Bình Định: Khắc phục sự cố mất kết nối giám sát hành trình trên biển

Hiện 100% tàu cá của tỉnh Bình Định có chiều dài từ 15m trở lên đã được trang bị thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
Hiện 100% tàu cá của tỉnh Bình Định có chiều dài từ 15m trở lên đã được trang bị thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngư dân ở tỉnh Bình Định những ngày qua báo cáo về tình trạng mất kết nối với thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS). Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho họ và ảnh hưởng đến cơ hội vươn khơi, đặc biệt khi biển đang vào mùa.

Sau thời gian gián đoạn do lỗi vệ tinh Thuraya 3, tín hiệu vệ tinh VNPT-VSS đã được khôi phục vào ngày 28/4. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều chủ tàu ở tỉnh Bình Định vẫn liên tục báo cáo về tình trạng tín hiệu chập chờn, không ổn định.

Sự cố mất kết nối hành trình không chỉ gây lo lắng về tình hình hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản trên biển, mà còn ảnh hưởng việc nhận hỗ trợ nhiên liệu của ngư dân.

Nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển phối hợp thông báo, hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá có lắp thiết bị giám sát hành trình của Tổng công ty dịch vụ viễn thông thực hiện các giải pháp tạm thời theo quy định.

Tàu cá neo đậu tại Cảng cá Đề Gi, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ảnh: Hoài Luân

Tàu cá neo đậu tại Cảng cá Đề Gi, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ảnh: Hoài Luân

Cụ thể, các tàu cá đang hoạt động trên biển sẽ tạm thời sử dụng các thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc có thể thay thế như hệ thống liên lạc tầm xa HF, hệ thống nhắn tin đài bờ để báo cáo vị trí về Chi cục Thủy sản với tần suất 6 giờ/lần. Đối với tàu cá đang neo đậu tại bến, cảng cũng sẽ chuẩn bị các thiết bị thông tin liên lạc thay thế để bảo đảm kết nối đã thông báo về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình. Qua đó, đảm bảo về bờ và báo cáo vị trí về bờ với tần suất 6 giờ/lần. Đặc biệt, trước khi cho xuất bến, chủ tàu và thuyền trưởng tàu cá sẽ phải ký cam kết tuân thủ báo cáo vị trí 6 giờ/lần và không vi phạm các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định cho biết: Tại thời điểm này, Sở cũng sẽ liên tục theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các chủ tàu/thuyền trưởng không chấp hành các giải pháp tạm thời theo quy định. Đồng thời khuyến khích chủ tàu cá trang bị mới thiết bị VMS của các nhà cung cấp khác theo quy định của pháp luật…

"Đây là một bước đi quan trọng nhằm bảo đảm hoạt động khai thác đánh bắt trên biển diễn ra đúng quy định, đồng thời góp phần vào việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Với những giải pháp này, Bình Định hy vọng sẽ giúp ngư dân vượt qua khó khăn và tiếp tục hoạt động đánh bắt hải sản một cách hiệu quả và an toàn". ông Trần Văn Phúc nói.

Bình Định hiện là tỉnh dẫn đầu về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá đánh bắt xa bờ có chiều dài từ 15m trở lên trong khu vực miền trung với gần 3.200 chiếc. Hầu hết ngư dân Bình Định đều lắp thiết bị giám sát hành trình của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), số còn lại lắp thiết bị của Đài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn và một số nhà cung ứng khác. Theo đánh giá của ngư dân là khách hàng của VNPT, giá của các thiết bị giám sát hành trình dao động khoảng 20-30 triệu đồng/thiết bị. Do thiết bị của VNPT có thêm điện thoại vệ tinh nên mức giá lắp đặt xong khoảng hơn 30 triệu đồng. Dù giá cao như vậy, nhưng nhìn chung việc chăm sóc khách hàng của các hãng thiết bị này vẫn chưa được tốt, nhất là khi giao cho các đại lý lắp đặt.

Theo quy định của Chi cục Thủy sản Bình Định, trước khi ra khơi tàu cá phải nhắn 1 tin bờ, khi ra đến ngư trường tiếp tục nhắn 7 tin khơi. Sau khi kết thúc chuyến đánh bắt, trên đường vào bờ để bán sản phẩm phải nhắn tiếp 7 tin lộng, khi vào đến bờ phải nhắn 1 tin bờ cuối cùng. Trong chuyến biển, nếu tàu cá nào không thực hiện đúng quy định trên thì chủ tàu sẽ mất tiền hỗ trợ nhiên liệu của chuyến biển đó. Vì thế, đây là thời điểm vào mùa biển, sản lượng đánh bắt được rất cao nên sẽ tác động không nhỏ đến cơ hội làm giàu của ngư dân.

TS Trần Văn Vinh, Phó Chi Cục trưởng Thủy sản Bình Định cho biết, từ tháng 4 đến tháng 9 (âm lịch) hằng năm là thời điểm tàu cá của ngư dân Bình Định nô nức vươn khơi bám biển để đánh bắt. Thời điểm này, sóng yên biển lặng nên ngư dân tranh thủ, tàu vừa cập bờ bán sản phẩm là lại ra khơi ngay. Trong mùa đánh bắt, những tàu hậu cần nghề cá chuyên thu mua sản phẩm của những tàu đánh bắt khơi xa thường “trúng quả”, vì vào mùa này tàu cá thường đánh bắt đạt sản lượng lớn. Đây là thời điểm quan trọng đối với ngư dân Bình Định, bởi không chỉ là cơ hội để họ thu hoạch được nhiều sản phẩm từ biển, mà còn là thời gian để họ kiếm được thu nhập đáng kể từ công việc đánh bắt và thu mua hải sản.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.