Bình Định quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”

Bình Định quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”
(PLVN) - Sáng ngày 28/9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã chủ trì hội nghị trực tuyến chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 4.

Tham dự tại điểm cầu Bình Định có Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh, cùng lãnh đạo các Sở ngành, địa phương tỉnh Bình Định.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã yêu cầu các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và kịch bản chi tiết đón đoàn EC theo các nội dung và yêu cầu được phân công; thực hiện nghiêm túc, có kết quả các nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU và các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ NN&PTNT về triển khai thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU, khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của EC cũng như có biện pháp quyết liệt ngăn chặn, xử lý kịp thời, có kết quả tàu cá của tỉnh vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến. Nguồn: Baothanhhoa.vn

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến. Nguồn: Baothanhhoa.vn

Đảm bảo tất cả các tàu cá của tỉnh, thành phố phải được đăng kí cấp Giấy phép khai thác theo quy định và cập nhật đầy đủ vào cơ sở dữ liệu về đăng ký, cấp phép tàu cá của tỉnh, kết nối đồng bộ với cơ sở VNFISHBASE, đồng thời đảm bảo hồ sơ xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản đầy đủ theo chuỗi từ khẩu kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng qua cảng, thẩm định dữ liệu với cơ sở dữ liệu tàu cá, dữ liệu giám sát hành trình, danh sách tàu cá IUU, đến hồ sơ kiểm soát tại các doanh nghiệp xuất khẩu; đảm bảo tính hợp pháp của các sản phẩm được xác nhận, chứng nhận xuất sang thị trường EU.

Riêng các doanh nghiệp xuất khẩu đi châu Âu trên địa bàn các tỉnh phải đảm bảo hệ thống quản lý hồ sơ xuất khẩu có thể truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu nhập khẩu và nguồn gốc nguyên liệu được khai thác từ Việt Nam. Duy trì vệ sinh sạch sẽ cảng cá, nước rửa sản phẩm khai thác phải là nước sạch nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm; sản phẩm khai thác lên bến và hàng hóa tập kết xuống tàu phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

Được biết từ đầu năm 2023 đến nay, tại tỉnh Bình Định đang có 04 tàu cá/28 thuyền viên bị nước ngoài bắt giữ (giảm 07 tàu so với năm 2022), cả 04 tàu cá này đều xuất bến ngoài tỉnh (Bà Rịa - Vũng Tàu: 03 tàu, Tiền Giang: 01 tàu), hàng năm không về địa phương; có 03 tàu chiều dài dưới 15 mét (không thuộc đối tượng lắp GSHT) và 01 tàu có chiều dài lớn hơn 15 mét đã lắp GSHT.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn, xử lý tàu cá, ngư dân khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Trong đó, đối với tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên, tỉnh đã tổ chức trực ban 24/24 hệ thống giám sát hành trình tàu cá, giám sát 100% tàu cá hoạt động trên biển; kịp thời phát hiện và xử lý ngay các trường hợp có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài (vượt ranh giới, ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình); cũng như rà soát, khoanh vùng nhóm tàu cá có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài (hơn 400 tàu hành nghề câu mực, thường xuyên hoạt động, xuất và nhập bến tại các tỉnh phía Nam) đối với tàu cá có chiều dài từ dưới 15m.

Tổ chức 05 Đoàn công tác liên ngành làm việc với các tỉnh phía Nam để phối hợp kiểm tra chặt chẽ nhóm tàu này, đồng thời trực tiếp gặp gỡ, tuyên truyền, vận động ngư dân ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài.

