Biểu tượng thời kỳ hoàng kim của Lebanon “sụp đổ” vì COVID-19

Mặt tiền của khách sạn Bristol, ngày 18/4/2020 tại Beirut. Ảnh: AFP
Mặt tiền của khách sạn Bristol, ngày 18/4/2020 tại Beirut. Ảnh: AFP
(PLVN) - Một khách sạn tiêu biểu cho thời kỳ hoàng kim của Lebanon, Le Bristol, nơi chào đón các vị vua và sống sót sau cuộc nội chiến, đã đóng cửa trước bối cảnh suy thoái kinh tế tăng cao do dịch COVID-19.

Lebanon đã chịu đựng cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh (1975-1990), và càng trở nên trầm trọng hơn bởi các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

“Cuộc khủng hoảng kép đã khiến các chủ sở hữu của Bristol đóng cửa khách sạn”, Tổng giám đốc Joseph Coubat nói với AFP hôm thứ Bảy – 18/4.

Bristol đã tạm dừng hoạt động kể từ ngày 15/3, nhưng quyết định đóng cửa dứt khoát đã được công bố ngày 18/4.

Được thành lập vào năm 1951, khách sạn Le Bristol nằm ở quận Hamra của thủ đô Beirut. Trong những năm vinh quang của nó, nhiều người nổi tiếng đã đến ở đây, trong đó có cựu vương của Iran Mohammad Reza Pahlavi và vợ là Công chúa Soraya, phi công người Mỹ Charles Lindbergh, nghệ sĩ kèn jazz người Mỹ Dizzie Gillespie và cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac.

Được thiết kế bởi nhà trang trí nội thất Pháp Jean Royère, Le Bristol nơi đặt phòng khiêu vũ đầu tiên ở Beirut và cũng là khách sạn có sân trượt băng đầu tiên ở nước này, dù về sau vị trí đó chuyển thành phòng hội nghị.

Khách sạn trước đây chưa bao giờ đóng cửa, ngay cả trong những năm đen tối của chiến tranh – khi khách sạn là trụ sở cho các nhà báo nước ngoài.

Từ năm 2013 đến 2015, cơ sở đã tạm thời đình chỉ do cải tạo công trình.

Theo ông Coubat, hoạt động của khách sạn bắt đầu chững lại từ mùa thu năm 2019 trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và phong trào phản kháng chưa từng có chống lại chính phủ. Đại dịch Covid-19 là trận đòn cuối cùng làm “sụp đổ” biểu tượng này.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.