Bình Định: 50 công chức không đủ điều kiện vẫn được “bổ” làm… lãnh đạo

50 công chức ở Bình Định không đủ điều kiện làm lãnh đạo, quản lý (ảnh minh họa)
50 công chức ở Bình Định không đủ điều kiện làm lãnh đạo, quản lý (ảnh minh họa)
(PLO) -Thanh tra Bộ Nội vụ vừa công bố kết luận thanh tra, qua đó đã phát hiện có 50 công chức giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý ở tỉnh  Định còn thiếu một hoặc một số điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học.

Cần tiến hành “tổng rà soát”

Thanh tra Bộ Nội vụ vừa ban hành văn bản số 16 TB-TTBNV, thông báo kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý biên chế, tuyển dụng, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, bổ nhiệm, số lượng cấp phó, quản lý hồ sơ công chức và việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn trong cơ quan hành chính của UBND tỉnh Bình Định.

Thanh tra Bộ Nội vụ đã tiến hành thanh tra trong giai đoạn từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2017. 

Trên cơ sở kết quả kiểm tra trực tiếp 321 hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với công chức lãnh đạo, quản lý, Thanh tra Bộ Nội vụ đã phát hiện có 50 công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn thiếu một hoặc một số điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học.

Ngoài ra, còn 1 công chức được bổ nhiệm ngạch chuyên viên, chưa qua thi nâng ngạch. Một số trình tự bổ nhiệm thuộc thẩm quyền của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chưa thể hiện bằng văn bản lưu trong hồ sơ bổ nhiệm. Thời điểm làm quy trình, ban hành quyết định bổ nhiệm lại và kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với nhiều trường hợp không đảm bảo theo quy định.

Trong khi đó, việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức phát hiện một số tồn tại, hạn chế như: trong quyết định thành lập hội đồng kiểm tra, sát hạch không nêu tên các thành viên hội đồng, hồ sơ không đảm bảo thành phần theo quy định, một số công chức được tuyển dụng khi chưa có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; một số trường hợp tiếp nhận vào công chức không thông qua thi chưa đủ các điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình.

Thời điểm thanh tra, các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh Bình Định còn sử dụng 300 hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan hành chính nhà nước. Ngoài ra, Thanh tra Bộ Nội vụ cũng chỉ ra, một đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đã vượt 1 cấp phó so với quy định.

Với những tồn tại, khuyết điểm trên, Thanh tra Bộ Nội vụ kiến nghị, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cần chỉ đạo rà soát đối với các trường hợp đã được tiếp nhận không qua thi trong thời gian trước giai đoạn thanh tra, thu hồi quyết định tuyển dụng nếu không đáp ứng yêu cầu.

Rà soát tiêu chuẩn tiểu ngạch công chức hành chính và điều kiện tiêu chuẩn chức danh đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý kịp thời các trường hợp chưa đáp ứng để cử đi đào tạo, bồi dưỡng; không bổ nhiệm lại đối với các trường hợp không đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn chức danh được bổ nhiệm.

Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra những hạn chế, tồn tại như đã nêu trên để có hình thức xử lý phù hợp.

Nguy hiểm nhất là "tư hữu hóa quyền lực"

Thời gian qua, “thăng tiến thần tốc” hay “nâng đỡ không trong sáng” là những cụm từ được dùng để nói về “quan lộ” của một số cán bộ trẻ nhờ có “bệ đỡ” hay được “nâng đỡ” đã có sự “trưởng thành” đáng kinh ngạc. Sau những vụ lùm xùm về “quan lộ thần tốc” trong năm qua, người ta không khỏi băn khoăn, lo ngại về việc lựa chọn, bổ nhiệm người trẻ.

Thực tế, việc lựa chọn người trẻ tài năng để đảm đương những trọng trách ở cả trung ương, địa phương và các cơ quan bộ ngành là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, đã được thể hiện rất rõ trong các Nghị quyết, Chỉ thị cũng như ở các văn bản của các cấp ngành. Đây cũng là tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn gửi lại trong Di chúc. Quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ trẻ được xem là vấn đề mang tính chiến lược.

Tuy nhiên, cán bộ trẻ khi được bổ nhiệm, đề bạt không chỉ lấy sức trẻ, sự năng động, đổi mới của họ làm tiêu chuẩn mà còn phải đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn của Đảng: Phải có phẩm chất tốt, phải có đạo đức cách mạng, phải có lối sống, tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh; những cán bộ này phải có trình độ chuyên môn cao phù hợp với công việc và đảm nhiệm được các chức vụ, vị trí phù hợp.

Chia sẻ về vấn đề này với báo chí, DDBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: “Nếu là cán bộ trẻ, xuất thân từ gia đình có giáo dục, con quan, thậm chí nhiều đời làm quan, mà lại phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, không tham nhũng, đóng góp thật nhiều, đáp ứng đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn thì vẫn có thể lựa chọn, bởi họ được giáo dục từ bé sẽ theo sự nghiệp chính trị và họ cũng được giáo dục đi làm chính trị không phải để cướp tiền của của nhân dân, mà làm việc vì danh dự của gia đình, dòng tộc, danh dự, phẩm chất và lợi ích của đất nước”.

“Nếu chúng ta có được những cán bộ như thế tôi sẵn sàng bỏ thật nhiều phiếu. Sợ nhất là họ chỉ có cái vỏ, bệ đỡ rởm, ăn mày dĩ vãng, lợi dụng chức tước của ông cha để cài cắm con cháu, người thân thì đó không phải là bệ đỡ. Cái bệ đỡ đích thực tôi muốn nói tới nó phải là “bệ tên lửa”. Những vụ việc vừa qua, có thể nói rằng chúng ta đã chứng kiến quá nhiều “bệ đỡ” rởm”.

Cũng theo ông Nhưỡng: “điều nguy hiểm nhất bây giờ là “tư hữu hóa quyền lực” mà Nhà nước và nhân dân giao cho, biến quyền lực thành tài sản riêng của mình. Quy trình rất chuẩn nhưng người không có đủ tiêu chuẩn vẫn được đưa vào thì tại sao lại nói quy trình sai. Rõ ràng người sử dụng quy trình ấy đã không vô tư. Và kết quả là chúng ta có cả một đội những người chuyên làm sai, họ nhìn nhau, nhìn lên trên, thấy con ông này vào được thì con họ cũng vào được. 

“Muốn con mình vào được thì phải ủng hộ con những người khác, tôi gọi đó là “hội phù thủy với nhau”, người ta đã bỏ quy trình sang một bên, thậm chí chà đạp lên quy trình của Đảng, pháp luật. Tôi có thể khẳng định rằng quy trình để lựa chọn, bổ nhiệm một cán bộ của Việt Nam thuộc loại cực kỳ chặt chẽ, có thể coi những tiêu chuẩn trong quy trình ấy là tiêu chuẩn vàng, nhưng đáng tiếc khuôn vàng ấy không được áp dụng mà người ta tự “nặn” ra một khuôn riêng”.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...