Bình Định tập trung tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn

Bình Định tập trung tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, Tỉnh ủy Bình Định đã ban hành nhiều chương trình hành động đề ra chủ trương đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh gắn với phát triển du lịch, qua đó tạo điều kiện cho nhiều di tích lịch sử - văn hoá được trùng tu, tôn tạo, nâng cấp và phát huy giá trị cũng như nhiều giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được bảo vệ, khai thác và phát huy.

Theo Báo cáo của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định cho biết, địa phương hiện đang có 143 di tích được xếp hạng, gồm 02 di tích quốc gia đặc biệt, 34 di tích quốc gia, 107 di tích cấp tỉnh gồm đủ các loại hình: lịch sử, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh.

Trong những năm qua, tỉnh cũng đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương, qua đó nhiều công trình di tích đã được đầu tư trùng tu, tôn tạo đạt kết quả tích cực như: Triển khai các dự án trùng tu, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử, văn hoá liên quan phong trào nông dân Tây Sơn: Quy hoạch, xây dựng mở rộng, nâng cấp Bảo tàng Quang Trung trong khuôn viên Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt; đầu tư xây dựng Khu tâm linh tại di tích Đài Kính Thiên; trùng tu, tôn tạo di tích Gò Lăng và khu di tích Lăng mộ Hiển tổ khảo Tây Sơn Tam kiệt; mở rộng Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt và xây dựng Nhà thờ tổ Tây Sơn Tam kiệt; xây dựng tôn tạo, phục hồi di tích Bến Trường Trầu…

Đài Kính thiên nhìn từ trên cao

Đài Kính thiên nhìn từ trên cao

Bên cạnh đó, đối với hệ thống di tích tháp Chăm, từ nguồn kinh phí đầu tư theo Chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách tỉnh, tỉnh Bình Định đã thực hiện nhiều dự án trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp các di tích tháp: Tháp Đôi, Tháp Bánh Ít, Tháp Phú Lốc, Tháp Dương Long, Tháp Cánh Tiên, Tháp Bình Lâm. Trong đó, một số tháp đang được khai thác phục vụ khách tham quan du lịch như: Tháp Đôi, Tháp Cánh Tiên, Tháp Bánh Ít, Tháp Dương Long.

Đối với các di tích lịch sử cách mạng, nhiều công trình di tích lịch sử cách mạng, nhà lưu niệm được đầu tư xây dựng tôn tạo từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện và huy động các nguồn vốn xã hội hóa như: Biểu tượng địa điểm tập kết ra Bắc, Khu di tích Nhà tù Phú Tài, Khu di tích cách mạng Núi Bà, Nhà bia tưởng niệm chiến thắng của Sư đoàn 3 Sao Vàng (Hoài Nhơn), Khu di tích lịch sử cách mạng Núi Chéo (Hoài Ân), di tích lưu niệm Nơi thành lập Chi bộ Vạn Đức, di tích Hố Đá Bàn, Chiến thắng Cầu Cương, Chiến thắng Đồi Miếu, Vụ thảm sát Cầu Bình Trị - Đập Cây Kê, di tích Nơi thành lập Chi bộ Đề-pô Diêu Trì, di tích Nơi thành lập Chi bộ Hồng Lĩnh, Chiến thắng Chợ Cát, Nơi cập bến Tàu Không số tại bãi biển Lộ Diêu; đang triển khai nâng cấp, mở rộng di tích lịch sử Chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu...

Tháp Bánh ít tại xã Phước Hiệp, Tuy Phước (Bình Định)

Tháp Bánh ít tại xã Phước Hiệp, Tuy Phước (Bình Định)

Nhìn chung, công tác trùng tu, tôn tạo di tích tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, về bảo vệ di sản văn hóa; các công trình đáp ứng yêu cầu về chất lượng công trình, tính thẩm mỹ; tuân thủ các quy định về bảo tồn, không làm sai lệch, biến dạng đặc điểm vốn có và các yếu tố gốc cấu thành di tích.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn, tồn tại: Nguồn kinh phí đầu tư cho di tích còn hạn chế nên việc đầu tư cho công tác bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích chưa đồng bộ, chưa kịp thời. Thời gian thực hiện tu bổ, phục hồi các công trình di tích kéo dài, nhất là đối với việc tu bổ, phục hồi các công trình tháp Chăm, do đặc thù của các công trình này cần phải thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, phải được thông qua nhiều cấp, từ trung ương đến địa phương để thỏa thuận, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, phê duyệt dự án.

Được biết, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tham mưu Chính phủ tăng cường đầu tư kinh phí cho Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, nhất là đối với công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích nhằm góp phần khôi phục, tôn vinh giá trị di sản văn hóa của dân tộc; ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí để tu bổ di tích; có chính sách hỗ trợ, tôn vinh những tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Tin cùng chuyên mục

Nhộn nhịp khách du lịch xuất cảnh qua biên giới

Nhộn nhịp khách du lịch xuất cảnh qua biên giới

(PLVN) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày liên tục cũng là thời gian thuận lợi cho người người, nhà nhà đi du lịch. Tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, mở đầu cho kỳ nghỉ lễ, từ hôm qua đã nhộn nhịp hoạt động xuất - nhập cảnh qua lại biên giới Việt - Trung.

Đọc thêm

70 tác phẩm hội họa “Đường lên Điện Biên”

Một tác phẩm hội họa trong triển lãm “Đường lên Điện Biên” (ảnh Bảo Châu).
(PLVN) - Triển lãm “Đường lên Điện Biên” giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 -2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Nhiều giá trị văn hóa Huế được bảo tồn, nâng tầm

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhằm khảo sát, tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và các NQ, chỉ thị, kết luận, văn bản của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ tại địa bàn tỉnh.

Đức Phúc, Min, Trọng Tấn sẽ khuấy động quảng trường biển Sầm Sơn tại khai mạc Lễ hội du lịch biển cuối tuần này

Các nghệ sỹ tham gia đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024.
(PLVN) -  Tối 27/4, đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024 sẽ diễn ra tại sân khấu Quảng trường biển TP Sầm Sơn. Đêm nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như Đức Phúc, Trọng Tấn, Min, Dương Hoàng Yến, nhóm OPlus… cùng màn trình diễn pháo hoa đặc sắc mở đầu cho mùa du lịch hè đầy sôi động.

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill

'Túi khôn' cho những hành trình du lịch cực chất, cực chill
(PLVN) - Trong thời đại 4.0, những chuyến đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm đến, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.