Biểu tình phản đối lệnh giải phóng tiền của Afghanistan

Người biểu tình Afghanistan ở Kabul cầm biểu ngữ và hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình lên án quyết định của Tổng thống Joe Biden về khoản dự trữ của Afghanistan tại Mỹ. Ảnh: AP
Người biểu tình Afghanistan ở Kabul cầm biểu ngữ và hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình lên án quyết định của Tổng thống Joe Biden về khoản dự trữ của Afghanistan tại Mỹ. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những người biểu tình ở Kabul đã lên án lệnh của Tổng thống Joe Biden giải phóng khoảng 3,1 tỷ euro tài sản Afghanistan được giữ ở Mỹ cho các gia đình nạn nhân vụ 11/9 ở Mỹ, trong khi số tiền này thuộc về người Afghanistan.

Những người biểu tình tập trung bên ngoài nhà thờ Hồi giáo lớn Eid Gah của thủ đô Afghanistan yêu cầu Mỹ bồi thường tài chính cho hàng chục nghìn người Afghanistan thiệt mạng trong cuộc chiến 20 năm qua ở Afghanistan.

Những cuộc biểu tình nổ ra khi sau Tổng thống Joe Biden ký lệnh phân bổ 3,1 tỷ euro (3,5 tỷ USD) tài sản của Afghanistan để viện trợ nhân đạo cho một quỹ ủy thác do Liên Hợp Quốc quản lý để hỗ trợ người Afghanistan. Số tiền này là một nửa số tài sản của Afghanistan do Mỹ nắm giữ.

Afghanistan có khoảng 8 tỷ euro tài sản ở nước ngoài, bao gồm 6,2 tỷ euro ở Mỹ. Phần còn lại chủ yếu ở Đức, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Thụy Sĩ.

Torek Farhadi, một cố vấn tài chính cho chính phủ cũ được Mỹ hậu thuẫn của Afghanistan, đã đặt câu hỏi về việc Liên Hợp Quốc quản lý các khoản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Afghanistan. Ông cho biết những khoản tiền đó không dành cho viện trợ nhân đạo mà "để hỗ trợ tiền tệ cho Afghanistan, giúp đỡ trong chính sách tiền tệ và quản lý cán cân thanh toán của đất nước này".

Ông cũng đặt câu hỏi về tính hợp pháp của lệnh do Tổng thống Biden vừa ký. “Những nguồn dự trữ này thuộc về người dân Afghanistan, không phải Taliban [...] Quyết định của ông Biden là một sớm một chiều và không phù hợp với luật pháp quốc tế. Không có quốc gia nào khác trên Trái đất đưa ra quyết định tịch thu như vậy đối với các nguồn dự trữ của quốc gia khác", ông Torek Farhadi nói.

"Còn những người dân Afghanistan của chúng tôi, những người đã hy sinh nhiều và hàng nghìn người thiệt mạng?" Abdul Rahman, một nhà hoạt động xã hội dân sự, tổ chức cuộc biểu tình, đặt câu hỏi.

Ông Rahman cho biết ông dự định tổ chức nhiều cuộc biểu tình hơn trên khắp thủ đô để phản đối lệnh của Tổng thống Biden vì "Số tiền này thuộc về người dân Afghanistan, không phải của Mỹ. Đây là quyền của người dân Afghanistan".

Những tấm biển do những người biểu tình mang theo đã cáo buộc Mỹ tàn nhẫn và ăn cắp tiền của người Afghanistan.

Lệnh mới của Tổng thống Biden cũng đã tạo ra một cơn bão trên mạng xã hội Twitter, cáo buộc "Mỹ ăn cắp tiền của người Afghanistan" (#USA_stole_money_from_afghan). Các dòng tweet liên tục chỉ ra rằng những kẻ không tặc vụ 11/9 là công dân Ả Rập Xê Út, không phải người Afghanistan.

Nền kinh tế Afghanistan đang đứng trên bờ vực sụp đổ sau khi tiền quốc tế ngừng chảy vào Afghanistan với sự xuất hiện của Taliban vào giữa tháng 8. Đồng thời, Afghanistan đang rơi vào nạn đói khi gần 24 triệu người ở Afghanistan phải chịu đựng nạn đói cấp tính - chiếm 60% dân số. Hạn hán nghiêm trọng là một trong những nguyên nhân, nhưng ngày càng có nhiều người chỉ đơn giản là không đủ tiền mua thực phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.