Bình Dương: Người dân “mắc kẹt” giữa các mỏ đá

Mỏ đá Tân Đông Hiệp cấp tập khai thác trước thời điểm then chốt gia hạn giấy phép
Mỏ đá Tân Đông Hiệp cấp tập khai thác trước thời điểm then chốt gia hạn giấy phép
(PLO) - Trong nhiều năm qua, khu vực các tỉnh Đông Nam bộ luôn có mức tăng trưởng kinh tế cao so với mức bình quân chung của cả nước. Nhưng khi kinh tế phát triển cũng kéo theo các vấn đề về xã hội, ảnh hưởng môi trường, trong đó có việc quản lý, khai thác đá xây dựng ở các mỏ đá, đã và đang tạo nên nhiều hệ lụy về môi trường cần giải quyết. 

Có đến tận nơi những mỏ đá đang khai thác này, mới thấy rằng người dân sống ở quanh các mỏ đá hàng ngày phải chịu khổ ra sao khi hít thở khói bụi ô nhiễm và tình trạng tai nạn giao thông rình rập… 

Ồ ạt tận thu trước ngày đóng mỏ

Ở khu vực Đông Nam bộ, tỉnh Bình Dương được xem là một trong những địa phương có số lượng mỏ khoáng sản nhiều nhất. Trong đó, cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp (phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) có từ năm 1993, trước khi luật Khoảng sản ra đời và tồn tại cho đến hôm nay. Hiện có 4 Cty đang khai thác mỏ đá này gồm: Cty CP khoáng sản và xây dựng Bình Dương (KSB), Cty CP Trung Thành, Cty CP xây dựng Bình Dương (MC) và Cty CP đầu tư xây dựng 3/2 tất cả đều có trụ sở Bình Dương. 

Từ nhiều năm nay hoạt động khai thác đá tại đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và để lại hậu quả về môi trường vô cùng nặng nề.

Theo quy hoạch khoáng sản tỉnh Bình Dương, các mỏ đá khu vực thị xã Dĩ An được khai thác đến coste -100 m và được khai thác đến hết năm 2015. Sau đó các mỏ phải thực hiện việc cải tạo và đóng cửa mỏ. Tuy nhiên, từ đó đến nay việc khai thác đá ở mỏ Tân Đông Hiệp vẫn nhiều lần được gia hạn. 

Được biết, theo quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030, cụm mỏ đá Dĩ An sẽ kết thúc khai thác vào ngày 31/12/2017, sau đó cải tạo, đóng cửa mỏ. 

Thế nhưng các doanh nghiệp đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục xin phép gia hạn vì “trữ lượng đá còn nhiều”. Và, vừa qua Ban quản lý mỏ tiếp tục đề nghị nâng mức hỗ trợ cho người dân để xin phép gia hạn khai thác đến hết năm 2019. Tuy nhiên, nhiều hộ dân cũng không chấp nhận vì không thể tiếp tục sống chung với ô nhiễm.

Để giải quyết vấn đề này với người dân, Ban Quản lý mỏ Tân Đông Hiệp là Cty CP khoáng sản và xây dựng Bình Dương đã đứng ra thương lượng chấp nhận hỗ trợ tiền ô nhiễm môi trường hàng tháng cho người dân, tùy theo mức độ gần hay xa.

Theo ghi nhận mới nhất của chúng tôi, hoạt động khai thác đá ở đây vẫn diễn ra cấp tập, mỏ đá đang cố gắng khai thác tận thu trước hạn đóng cửa mỏ theo quy định. Và, cũng vì vậy, thực trạng ô nhiễm bụi đá cũng gia tăng hơn bao giờ hết, gây bức xúc lớn cho hàng trăm hộ dân sinh sống trong khu vực này.

Được biết, trong cơ cấu doanh thu năm 2017 của Cty khoáng sản Bình Dương thì mỏ đá Tân Đông Hiệp đã có đóng góp hơn 500 tỷ đồng. Và, trong khi quy định của chính quyền là chỉ còn thời gian ngắn nữa để đóng cửa mỏ thì đơn vị khai thác lại đặt tham vọng khai thác triệt để thêm tới năm 2019 với trữ lượng dự kiến hơn 4,5 triệu khối. 

Cũng theo Ban quản lý Cụm mỏ đá Tân Đông Hiệp, do khu vực mỏ đá nằm trong khu vực nhạy cảm, gần khu dân cư (xã Hóa An, tỉnh Đồng Nai và phường Tân Đông Hiệp, TX.Dĩ An – Bình Dương) nên trong quá trình khai thác, công tác giám sát bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu, coi đó như là một nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. Ban quản lý cũng công bố trên 90% người dân trong khu vực đồng ý và đồng ý có điều kiện, để họ gia hạn khai thác đến năm 2019. 

Thế nhưng, đó hoàn toàn là những thông tin xa lạ so với với những điều mà chúng tôi ghi nhận thực tế tại đâu, khi gần như không một người dân nào đồng tình tiếp tục sống chung với ô nhiễm như thế.

Hậu khai thác là… khai thác tiếp!

Có thể khẳng định, quá trình khai thác đá thường để lại nhiều hậu quả nặng nề, không dễ dàng khắc phục với môi trường tự nhiên và cuộc sống an cư của người dân. Những hệ quả đó đang đặt ra vấn đề bảo vệ và hoàn nguyên môi trường, quy hoạch khai thác tài nguyên nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Bình quân mỗi năm ngân sách các địa phương thu được từ các mỏ khai thác khoáng sản như thế này chỉ vài chục tỷ đồng. Con số này cho thấy lợi ích Nhà nước thu về từ việc khai thác khoáng sản rất ít trong khi ngân sách phải bỏ ra để sửa chữa đường và khắc phục hậu quả có khi còn nhiều hơn gấp nhiều lần. 

