Bill Gates chi hàng chục tỉ USD cho 'lục địa đen'

Bill Gates và vợ
Bill Gates và vợ
(PLO) -Nói đến Bill Gates, người ta không chỉ nhớ đến ông với vai trò là người sáng lập đế chế Microsoft hay người đàn ông giàu nhất thế giới mà rất nhiều người, đặc biệt những người dân ở các nước châu Phi, còn luôn dành cho ông và vợ những tình cảm mến mộ, biết ơn. 
 

 

Quỹ từ thiện tư nhân lớn nhất thế giới

Quỹ Bill và Melinda Gates bắt đầu với việc Bill và vợ là bà Melinda đọc một bài báo về nỗi thống khổ của người dân ở thế giới đang phát triển. Ngay sau đó, Bill đã cắt bài báo và gửi cho cha - ông William H Gates, vốn là một người rất tích cực hoạt động từ thiện với lời nhắn nhủ: “Cha à, có lẽ chúng ta có thể làm gì đó”. 

Và rồi, chỉ ít lâu sau đó, Quỹ William H. Gates ra đời và bắt đầu các hoạt động thiện nguyện. Đây cũng chính là bước đi đầu tiên hướng tới sự thành lập Quỹ Bill và Melinda Gates. Kể từ khi bắt đầu sứ mệnh từ thiện vào năm 1997 cho đến nay, tổ chức của họ đã trở thành một chất xúc tác mạnh mẽ trong việc cải thiện cuộc sống của người dân ở những nước nghèo nhất thế giới. 

Năm 2000, Bill Gates cùng vợ là bà Melinda chính thức thành lập Quỹ Bill và Melinda Gates để hỗ trợ các nước có thu nhập thấp. Đến nay, Quỹ đã có tổng số vốn lên đến lên đến 43,5 tỉ USD. Số tiền này cho phép họ có thể chi những khoản thanh toán lên đến hơn 3 tỉ USD mỗi năm. 

Ví dụ, trong năm 2014, tổng số vốn mà tổ chức này đã chi cho các hoạt động từ thiện lên đến 3,9 tỉ USD. Trọng tâm hoạt động của Quỹ là lấp những khoảng cách quá lớn giữa các nước giàu và nước nghèo trong vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân. Trong số những mục tiêu lớn của chương trình có việc xóa bỏ sốt rét và bại liệt và kiểm soát sự lây lan của HIV và bệnh lao.

Tổng cộng, tính từ thời điểm thành lập cho đến nay, Quỹ Bill và Melinda Gates đã chi 32,9 tỉ USD cho các chương trình chăm sóc sức khỏe ở khắp nơi trên thế giới. 

Công việc của họ tập trung vào ngăn ngừa, tiêm chủng và tăng cường khả năng miễn dịch cho những nhóm người dễ bị tổn thương. Trong số những chương trình nổi bật của Quỹ này có thể kể đến Liên minh hỗ trợ tài chính, Sáng kiến tiếp cận tài chính, Dự án Mujer, Quỹ các chương trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp, Chương trình nước sạch và vệ sinh, an toàn thực phẩm…

Nhờ có những hỗ trợ của Quỹ mà tính từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay đã có 4 nước trên thế giới xóa bỏ được bệnh sốt rét. Tỉ lệ tử vong do bệnh này tính trên phạm vi toàn cầu cũng đã giảm 42%. 

Trong một bài phát biểu năm 2014, Bill tin tưởng rằng bệnh sốt rét cũng sẽ sớm được loại trừ. Cũng trong năm 2014, sau những nỗ lực chung giữa chính phủ Ấn Độ, Quỹ Gates và Tổ chức xúc tiến toàn cầu, Ấn Độ tuyên bố đã chính thức xóa bỏ được bệnh bại liệt dù chỉ 5 năm trước đó, đây là nước chiếm đến hơn 1 nửa số ca mắc bại liệt trên toàn cầu.

Trong nỗ lực chống lại bệnh bại liệt, khoảng 2 triệu nhân viên tiêm chủng đã được cử đi khắp mọi ngõ ngách ở Ấn Độ để phòng ngừa cho người dân. Nhờ đó mà việc loại bỏ hoàn toàn căn bệnh đã đến chỉ trong vòng nửa thập niên. Kết quả này được nhiều chuyên gia y tế đánh giá là một trong những thành tựu y tế toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay. 

Thành tích đó cũng trở thành cơ sở quan trọng để Quỹ Bill và Melinda Gates đặt mục tiêu hỗ trợ xóa bỏ bệnh bại liệt trên toàn thế giới vào năm 2018. Bên cạnh công tác chăm sóc sức khỏe, Bill Gates cũng rất tích cực trong việc vận động đối phó với biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng sạch.

