Biểu tình ở Pháp biến thành bạo lực

Bạo lực đã bùng phát trong biểu tình ở Pháp
Bạo lực đã bùng phát trong biểu tình ở Pháp
(PLO) - Cuộc biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt cao cũng như cách thức điều hành Chính phủ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cuối tuần qua đã kéo sang tuần thứ 8 liên tục. Cuộc tuần hành từ ôn hòa về sau đã chuyển thành bạo lực khi những người biểu tình quá khích ở Paris đốt nhiều xe cộ và dựng rào chắn ở khu Đại lộ Saint Germain.

Reuters dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner cho biết, khoảng 50.000 người đã tham gia biểu tình trên khắp nước Pháp, trong đó có các thành phố Bordeaux, Toulouse, Rouen và Marseille. Con số này cao hơn số lượng người đã xuống đường hôm 29/12 nhưng ít hơn so với các cuộc biểu tình của phe “Áo vàng” các tuần trước đó.

Tại Paris, 3.500 người đã tham gia biểu tình, lớn hơn nhiều so với việc chỉ có 800 người xuống đường 1 tuần trước. Cuộc biểu tình tại thủ đô của nước Pháp ban đầu diễn ra ôn hòa nhưng đến chiều đã trở thành bạo lực khi những người biểu tình ném chai lọ, gạch đá về phía cảnh sát chống bạo lực. Cảnh sát đã phải bắn hơi cay để ngăn người biểu tình vượt qua sông Seine và tiến vào khu tòa nhà Quốc hội. Một nhà hàng nổi trên sông đã bị phóng hỏa đốt cháy và một cảnh sát đã bị thương trong quá trình giằng co. Ít nhất 34 người biểu tình ở Paris đã bị bắt giữ để thẩm vấn.

Người phát ngôn Chính phủ Pháp Benjamin Griveaux xác nhận ông và các thành viên trong văn phòng Chính phủ Pháp đã phải sơ tán khỏi văn phòng ở thủ đô Paris sau  khi những người biểu tình dùng các thiết bị xây dựng phá cửa xông vào khu văn phòng Chính phủ. Bạo lực cũng đã được ghi nhận tại các khu vực Montpellier và Troyes – nơi người biểu tình đã tìm cách xông vào các tòa nhà chính quyền. Tại Avignon, nhiều người cũng đã cố đột nhập vào Tòa án thành phố. Bạo lực cũng đã được ghi nhận ở Beauvais.

Phong trào biểu tình “Áo vàng” đã bùng phát ở Pháp hôm 17/11 nhằm phản đối kế hoạch tăng thuế xăng dầu của chính phủ và yêu cầu cải thiện đời sống người dân. Về sau, phong trào mở rộng sang chỉ trích Tổng thống Emmanuel Macron “vô cảm” trước những nhu cầu thiết yếu của người dân. Trước làn sóng biểu tình, ông Macron hồi tháng trước đã công bố gói biện pháp trị giá 10 tỷ euro (11 tỷ USD) để giảm thuế cho người hưởng lương hưu, tăng lương cho người lao động có mức thu nhập thấp nhất và hoãn kế hoạch tăng thuế nhiên liệu. 

Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn không khiến nhiều người biểu tình hài lòng và vẫn tiếp tục xuống đường. Trong tuần qua, giới chức Pháp có tín hiệu cho thấy đang chuyển sang cách tiếp cận cứng rắn hơn với các cuộc biểu tình. Trong bài phát biểu đầu năm mới, ông Macron tuyên bố những phát biểu thù nghịch sẽ không được tha thứ.

Ông Eric Drouet - một trong những thủ lĩnh của phe “Áo vàng” – giữa tuần qua cũng đã bị bắt và đang đối mặt với việc phải ra hầu tòa vì mang vũ khí khi đi biểu tình. Hôm 4/1 vừa qua, Người phát ngôn của Chính phủ Pháp Benjamin Griveaux đã lên tiếng chỉ trích những người vẫn biểu tình là “những kẻ kích động muốn nổi dậy và về cơ bản muốn lật đổ chính quyền”. 

Song, các nhà quan sát cho rằng cách tiếp cận mới của Chính phủ tiềm ẩn nguy cơ phản tác dụng trong bối cảnh người dân vẫn bất bình với các chính sách kinh tế của chính quyền. Cho đến nay đã có 10 người thiệt mạng liên quan đến biểu tình, trong đó đa số các trường hợp tử vong diễn ra trong các vụ tai nạn giao thông liên quan đến các vụ người biểu tình phong tỏa các tuyến đường hồi tháng 11 và tháng 12.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.