Bình Định bắt đầu thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ ngày 1/3/2023

Bình Định bắt đầu thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn từ ngày 1/3/2023
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - "Công tác bảo vệ môi trường (BVMT) phải được tỉnh Bình Định xem là vấn đề trọng yếu, cấp bách. Thực hiện tốt công tác BVMT sẽ góp phần nâng cao chất lượng sống của mỗi người dân, đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. Do đó, công tác BVMT phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó, đi đầu làm gương, nêu gương là lực lượng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước".

Đó là ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn sau Hội nghị trực tuyến triển khai công tác bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định ngày 28/11/2022 với sự tham dự của 11 điểm cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn nhận định: Thời gian qua, công tác BVMT trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ nét và từng bước tạo sự thay đổi trong nhận thức của cộng đồng, ý thức của các tổ chức, doanh nghiệp. Để tạo sự chuyển biến trong công tác BVMT giai đoạn 2023-2025, các cấp các ngành, địa phương cần phải thay đổi toàn diện cách tiếp cận quản lý môi trường theo hướng chủ động phòng ngừa, thay thế cách tiếp cận bị động, giải quyết các vấn đề môi trường khi đã phát sinh.

Qua đây, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, xây dựng phương án thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tổng thể của toàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/12/2022.

Ngoài ra, trên cơ sở phương án tổng thể nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình, trong đó lưu ý đến việc tăng tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nhất là ở khu vực nông thôn; tăng tần suất thu gom (tiến tới đảm bảo 1 ngày /1 lần đối với khu vực đô thị, trung tâm huyện, thị xã, thị trấn; tối thiểu 2 ngày /1 lần đối với khu vực nông thôn), cũng như thí điểm thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý theo phân loại bắt đầu từ 01/03/2023.

Hướng dẫn, giám sát các địa phương xử lý môi trường chăn nuôi, xử lý bao bì, vật tư thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng thải bỏ gắn với công tác xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Về công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn cũng yêu cầu đối với các khu đô thị mới bắt buộc phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, từng bước xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở các khu đô thị lớn có hạ tầng đầy đủ. Riêng các khu đô thị cũ sẽ từng bước được cải tạo, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải khi đảm bảo nguồn kinh phí.

Bên cạnh đó, các Sở, ngành địa phương trên địa bàn cũng cần sớm có biện pháp đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong việc triển khai các dự án: Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ, thành phố Quy Nhơn; Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Bãi chôn lấp chất thải rắn thị xã An Nhơn và Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà.

Bình Định phấn đấu đến năm 2025 giảm xử lý rác thải bằng hình thức chôn lấp xuống 10%

Bình Định phấn đấu đến năm 2025 giảm xử lý rác thải bằng hình thức chôn lấp xuống 10%

Thời gian sắp tới, tỉnh Bình Định sẽ tiến hành quy hoạch xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành 3 vùng. Trong đó, khu vực phía Bắc tỉnh bao gồm thị xã Hoài Nhơn, huyện An Lão, Hoài Ân, Phù Mỹ (lấy thị xã Hoài Nhơn là trung tâm); khu vực phía Nam tỉnh gồm thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước, Vân Canh, Phù Cát (thành phố Quy Nhơn là trung tâm) và phía Tây tỉnh gồm: huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh (huyện Tây Sơn là trung tâm).

Các Sở, ngành, địa phương có liên quan có trách nhiệm trong việc rà soát, thống nhất về địa điểm quy hoạch và công nghệ xử lý (lựa chọn trong các công nghệ xử lý: chôn lấp hợp vệ sinh, làm phân, đốt hoặc đốt kết hợp phát điện…) để khẩn trương đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt tiêu chuẩn. Thành lập tổ công tác liên ngành do Sở Tài nguyên và Môi trường làm Tổ trưởng để xử lý, đề xuất xử lý kiến nghị của doanh nghiệp, địa phương về các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Đọc thêm

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.