Năm 2014, tỉ phú Warren Buffett - người giàu thứ hai trên thế giới và là một người bạn thân của Bill Gates – đã cam kết đóng góp hơn 30 tỉ USD vào Quỹ Bill và Melinda Mỹ, đưa Quỹ trở thành tổ chức từ thiện tư nhân lớn nhất trong lịch sử.

Trụ sở Quỹ Bill và Melinda Gates
Trụ sở Quỹ Bill và Melinda Gates

Nhà từ thiện không mệt mỏi

Đầu tháng 1/2008, trong lễ khai mạc Triển lãm tiêu dùng điện tử, Bill Gates thông báo từ tháng 7 cùng năm ông sẽ rời Microsoft để tập trung toàn bộ thời gian và sức lực vào hoạt động của Quỹ Bill & Melinda Gates – tổ chức từ thiện do 2 vợ chồng ông lập ra với mục đích chính là để hỗ trợ các dự án trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe. 

Theo đúng tuyên bố đó, kể từ cuối tháng 6/2008, Bill đã thôi giữ vai trò quản lý tại Microsoft. Thẩm quyền của ông trong công ty lúc đó được bàn giao lại cho ông Steve Ballmer. 

Cùng lúc, 2 nhân vật chủ chốt khác trong Microsoft là Craig Mundie và Ray Ozzie cũng đã được giao thêm những trọng trách mới. Kể từ đó, bộ 3 này trở thành đầu não quyết định hướng đi của Microsoft. Tuy nhiên, đến lúc này, Bill Gates vẫn là Chủ tịch Hội đồng giám đốc của công ty dù không đóng vai trò điều hành và cũng vẫn là cổ đông lớn nhất của Microsoft, với 6,4% cổ phiếu.

6 năm sau, ngày 4/2/2014, Bill Gates quyết định từ chức Chủ tịch Hội đồng giám đốc của Microsoft và giữ vai trò cố vấn về công nghệ cho CEO mới của công ty là ông Satya Nadella. Chính vì thế nên dù đã rút khỏi những chức vụ quan trọng của Microsoft nhưng Bill Gates vẫn tiếp tục có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của công ty.

Kể từ đó đến nay, Bill Gates hoạt động không mệt mỏi trong lĩnh vực từ thiện. Mới đây nhất, ông đã quyên tặng 64 triệu cổ phiếu, tương đương 38% cổ phần của ông ở Microsoft và có giá trị lên đến 4,6 tỉ USD cho công tác từ thiện. 

Việc quyên tặng này diễn ra hồi tháng 6 vừa qua nhưng phải đến giữa tháng 8 mới được tiết lộ. Khoản tiền này bằng 5% tổng tài sản của Bill và là khoản tiền từ thiện lớn nhất mà ông từng quyên tặng, nâng tổng số tiền làm từ thiện của vị tỉ phú 61 tuổi này và vợ lên thành 35 tỉ USD. Phần lớn khoản tiền sẽ được chuyển vào Quỹ Bill và Melinda Gates. 

Trước đó, năm 1999, Bill Gates đã tặng 16 tỷ USD tiền cổ phiếu của Microsoft cho công việc từ thiện và đến năm 2000 thì quyên tặng thêm 5,1 tỷ USD nữa. 

Với việc quyên tặng mới nhất, tổng số cổ phần của Bill Gates tại Microsoft đã giảm từ 24% năm 1996 xuống còn 1,3%. Tính tổng cộng, Bill Gates đã tặng khoảng 700 triệu cổ phiếu của Microsoft vào quỹ từ thiện do ông và vợ quản lý. 

Theo một số tính toán, nếu giữ nguyên số cổ phiếu này thay vì cho đi, đến nay, tổng tài sản của Gates sẽ tăng thêm 50 tỉ USD. Dù cho đi nhiều như vậy nhưng đến nay Bill Gates vẫn là người đàn ông giàu nhất thế giới. Ngoài việc tự tặng tiền, năm 2010, ông cũng đã cùng tỷ phú Warren Buffett lập ra nhóm “Cam kết cho đi” và kêu gọi được 168 người thuộc giới siêu giàu cam kết sẽ cho đi phần lớn tài sản của họ để làm từ thiện.

Với những đóng góp lớn lao đó, năm 2005, Bill Gates được Nữ Hoàng Anh Elizabeth II sắc phong tước hiệu Hiệp sỹ đế chế Anh KBE. 1 năm sau đó, ông và vợ được chính phủ Mexico trao Huy chương Aztec vì những đóng góp của họ trong việc thúc đẩy sự phát triển của thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và giáo dục. 

Bill Gates cũng được tạp chí Time xếp vào nhóm 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới trong thế kỷ 20. Thêm vào đó, ông và vợ là Melinda cũng được bầu chọn là Nhân vật của năm vào năm 2005. Tiếp sau đó, năm 2010, ông được Viện Franklin trao giải thưởng Bower về lãnh đạo doanh nghiệp vì những thành tựu của ông tại Microsoft và công tác từ thiện của ông.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.