Biểu tình bạo loạn ở Mỹ: Tổng thống Trump phải xuống hầm trú ẩn, thủ đô Washington bị giới nghiêm

Những người biểu tình  gần Nhà Trắng. Ảnh: AFP
Những người biểu tình gần Nhà Trắng. Ảnh: AFP
(PLVN) - Các nhà chức trách đã áp đặt lệnh giới nghiêm ở thủ đô Washington và các thành phố lớn khác của Mỹ vào Chủ nhật – 31/5 để ngăn chặn bạo loạn mới phát sinh từ các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc.

Trong năm đêm bạo loạn, đã có những cuộc đối đầu giữa người biểu tình và cảnh sát. Cũng đã xảy ra những vụ cướp bóc mới.

Các nhà lãnh đạo địa phương kêu gọi người dân đưa ra lối thoát mang tính xây dựng để giải quyết tình trạng này, trong khi lệnh giới nghiêm vào ban đêm được áp đặt tại các thành phố như Washington, Los Angeles, Houston và Minneapolis - là tâm điểm của tình trạng bất ổn.

"Chúng tôi có con trai da đen, anh em da đen, bạn bè da đen, chúng tôi không muốn chúng chết. Chúng tôi mệt mỏi vì điều này xảy ra, chúng tôi mệt mỏi vì sự áp bức", Muna Abdi – một phụ nữ da đen 31 tuổ tham gia cuộc biểu tình – nói. "Tôi muốn chắc nó được sống", bà nói thêm về con trai 3 tuổi của mình.

Cảnh sát Detroit bắt giữ một người biểu tình.
 Cảnh sát Detroit bắt giữ một người biểu tình.

Hàng trăm cảnh sát và Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được triển khai trước cuộc biểu tình.

Những cuộc biểu tình quy mô lớn khác cũng diễn ra ở các thành phố như New York, Miami và Washington. Ở Washington, cảnh sát chống bạo động dàn hàng bên ngoài Nhà Trắng khi đám đông tụ tập tại một công viên gần đó.

Thị trưởng Washington đã ban hành lệnh giới nghiêm từ 11giờ đêm đến 6 giờ sáng, tờ Thời báo New York đưa tin. Tối thứ 6, Tổng thống Donald Trump đã được các nhân viên Mật vụ đưa vào một hầm ngầm tại Nhà Trắng khi có biểu tình phía ngoài.

Lợi dụng biểu tình, những kẻ cướp bóc đã lục soát các cửa hàng trong một khu phố ở Philadelphia. Và ở vùng ngoại ô Santa Monica của Los Angeles, tình trạng cướp bóc cũng diễn ra tại các cửa hàng trong một trung tâm mua sắm nổi tiếng bên bờ biển.

Các quan chức ở Los Angeles - thành phố đã bị bạo loạn sau vụ cảnh sát đánh người da đen Rodney King gần 30 năm trước – đã áp đặt lệnh giới nghiêm từ 4.00 giờ chiều Chủ nhật cho đến sáng.

Cái chết của người đàn ông da đen George Floyd do bị cảnh sát thành phố Minneapolis ghì cổ đã châm ngòi cho làn sóng phẫn nộ trên toàn quốc phản đối tình trạng sử dụng vũ lực gây chết người nhiều lần đối với người Mỹ gốc Phi.

Vệ binh quốc gia California đang tuần tra tại Trung tâm Hội nghị Los Angeles. Ảnh: AFP.

Vệ binh quốc gia California đang tuần tra tại Trung tâm Hội nghị Los Angeles. Ảnh: AFP.

Viên cảnh sát đã bị buộc tội giết người cấp độ ba và hôm nay – 1/6, sẽ xuất hiện lần đầu tiên tại tòa vào thứ hai. Ba sĩ quan khác tham gia trong vụ việc đã bị sa thải nhưng hiện tại chưa bị phạt.

Thống đốc bang Minnesota Tim Walz đã huy động Vệ binh Quốc gia của bang Minnesota – sự huy động lớn nhất từ trước đến nay - để giúp khôi phục trật tự.

Bộ Quốc phòng cho biết, khoảng 5.000 lính Vệ binh Quốc gia đã được huy động tại 15 tiểu bang cũng như thủ đô Washington, trong khi 2.000 người khác đang sẵn sàng chờ lệnh.

Việc sử dụng rộng rãi các đơn vị Vệ binh Quốc gia mặc đồng phục là rất hiếm xảy ra ở Mỹ, vì nó gợi lên những ký ức đáng lo ngại về cuộc bạo loạn ở các thành phố của Mỹ vào năm 1967 và 1968 trong sự hỗn loạn về sự chênh lệch chủng tộc và kinh tế.

Tổng thống Trump đổ lỗi cho phe cực đoan vì bạo lực, nêu đích danh một nhóm được gọi là Antifa là một tổ chức khủng bố. "Bạo lực do Antifa và các nhóm tương tự khác liên quan đến vụ bạo loạn gây ra là khủng bố trong nước và sẽ được xử lý theo hướng đó", Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr nói thêm.

Nhưng Thị trưởng Atlanta Keisha Lance Bottoms cho biết, Tổng thống Trump luôn thúc giục cảnh sát sử dụng các chiến thuật cứng rắn, đã không giúp ích gì.

Những người biểu tình gần Nhà Trắng giơ cao các dấu hiệu phản đối cái chết của George Floyd. Ảnh: AFP.
 Những người biểu tình  gần Nhà Trắng giơ cao các dấu hiệu phản đối cái chết của George Floyd. Ảnh: AFP.

Còn Joe Biden, đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 tới, đã đến thăm hiện trường của một cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc.

"Chúng ta là một quốc gia đau đớn ngay bây giờ, nhưng chúng tôi không được phép để nỗi đau này hủy hoại chúng ta", ông Biden viết trên Twitter, đăng một bức ảnh ông nói chuyện với một gia đình da đen tại nơi những người biểu tình tụ tập ở Delaware vào tối 30/5.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.