Bình Dương hỗ trợ đồng bào dân tộc hiểu biết pháp luật

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc đã và đang được các cấp tỉnh Bình Dương tập trung đẩy mạnh thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc có thêm nhiều kênh thông tin để nghiên cứu, tìm hiểu và nâng cao kiến thức pháp luật.

Bình Dương là tỉnh có nhiều đồng bào các dân tộc chủ yếu trên địa bàn huyện là dân tộc Hoa, Khơ Me, Nùng, Tày, Chăm, Mường, S’Tiêng, Châu ro, Thái, Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao, Thổ, Bana. Do vậy, Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc là một trong những nội dung trọng tâm của kế hoạch mà Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PHPBGDPL) tỉnh Bình Dương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành, tập trung chỉ đạo và định hướng các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện. Phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Đa dạng hình thức tuyên truyền

Bà Nguyễn Anh Hoa, Phó Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương, cho biết công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người dân là dân tộc được lãnh đạo Sở Tư pháp, UBND tỉnh cùng các cấp rất quan tâm. Trong thời gian qua đã tổ chức nhiều hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, như: tập trung vào các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, phòng chống các tệ nạn xã hội; luật dân sự, các quy định về an toàn giao thông đường bộ, hình sự. Bên cạnh đó, các buổi tuyên truyền pháp luật luôn lồng ghép vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số; các quy định của pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống, sản xuất của từng địa phương.

Buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật tại xã An Bình, huyện Phú Giáo

Buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật tại xã An Bình, huyện Phú Giáo

Bà Nguyễn Anh Hoa cho biết thêm về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân là đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng thực hiện thông qua công tác tuyên truyền miệng, hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn pháp luật, cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa truyền thông. Qua đó nhằm định hướng cho các sở, ngành, địa phương triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền.

Sở Tư pháp tiến hành lồng ghép vào các hoạt động thực hiện trợ giúp pháp lý, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số đang sinh sống và làm việc tại địa phương để phù hợp với tình hình, đặc điểm riêng của tỉnh.

Ngoài ra, Trung tâm trợ giúp pháp lý thường xuyên thực hiện các hoạt động truyền thông, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số đang sinh sống, làm việc tại Bình Dương. Hàng năm, Trung tâm thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số đang sinh sống, làm việc tại Bình Dương.

Nâng cao nhận thức về pháp luật

Thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Tư pháp phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh thực hiện tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc được 13 buổi với hơn 900 người tham dự. Các nội dung liên quan trực tiếp đến các quy định pháp luật về Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự. Qua nội dung tuyên truyền, đã góp phần nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Thăm khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc

Thăm khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc

Trong năm 2023, Trung tâm trợ giúp pháp lý phối hợp Phòng Dân tộc, Hội người mù, Hội Bảo trợ trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh thực hiện 6 đợt truyền thông về trợ giúp pháp luật cho người dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tiếp cận hơn 400 người tham dự và cấp phát 3.870 tờ gấp thông tin các loại.

Song song đó, các đơn vị tổ chức đã thực hiện 12 chương trình “Pháp luật và đời sống” trên các kênh báo, đài. Các chương trình đã góp phần tuyên truyền kịp thời các quy định, chính sách pháp luật đến người dân trên địa bàn tỉnh trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Võ Thành Trung, Trưởng phòng Tư pháp huyện Phú Giáo, cho biết đồng bào các dân tộc chủ yếu trên địa bàn huyện là dân tộc Hoa, Khơ Me, Nùng, Tày, Chăm, Mường, S’Tiêng, Châu ro, Thái, Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao, Thổ, Bana.

Cơ quan Tư pháp ở địa phương luôn chú trọng tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người dân đặc biệt là người dân tộc bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhiều kênh tuyên truyền pháp luật, ứng dụng công nghệ như các mạng xã hội để nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật.

Các buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật luôn được sự đón nhận, quan tâm từ đồng bào dân tộc thiểu sốCác buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật luôn được sự đón nhận, quan tâm từ đồng bào dân tộc thiểu số

Người dân tộc trên địa bàn tỉnh đa số là biết tiếng Việt, kiến thức pháp luật tương đối cao và họ tham gia vào các tổ chức đoàn thể như đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ,...cho nên thuận lợi trong thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.

Trong thời gian tới, các cấp, ngành tỉnh Bình Dương tiếp tục thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm. Trong đó, đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân là đồng bào dân tộc là một trong những nội dung trọng tâm để tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý. Trực tiếp phối hợp với các sở, ngành có liên quan tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, trợ giúp pháp lý và in ấn, cấp phát tờ gấp cho người dân là dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Bình Dương đủ điều kiện để thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định.

Tại các buổi tuyên truyền thực hiện biên soạn và in ấn, cấp phát 80.000 tờ gấp pháp luật và 1.500 tài liệu khác như sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật, cuốn cẩm nang Hôn nhân gia đình. Thực hiện 52 chương trình “Tư vấn pháp luật trực tiếp” trên sóng phát thanh 92,5MHZ, thông tin văn bản mới, hỏi đáp pháp luật hàng tuần trên trang thông tin pháp luật, 52 chương trình “Người dân với pháp luật” phát hàng tuần thông qua đài truyền thanh 9 huyện, thị xã và hệ thống loa truyền thanh cơ sở của 91 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Hội thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Cà Mau

Hội thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại Cà Mau

(PLVN) - Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong thanh, thiếu niên về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, ngày 14/12, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau phối hợp Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Hội thi dành cho học sinh khối 11 và 12.

Đọc thêm

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.