung, qua bước đầu thí điểm dịch vụ “Tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu điện và đăng ký dịch vụ cấp Phiếu LLTP trực tuyến” theo Đề án 19 trên địa bàn tỉnh, đã đáp ứng tốt yêu cầu của người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến công tác cấp Phiếu LLTP. Thái độ phục vụ của nhân viên bưu chính nhiệt tình, vui vẻ nên đã nhận được sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ bưu chính.

Tuy nhiên, việc cấp Phiếu LLTP qua phương thức bưu chính, trực tuyến là phương thức mới, thời gian thực hiện chưa dài, người dân chưa quen. Việc tuyên truyền các phương thức cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, trực tuyến chưa thật sâu rộng đến cá nhân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Nhiều người dân vẫn chưa biết đến dịch vụ cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến.

Ngoài ra, đối với việc đăng ký nộp hồ sơ qua bưu chính hoặc đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến tích hợp qua bưu chính thì thành phần hồ sơ gửi qua hệ thống bưu chính phức tạp hơn việc nộp trực tiếp (người yêu cầu phải chứng thực bản sao từ bản chính chứng minh nhân dân/hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận thường trú/tạm trú; chứng thực chữ ký trong Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2). Với phương thức này phát sinh thêm một thủ tục cho người yêu cầu cấp Phiếu là họ phải thực hiện thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính tại các cơ quan khác. Điều đó làm tốn kém về kinh phí, thời gian đi lại của người dân, trong khi nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp thì người yêu cầu cấp Phiếu LLTP được lựa chọn bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các giấy tờ chứng minh về nhân thân và nơi cư trú.

Từ những vướng mắc trên, Bình Dương đề xuất sửa đổi quy định thành phần hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP qua bưu chính theo hướng đơn giản hơn; hạn chế tối đa việc yêu cầu người dân phải chứng thực giấy tờ hoặc trực tiếp đến cơ quan cấp Phiếu. Bình Dương cũng kiến nghị Bộ Tư pháp có hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất trên phạm vi toàn quốc về việc phối hợp, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin LLTP cho các Sở Tư pháp để địa phương không phải “mày mò” giải pháp kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này. 

Đọc thêm

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch đối ngoại của Bộ Tư pháp, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm Trưởng đoàn đã tới làm việc tại Cộng hòa Italia từ ngày 14 đến ngày 16/4/2025. Chuyến công tác nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italia trong lĩnh vực Pháp luật và Tư pháp trên cơ sở Bản Ghi nhớ hợp tác đã được Bộ Tư pháp hai nước ký kết vào tháng 10 năm 2016.

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Nhiều ý kiến Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị làm rõ mô hình trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam để có cách quản trị và điều hành phù hợp, bảo đảm xây dựng thành công trung tâm này, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đề xuất thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và nhiều đại biểu cùng tham dự Phiên họp thứ 44. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về việc thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo báo cáo rõ hơn về căn cứ, cơ sở để đề xuất mô hình mới, làm rõ mô hình, mối quan hệ, tính độc lập giữa 2 cơ sở đặt ở 2 nơi.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Nam Định và 4 sáng kiến từ địa phương

Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định Phạm Ngọc Chanh
(PLVN) - Trước khi đảm nhận cương vị Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Nam Định, ông Phạm Ngọc Chanh là Chi cục trưởng THADS huyện Vụ Bản. Từ thực tế công tác tại cơ sở, ông Phạm Ngọc Chanh đã có nhiều đề tài sáng kiến trong công tác Thi hành án dân sự được áp dụng hiệu quả tại địa phương.

Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại HĐNQ đáp ứng yêu cầu cấp bách trên thế giới

Đại sứ, Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) -  Đại sứ, Tiến sỹ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cho rằng, vai trò xây dựng, cầu nối, thúc đẩy đồng thuận và hợp tác mà Việt Nam đang thể hiện là rất quan trọng, không chỉ giúp củng cố hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, tích cực chủ động và đáng tin cậy trong các cơ chế đa phương về nhân quyền mà còn góp phần chuẩn bị nền tảng vững chắc cho các bước đi tiếp theo, trong đó có nỗ lực tái ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2026–2028.

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon: Cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon
(PLVN) - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì thế việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có những bước cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế.

Bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch tài chính: Nền tảng pháp lý cho Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí LongNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
(PLVN) -Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là bước đi tất yếu nhằm thu hút dòng vốn chất lượng cao, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chuẩn mực minh bạch tài chính là yêu cầu cấp thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo niềm tin và thu hút nguồn lực quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam có lợi thế của “người đi sau” khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
(PLVN) -Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam

Khuyến nghị mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cho Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo Trung tâm tài chính quốc tế.
(PLVN) - Thế giới có hàng trăm trung tâm tài chính nhưng chỉ có 21 trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, có các trung tâm đã ra đời khoảng vài chục năm nhưng cũng có trung tâm chỉ mới xuất hiện khoảng 10 năm nay. Việt Nam nên đi theo mô hình nào là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò của hệ thống ngân hàng trong xây dựng Trung tâm tài chính” được tổ chức hôm qua - 16/4.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng: "Nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình"

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng
(PLVN) - “Nhiều năm làm nghề, tôi từng có thông tin đồng nghiệp bị chống đối trong quá trình thi hành công vụ dẫn đến tai nạn thương tâm. Còn bị lăng mạ, chửi bới là chuyện thường xuyên xảy ra đối với lực lượng thi hành án dân sự (THADS). Làm nghề này có vất vả, có hiểm nguy nhưng cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên. Bây giờ nếu cho tôi được chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ chọn nghề thi hành án - nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình”

Bảo đảm khung pháp lý vững chắc cho Trung tâm tài chính quốc tế

 Luật sư Nguyễn Hưng Quang.
(PLVN) -  Chúng ta đang tập trung và rốt ráo xúc tiến xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam, với những hướng đi rất cụ thể và các ưu đãi đặc biệt cho việc thu hút và vận hành có hiệu quả Trung tâm. Là người có nhiều kinh nghiệm và rất quan tâm đến việc làm này, Luật sư (LS) Nguyễn Hưng Quang - Trưởng Văn phòng LS NHQuang & Cộng sự (Đoàn LS TP Hà Nội) đã có những chia sẻ với PLVN.

Dự án Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự: Tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ Tư pháp

Quang cảnh phiên họp chiều 15/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 15/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về 4 dự án: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ Tư pháp về hình sự.