Bình Định đặt mục tiêu thu hút trên 60 dự án cùng hơn 20.000 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư mỗi năm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2022, với lợi thế và sự chuẩn bị "đi trước đón đầu" về hạ tầng khu công nghiệp, giao thông, nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, tỉnh Bình Định đã tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án trọng điểm vào địa bàn và đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Thời gian này, địa phương cũng tập trung thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu cho các dự án đã đang và sắp thực hiện trong năm 2023.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo Báo cáo của Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định cho biết, tính đến ngày 31/12/2022, địa phương này đã thu hút mới 81 dự án (80 dự án trong nước, 01 dự án nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 19.644,61 tỷ đồng và thực hiện tăng vốn đầu tư 17 dự án với tổng vốn tăng thêm 19.475,50 tỷ đồng. Đạt 135% so với kế hoạch đề ra đầu năm là thu hút 60 dự án.

Trong đó có 33 dự án được đầu tư trong các Cụm Công nghiệp (CCN) với tổng vốn đầu tư 2.110,61 tỷ đồng; 21 dự án trong Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp (KKT, KCN) với tổng vốn đầu tư 3.310,46 tỷ đồng; 26 dự án ngoài KKT, KCN, CCN với tổng vốn đầu tư 14.123,53 tỷ đồng.

Đối với thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), tỉnh đã thu hút được 01 dự án đầu tư mới với vốn đầu tư 4 triệu USD; 01 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; 05 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn điều chỉnh tăng 16,04 triệu USD. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 87 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 1,11 tỷ USD.

Ký kết biên bản hợp tác giữa tỉnh với Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK)
Ký kết biên bản hợp tác giữa tỉnh với Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK)

Mặc dù số lượng dự án FDI cấp mới ít nhưng trong năm tỉnh đã đón và làm việc với rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong số đó nhiều nhà đầu tư đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế hàng đầu như: Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Israel, Australia, Newzeland, Thái Lan,…kỳ vọng trong các năm tiếp theo sẽ đón được dòng vốn ngoại từ các nhà đầu tư này.

Tổng kết trong năm 2022, các dự án đầu tư đã thực hiện giải ngân 53.522,11 tỷ đồng (đạt 89,20% so với kế hoạch đề ra là 60.000 tỷ đồng). Có 1.203 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 10.118,99 tỷ đồng, So với cùng kỳ năm trước, tăng 28,39% về số doanh nghiệp đăng ký và giảm 20,4% về vốn đăng ký.

Ngoài ra, để tăng cường thu hút đầu tư, trong năm 2022, tỉnh Bình Định cũng đã thực hiện có hiệu quả một số chương trình trọng tâm như: Tổ chức đấu giá, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư đối với một số dự án lớn, trọng điểm; Xúc tiến, hỗ trợ đầu tư vào Khu đô thị Khoa học Quy Hòa; Ký kết hợp tác truyền thông, xúc tiến đầu tư giữa tỉnh Bình Định với các hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air; Tổ chức chuyến xúc tiến đầu tư và Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Bình Định tại Hàn Quốc; Tổ chức các Hội nghị xúc tiến đầu tư Đức, Thái Lan, Hàn Quốc; Thực hiện hỗ trợ vướng mắc, khó khăn của nhà đầu tư thông qua Tổ công tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư của Chủ tịch UBND tỉnh; Cập nhật, điều chỉnh, bổ sung Danh mục ưu tiên mời gọi đầu tư tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025; Xây dựng bộ chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp Huyện, thị và Sở, ngành (DDCI).

Lễ khởi công Nhà máy sản xuất viên nén xuất khẩu An Việt Phát Tây Sơn
Lễ khởi công Nhà máy sản xuất viên nén xuất khẩu An Việt Phát Tây Sơn

Theo ông Nguyễn Bay, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định cho biết: Trong năm 2022, công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định của tỉnh đạt được nhiều thành công khi đã đa dạng được các phương thức xúc tiến đầu tư, thực hiện chuyển đổi số trong giám sát đầu tư; nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tiếp tục đầu tư các dự án mới, một số dự án hoàn thành đi vào hoạt động.

Xác định tầm quan trọng của nguồn vốn ngoài ngân sách (vốn đầu tư tư nhân) đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đây cũng là một trong những nhiệm vụ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Năm 2023, tỉnh sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư với các nước; tích cực mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế và thiết lập mối quan hệ hợp tác song phương với các tỉnh, thành phố nước ngoài.

Đặt mục tiêu phấn đấu thu hút trên 60 dự án cùng trên 20.000 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư mỗi năm (kể cả vốn đầu tư nước ngoài) và năm sau phải tăng hơn năm trước khoảng 10%.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác với các tỉnh trong nước: Bình Dương, Hà Tĩnh, Gia Lai, Hà Nội, Hồ Chí Minh và các thành phố nước ngoài: Izumisano (Nhật Bản), Yongsan, Incheon (Hàn Quốc); các trường Đại học FPT, Bách khoa Hà Nội, Tôn Đức Thắng,… theo chương trình hợp tác chung giữa các tổ chức và các địa phương với UBND tỉnh Bình Định. Triển khai các nội dung hợp tác với 04 hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Airways, Vietravel Airlines như nội dung đã ký kết.

"Năm 2023, nhiều dự báo cho thấy dòng mạch sản xuất kinh doanh toàn cầu phải đối mặt với nhiều thách thức hơn và điều này sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng. Song với quan điểm nhất quán luôn trân trọng vị thế, vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, tỉnh Bình Định cam kết hỗ trợ tối đa để các nhà đầu tư, doanh nghiệp tìm kiếm được cơ hội đầu tư khác biệt, thành công, bền vững lâu dài tại tỉnh". Ông Nguyễn Bay khẳng định.

 Khu TĐC thôn Chum Tam nằm bên thung lũng ruộng bậc thang cùng thác nước rất đẹp.

Khu tái định cư bị bỏ hoang tại Kon Tum: Bài 2 - UBND huyện Tu Mơ Rông đề xuất chuyển sang phát triển du lịch

(PLVN) - Khi mới thành lập, khu tái định cư (TĐC) làng Chum Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được đánh giá cảnh quan tuyệt đẹp với địa hình thoải dốc, gần hai khu thác hùng vĩ, phía dưới là thung lũng với ruộng bậc thang thơ mộng… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, cả 75 hộ đều bỏ về làng cũ.
Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.