Phân công cán bộ, đảng viên ở đại phương phụ trách từng hộ chủ tàu cá để tuyên truyền, vận động, răn đe, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp có dấu hiệu chuẩn bị đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Đưa nội dung “tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài” vào tiêu chí xét thi đua, khen thưởng hàng năm. Người đứng đầu chính quyền địa phương cấp huyện, xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và UBND tỉnh nếu để tàu cá vi phạm.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định cho biết, thời gian tới tỉnh sẽ thực hiện các biện pháp mạnh, xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế, hoàn thành các nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4 vào ngày 10/10/2023 với quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, trong đó thực hiện các biện pháp mạnh, kiên quyết ngăn chặn không để tàu cá, ngư dân địa phương tiếp tục vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định báo cáo tại hội nghị

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định báo cáo tại hội nghị

Tiếp tục tuyên truyền đối với nhóm tàu cá có nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, đặc biệt là các tàu cá có chiều dài dưới 15 mét thường xuyên di chuyển ngư trường các tỉnh phía Nam; Xử lý nghiêm các trường hợp tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển. Rà soát, kiểm tra cụ thể nơi về bến của các tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp tàu cá về bến ngoài tỉnh, đề nghị địa phương nơi tàu về bến chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Đặc biệt, tập trung xử lý 100% các trường hợp tàu cá, ngư dân địa phương bị nước ngoài bắt giữ, xử lý (04 tàu cá năm 2023, gồm các tàu cá: BĐ-30780-TS, BĐ-31218-TS, BĐ-31212-TS, BĐ-97178-TS) và tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển do lực lượng chức năng trong nước phát hiện, xử lý.

Qua đây, UBND tỉnh Bình Định cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, chỉ đạo thực hiện việc tăng cường lực lượng chấp pháp trên biển (kiểm ngư), tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các vùng biển, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tàu cá hoạt động sai vùng, sai tuyến và tại các vùng biển giáp ranh với các nước trong khu vực để kịp thời bảo vệ, ngăn chặn và xử lý tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển các nước.

Có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương, nhất là các tỉnh ở phía Nam tăng cường công tác tuyên truyền, kết hợp kiểm tra, kiểm soát, quản lý nghiêm đối với nhóm tàu cá ngoài tỉnh xuất, nhập bến thường xuyên tại các địa phương đặc biệt là các tàu cá có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động ở vùng lộng không được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để phòng ngừa, hạn chế, ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Đồng thời chỉ đạo Cục Thủy sản có văn bản yêu cầu các cơ sở đăng kiểm thường xuyên cập nhật tàu cá đăng kiểm lên phần mềm hệ thống Vnfishbase. Nếu phát hiện cơ sở nào không thực hiện đề nghị có giải pháp mạnh (thu hồi giấy phép).

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Lắng nghe để bảo vệ trẻ em

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo đã diễn ra hai Tọa đàm với những nội dung thiết thực liên quan đến bảo vệ trẻ em. (Ảnh: MSD)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hà Nội, Dự án “Phòng, chống bạo lực thể chất, tinh thần và phân biệt đối xử với trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật” (AVAC) được Bộ Nội vụ phê duyệt theo Quyết định số 1210/QĐ-BNV ngày 21/12/2022, Hội thảo tổng kết dự án vừa diễn ra với sự tham gia của gần 80 đại biểu đại diện các cơ quan nhà nước, trường học và các tổ chức xã hội.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Kiên Giang: Bộ CHQS tỉnh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024

Kiên Giang: Bộ CHQS tỉnh tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024
(PLVN) - Chiều ngày 13/11/2024, tại Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Giang Thành, Cụm thi đua số 1 – Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2024. Đại tá Vũ Thế Văn - Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh dự và chủ trì hội nghị. 

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang

Ông Mai Văn Huỳnh, phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
(PLVN) - Chiều ngày 13/11, tại cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang đã công bố quyết định chỉ định bổ sung ban chấp hành, Ban Thường vụ, phó Bí thư Đảng ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với đại tá Phạm Văn Thắng - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Tội phạm có xu hướng trẻ hóa, UBND Đồng Tháp chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống

Tội phạm có xu hướng trẻ hóa, UBND Đồng Tháp chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống
(PLVN) - Trước tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông có chiều hướng trẻ hóa, diễn biến phức tạp. Do đó, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan, sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ được giao, tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống tội phạm để góp phần bảo đảm tình hình trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.