Điều đáng nói hơn là môi trường gần khu vực khai thác thường bị ô nhiễm rất nặng nề, cây trồng của các hộ nông dân bị bụi đá không ra hoa kết trái, người dân hít phải bụi đá ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cùng hàng loạt hệ lụy khác xảy ra trong và sau quá trình khai thác khoáng sản.

Trong khi đó, theo thông tin từ Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bình Dương thì: “Kết quả lấy ý kiến người dân trong vùng chịu ảnh hưởng của mỏ đá để gia hạn thời gian khai thác mỏthì có nhiều hộ dân mong muốn các mỏ đá ngưng hoạt động càng sớm càng tốt.” Thông tin này cũng cảnh báo, do “mỏ nằm trong khu vực có tốc độ phát triển đô thị rất nhanh, hiện tại dân cư sinh sống gần mỏ đá đã tương đối đông đúc nên việc tiếp tục khai thác xuống sâu, kéo dài thời gian hoạt động mỏ chắc chắn sẽ tiếp tục gặp sự phản đối gay gắt của người dân”.

Điều này là hoàn toàn trái ngược với thông tin mới đây được lãnh đạo của Cty khoáng sản Bình Dương (KSB) công bố khi cho rằng hiện KSB sau khi thực hiện thủ tục theo trình tự các bước và nhận được sự ủng hộ của các sở ngành, tiến hành khảo sát ý kiến người dân trong bán kính 500 m quanh mỏ đá, KSB đã được UBND tỉnh Bình Dương tiếp tục cho khảo sát tiếp tục khai thác hạ coste từ - 130 m như hiện nay xuống đến – 150 m, với khối lượng khai thác tiếp dự kiến là hàng triệu m3 và độ sâu thêm hàng chục mét. 

Khi đề cập đến vấn đề hoàn nguyên diện tích mỏ đã khai thác, hay các phương án quản lý sử dụng hồ đá sau khi ngừng khai thác, hầu hết các doanh nghiệp đều nói rất hay về kế hoạch sử dụng các hồ này vào mục đích khác.

Điều đó cũng đồng nghĩa, mỏ đá này sẽ tiếp tục hoạt động mà chưa biết đến khi nào mới có điểm dừng. Và, người dân nơi đây sẽ tiếp tục phải chịu cảnh “mắc kẹt” giữa điểm nóng ô nhiễm bụi đá, “mắc kẹt” giữa những làn xe tải trọng lớn ầm ầm vào ăn đá mỗi ngày.

Đọc thêm

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp
(PLVN) -  Các dự án thuộc Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ có nhiều ưu đãi về nguồn vốn. Hiện các động thái để triển khai đề án đã được ngành ngân hàng thực hiện.

Siêu cảng Chancay 'cầu nối' khai mở thị trường xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ Latinh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo dự báo, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Mỹ Latinh có thể tăng trưởng lên đến 10% mỗi năm nếu có sự cải thiện về logistics và kết nối giao thông. Siêu cảng Chancay tại Peru, được kỳ vọng trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Mỹ Latinh và châu Á, bao gồm Việt Nam.

Tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Khuyến khích doanh nghiệp tham gia chương trình

Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Nguyễn Nhất Kha. (Ảnh: QH)
(PLVN) - Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía” được tổ chức mới đây, Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Nhất Kha nhấn mạnh, cơ quan Hải quan khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa tuân thủ để hỗ trợ trở thành doanh nghiệp tuân thủ.

Hải Phòng phấn đấu vượt thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Thọ phát biểu chỉ đạo cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 15/10, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ họp Tổ công tác đôn đốc chống thất thu thuế xuất, nhập khẩu và thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển; nghe báo cáo kết quả thu 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024.

Hợp đồng điện tử đóng vai trò 'nút thắt cuối cùng' trong chuỗi chuyển đổi số

Cục trưởng Lê Hoàng Oanh phát biểu tại diễn đàn.
(PLVN) - Quy mô thương mại điện tử của Việt Nam không chỉ mở ra cơ hội lớn mà còn thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và đạt những bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Trong đó hợp đồng điện tử được coi là “nút thắt cuối cùng” trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia, từ khách hàng, đối tác đến quản lý nội bộ. 

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới
Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Diễn đàn nông dân quốc gia - 'Lắng nghe nông dân nói'

Diễn đàn nông dân quốc gia - 'Lắng nghe nông dân nói'
(PLVN) - Sáng 14/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp tổ chức Diễn đàn nông dân quốc gia lần thứ 9 năm 2024 với chủ đề: Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT "Lắng nghe nông dân nói".

Xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA - Cơ hội cho ngành thủy sản

Hình ảnh buổi tọa đàm do Báo Công thương tổ chức.
(PLVN) - Với đường bờ biển 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam là khu vực được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn thuỷ sản phong phú. Đồng thời, nhờ vào lợi thế vùng đặc quyền kinh tế biển vô cùng rộng lớn. Vì vậy, nước ta có điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Doanh nghiệp lớn cần tiên phong giải quyết các vấn đề quốc gia

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp - (Ảnh VGP).

(PLVN) - Đó là lời nhắn nhủ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ông cho rằng các doanh nghiệp lớn cần đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề quốc gia, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, góp phần nâng cao năng lực quản trị, đổi mới công nghệ và khẳng định thương hiệu Việt trên trường quốc tế.

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Doanh nhân Tân cảng Sài Gòn “Vững vàng bứt phá - Vượt sóng vươn xa”

Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm và ông Nguyễn Hữu Nam tặng hoa chúc mừng Ban Lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn
(PLVN) - Tối 11/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024); tổng kết 10 năm “Quỹ phụng dưỡng suốt đời Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ”. Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân dự chúc mừng.