Bình Định đề xuất chuyển đất quốc phòng để mở rộng Cảng hàng không Phù Cát

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định cam kết sẽ bố trí kinh phí và thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bao gồm di dời hoàn trả hiện trạng các công trình quân sự nằm trong khu vực quy hoạch mở rộng Cảng hàng không Phù Cát đảm bảo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Quốc phòng.
Một góc Cảng hàng không Phù Cát.
Một góc Cảng hàng không Phù Cát.

Cảng hàng không đã xuống cấp

UBND tỉnh Bình Định vừa có công văn số 8530/UBND-KT gửi Bộ Quốc phòng về việc bổ sung, làm rõ về quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo UBND tỉnh Bình Định, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Định đang tận dụng tất cả thế mạnh để trở thành một trong những tỉnh phát triển nhóm đầu của khu vực miền Trung, tiến tới tự chủ ngân sách sau năm 2035. Trong đó, Cảng hàng không Phù Cát có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho khu vực Nam Trung bộ nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Bình Định đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đối ngoại kết nối với các tuyến quốc lộ, trung tâm kinh tế của tỉnh, cảng biển, Cảng hàng không Phù Cát… Đây là những tuyến đường giao thông trọng yếu có vai trò tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và trong khu vực.

Đồng thời, UBND tỉnh Bình Định luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không để tăng cường chuyến bay đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, đẩy mạnh giao thương, thương mại - du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực Nam Trung bộ.

Tuy nhiên, với quy mô hiện tại Cảng hàng không Phù Cát đã bị quá tải, nhất là vào mùa cao điểm du lịch hè kéo dài và các dịp tổ chức hội nghị, sự kiện, lễ, tết. Đường cất hạ cánh hiện tại chỉ đảm bảo khai thác giảm tải các loại tàu bay như A320/321 và tương đương do sức chịu tải của hệ thống đường cất hạ cánh thấp và thời gian khai thác thực tế của đường cất hạ cánh đã vượt quá tuổi thọ thiết kế. Đường lăn, sân đỗ được xây dựng đã lâu, trong thời gian chiến tranh phục vụ cho máy bay quân sự thời chiến với mật độ khai thác phù hợp, vì vậy các vết nứt do co giãn nhiệt đã xuất hiện từ rất lâu, xuyên suốt chiều dày tấm; Kết cấu đường cất hạ cánh xuống cấp, xuất hiện nhiều hư hỏng nhưng đã được sửa chữa tạm thời để khai thác.

Đến khoảng năm 2025, khả năng phải dừng các hoạt động tại sân bay (khoảng 6 tháng) để nâng cấp, sửa chữa lớn đường cất hạ cánh nhằm đảm bảo an toàn khai thác trong các hoạt động bay.

Mặt khác, hiện nay nhà ga hành khách cũng đang xuống cấp, không đảm bảo năng lực đón khách giờ cao điểm; không có nhà ga hàng hóa riêng, đang sử dụng nhà ga hành khách để làm khu vực xử lý hàng hóa.

Do vậy, hiện trạng xuống cấp của Cảng hàng không Phù Cát đang là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.

Bình Định đề nghị phát triển Cảng hàng không Phù Cát về phía Nam.
Bình Định đề nghị phát triển Cảng hàng không Phù Cát về phía Nam.

Phát triển cảng hàng không về phía Nam

Theo hồ sơ quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tư vấn đã nghiên cứu 4 phương án phát triển khu hàng không dân dụng về phía Nam, Tây, Bắc, Đông.

Quá trình nghiên cứu lựa chọn phương án quy hoạch, Cục Hàng không Việt Nam đã tổ chức lấy ý kiến của Quân chủng Phòng không - Không quân về tác động của các phương án điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát đến quốc phòng - an ninh, chiến lược và kế hoạch hoạt động quân sự.

Quân chủng Phòng không - Không quân sau đó đã cơ bản nhất trí việc chuyển đổi toàn bộ khu đất phía Nam Cảng hàng không Phù Cát và các công trình quân sự trên đất để quy hoạch khu hàng không dân dụng.

Theo UBND tỉnh Bình Định, phương án 1 phát triển khu hàng không dân dụng về phía Nam đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định thống nhất, với ưu điểm sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các công trình được quy hoạch đồng bộ đáp ứng mục tiêu quy hoạch, phù hợp với quy hoạch cảng hàng không hiện hữu; vị trí phát triển các công trình khu hàng không dân dụng không ảnh hưởng đến các quy hoạch liên quan của địa phương; sử dụng hợp lý quỹ đất và kết cấu hạ tầng hiện có của cảng hàng không và của hàng không dân dụng; giảm chi phí đầu tư trong việc kết nối với công trình hiện hữu…

Trên cơ sở ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 59/TBVPCP ngày 28/2/2023 của Văn phòng Chính phủ và ý kiến ủng hộ chủ trương quy hoạch phát triển và đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Phù Cát của các bên liên quan, UBND tỉnh Bình Định kính đề nghị thủ trưởng Bộ Quốc phòng, thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu ủng hộ đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định về việc quy hoạch các công trình khu hàng không dân dụng theo phương án 1 phát triển khu hàng không dân dụng về phía Nam (phía đầu 33 đường CHC, trên khu đất quốc phòng chuyển đổi mục đích sử dụng) của quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“UBND tỉnh Bình Định cam kết sẽ bố trí kinh phí và thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bao gồm di dời hoàn trả hiện trạng các công trình quân sự nằm trong khu vực quy hoạch mở rộng Cảng hàng không Phù Cát đảm bảo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Quốc phòng; đồng thời sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định bố trí kinh phí xây dựng đường cất hạ cánh số 02 từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hoặc vốn ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện đầu tư xây dựng sớm nhất nhằm nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết.

Các chuyên gia tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương.

Tìm giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam sau bảng giá đất mới của các địa phương

(PLVN) - Thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 25 địa phương đã ban hành bảng giá đất điều chỉnh, sử dụng đến hết năm nay. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, bảng giá đất điều chỉnh đã tạo phản ứng dư luận lớn khi có mức tăng đột biến so với bảng giá đất cũ. Liệu giá đất hiện nay đã thực sự tuân thủ nguyên tắc “Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư” ?
 Khu TĐC thôn Chum Tam nằm bên thung lũng ruộng bậc thang cùng thác nước rất đẹp.

Khu tái định cư bị bỏ hoang tại Kon Tum: Bài 2 - UBND huyện Tu Mơ Rông đề xuất chuyển sang phát triển du lịch

(PLVN) - Khi mới thành lập, khu tái định cư (TĐC) làng Chum Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được đánh giá cảnh quan tuyệt đẹp với địa hình thoải dốc, gần hai khu thác hùng vĩ, phía dưới là thung lũng với ruộng bậc thang thơ mộng… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, cả 75 hộ đều bỏ về làng cũ.
Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.