Biểu dương 50 phụ nữ cao tuổi Hà Nội tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương trao bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố tặng các cá nhân (Ảnh: Cổng TTĐT Hà Nội).
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương trao bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố tặng các cá nhân (Ảnh: Cổng TTĐT Hà Nội).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 8/5, tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Hội LHPN Hà Nội và Ban Đại diện Hội người cao tuổi thành phố Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt, biểu dương 50 phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2024.

Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh cho biết, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, phụ nữ cao tuổi Thành phố Hà Nội đã phát huy truyền thống phụ nữ “Ba đảm đang”, nêu cao tinh thần đoàn kết, gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô, xây dựng tổ chức Hội phụ nữ và Hội Người cao tuổi lớn mạnh.

Đoàn đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh: Cổng TTĐT Hà Nội).

Đoàn đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh: Cổng TTĐT Hà Nội).

Theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những người phụ nữ dù đã được nhà nước cho nghỉ chế độ hưu trí, vẫn tiếp tục cống hiến, say sưa nhiệt huyết với công tác tại địa phương như: Bà Hoàng Thị Hường - 79 tuổi, Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận số 8 phường Thành Công, quận Ba Đình; bà Đào Thị Hoa - 76 tuổi, Chủ nhiệm CLB liên thế hệ giúp nhau phường Khương Đình, quận Thanh Xuân; bà Nguyễn Thị Hà - vợ liệt sỹ, Trưởng ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện Chương Mỹ, bà Ngô Thị Ngọc Bích - Trưởng ban đại diện Hội người cao tuổi quận Hai Bà Trưng.

Các đại biểu tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Ảnh: Cổng TTĐT Hà Nội).

Các đại biểu tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Ảnh: Cổng TTĐT Hà Nội).

Điển hình trong lĩnh vực phát triển kinh tế, tuổi đã cao vẫn hăng say lao động, sản xuất, phát huy giá trị các làng nghề truyền thống có nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Hồi - Chủ tịch Hội làng nghề sơn mài Hạ Thái, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Duyên Thái, huyện Thường Tín; Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, 70 tuổi - Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức.

Đóng góp tích cực bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc có tấm gương bà Quách Thị Quỳ - dân tộc Mường, Chi hội trưởng Chi hội người cao tuổi, Tổ trưởng tổ phụ nữ thôn 9 xã Ba Trại, huyện Ba Vì; bà Nguyễn Thị Thành - Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ số 1, Phó Chủ tịch Hội LHPN phường, Trưởng ban Quản lý khu di tích Đình Cổ Vũ, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm.

Lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, thương người như thể thương thân, thiện nguyện vì cộng đồng có bà Bùi Thị Hồng - Chủ nhiệm CLB thiện nguyện phụ nữ Phú Xuyên; bà Hoàng Thị Bảy, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, UVTV Hội phụ nữ phường Thịnh Quang, quận Đống Đa; bà Phạm Thị Hằng - hội viên xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì; bà Đinh Thị Nới, Ủy viên BCH Hội LHPN, Hội Người cao tuổi xã Kim Chung, huyện Hoài Đức.

Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh trao Bằng khen của Hội LHPN Hà Nội tặng các cá nhân (Ảnh: Cổng TTĐT Hà Nội).

Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh trao Bằng khen của Hội LHPN Hà Nội tặng các cá nhân (Ảnh: Cổng TTĐT Hà Nội).

Trong tuyên truyền vận động hội viên và nhân dân tích cực xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh có tấm gương bà Dương Thị Nga, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Hội LHPN xã Nhị Khê, Bí thư chi bộ thôn Nhị Khê, huyện Thường Tín, bà Nguyễn Thị Hạnh - cán bộ chi hội phụ nữ xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, phụ nữ công giáo tiêu biểu vận động hội viên “Tốt đời, đẹp đạo”, lương giáo đoàn kết; bà Lê Thị Chương - Hội Người cao tuổi phường Việt Hưng, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ số 2 phường Việt Hưng, quận Long Biên…

"50 gương điển hình phụ nữ cao tuổi tiêu biểu được biểu dương tại chương trình là 50 đóa hoa rực rỡ, ngát hương trong vườn hoa người tốt việc tốt, thi đua yêu nước của phụ nữ và người cao tuổi Thủ đô giai đoạn 2019-2024, kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu. Và còn rất nhiều tấm gương những người phụ nữ bình dị, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, “Tuổi cao, gương sáng”, có việc làm tốt, nghĩa cử cao đẹp, đầy tính nhân văn không thể kể hết trong hội nghị này, góp phần tôn vinh nét đẹp của phụ nữ Thủ đô rất đáng trân trọng và tự hào", Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh bày tỏ.

Đọc thêm

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.