Biểu diễn online và nỗi lo “nhà hát không cảm xúc”

Diễn trực tiếp, các nghệ sĩ sẽ được đón nhận những tràng pháo tay và cảm xúc chân thật của khán giả.
Diễn trực tiếp, các nghệ sĩ sẽ được đón nhận những tràng pháo tay và cảm xúc chân thật của khán giả.
(PLVN) - Tháng 5/2020, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông đã có cuộc họp với lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn về việc triển khai xây dựng “Nhà hát online”, trong khi không ít nghệ sĩ lo lắng về việc triển khai ý tưởng này.

Những hàng ghế trống trơn thay tràng pháo tay khán giả

Theo lãnh đạo Bộ VH-TT&Du lịch, “Nhà hát online” được kì vọng sẽ đưa nhà hát ngày càng gần với công chúng hơn. Bởi nhờ công nghệ, khán giả không cần phải đến rạp vẫn có thể thưởng thức được các vở kịch đặc sắc. 

Ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - cho rằng, mô hình nhà hát online không chỉ là giải pháp trong thời Covid-19. Đây phải được coi như một hướng đi mới để tiếp cận các hoạt động biểu diễn. Việc xây dựng “Nhà hát online” không chỉ đơn thuần đưa những chương trình có sẵn mà sẽ xây dựng một chương trình hoàn toàn mới, phù hợp để phát trên các nền tảng số.

Những tác phẩm được lựa chọn cũng nằm trong danh sách tác phẩm kinh điển, có sức nặng và khả năng tạo được tiếng vang. Từ đó, mô hình này sẽ thu hút được sự tương tác của khán giả đối với các sản phẩm sân khấu, lôi kéo mọi người đến nhà hát nhiều hơn và là một hình thức quảng bá hiệu quả.

Trong đại dịch Covid, một số nhà hát thế giới đã chuyển hướng sang “Nhà hát online”. Sáu vở diễn nổi tiếng làm nên thương hiệu của nhà hát Bolshoi và cũng là một trong những vở opera và ballet lớn nhất trên thế giới gồm “Hồ Thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng”, “Cô dâu của Sa Hoàng”, “Marco Spada”, “Boris Godunov và Kẹp Hạt Dẻ”, “Bóng ma nhà hát” đã gây “sốt” trên toàn cầu, “thôi miên”  khán giả nhờ biểu diễn trực tuyến với sự đầu tư cực kỳ công phu - một cách để phát huy sức nóng của sân khấu trong mùa Covid-19. 

Giám đốc nhà hát Bolshoi - ông Vladmir Urin - chia sẻ: “Nhà hát Bolshoi đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa vì bệnh dịch. Nhưng chúng tôi không hề muốn đánh mất kết nối với khán giả. Sân khấu là một trải nghiệm sâu sắc và xúc động. Khi không thể biểu diễn trực tiếp trước khán giả, chúng tôi muốn chia sẻ thông qua số hóa”.  Đúng như ông này nói, hàng triệu khán giả đã được thưởng thức buổi chiếu miễn phí vở opera kinh điển này như món quà đầy bất ngờ.

Không đứng ngoài xu hướng chung, gánh xiếc nổi tiếng nhất thế giới Cirque du Soleil (Gánh xiếc mặt trời) hồi tháng 4 cũng quyết định đưa lên mạng hàng loạt show diễn thành công khắp toàn cầu. "Để giữ kết nối với người hâm mộ, Gánh xiếc mặt trời quyết định cung cấp cổng giải trí chất lượng cao để khán giả có thể thưởng thức các buổi diễn chất lượng tại nhà và cũng là để giữ mình an toàn nhằm đánh bại Covid-19”, thông cáo của Cirque du Soleil viết.

Tuy hút khán giả, nhưng Giám đốc Nhà hát Bolshoi không hề hứa hẹn sau khi hết dịch bệnh, “Nhà hát online” vẫn sẽ “sáng đèn” liên tục. Dường như đối với họ, “Nhà hát online” chỉ là tình thế tạm thời mùa đại dịch. Bởi hơn ai hết, họ mong muốn được chứng kiến những tràng pháo tay, giọt nước mắt, nụ cười của khán giả trong đêm diễn chứ không phải hàng ghế khán giả trống trải, lạnh lẽo. 

Đó cũng là nỗi lo của không ít lãnh đạo, nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Tại “Nhà hát online”, các nghệ sĩ không được sống trong tràng pháo tay, cảm xúc của khán giả. Với những hàng ghế trống trơn, các nghệ sĩ khó lòng thăng hoa, hay đo đếm trực tiếp cảm xúc của khán giả trong từng vở diễn, từng khoảnh khắc nhân vật. Không khí ngập tràn cảm xúc của nhà hát, “Nhà hát online” khó có thể có được. 

Đạo diễn Việt Tú khẳng định: “Chẳng có gì thay thế được cảm xúc thật”. Bởi theo anh, xem online bạn có thể nhìn sâu vào ngóc ngách các chi tiết nhưng có một thứ vô giá của việc xem trực tiếp chính là cảm xúc, không khí nhà hát ấy, cảm xúc của người nghệ sĩ khi họ cất lên tiếng hát, giọng nói hay điệu múa ấy, đó là điều không gì thay thế được”. 

Nỗi lo thiếu nguồn thu để giữ “lửa nghề”

Nỗi lo thứ hai chính là khán giả. Trước đại dịch, sân khấu Việt Nam vốn đã khó khăn khi kéo khán giả tới mua vé để xem nghệ thuật kịch, cải lương, tuồng, chèo… Không ít đêm diễn sáng đèn chủ yếu là khách mời. Khán giả Việt lười đi đến rạp xem.

Nhiều nghệ sĩ lo, nếu sắp tới, các nhà hát có “Nhà hát online”, có thể càng tạo thói quen “ngồi khểnh ở nhà” và khó có thể bỏ tiền túi ra mua vé xem trực tiếp. Điều này sẽ khiến các nghệ sĩ lo lắng bản quyền online có thể bị xâm hại cũng như ít có nguồn thu từ bán vé để đảm bảo sự giữ lửa nghề cho các nghệ sĩ. 

Ngoài lo lượng khán giả, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, cảnh quay sân khấu cũng làm cho các lãnh đạo, nghệ sĩ băn khoăn. NSND Hồng Vân nhận xét, kịch online thực tế giống kịch truyền hình mà còn không hấp dẫn bằng. Bởi lẽ kịch truyền hình còn được quay nhiều góc máy chứ kịch online càng hạn chế góc máy hơn so với nhà đài thực hiện. 

“Tôi nghĩ mô hình sân khấu online không khả thi. Bản chất của bộ môn sân khấu là nghệ sĩ tương tác trực tiếp, tạo sự cộng hưởng với khán giả chứ không thể thông qua hình thức khác như màn hình điện thoại, máy tính.

Cá nhân tôi cũng không thích diễn online kiểu này. Với thực trạng sân khấu đang thoi thóp như hiện nay tại TP.HCM, tôi nghĩ cần hết sức cân nhắc việc phát triển mô hình nhà hát, sân khấu online. Nếu mô hình này không khả thi, việc cố triển khai có thể tạo rủi ro, gây nguy hiểm đến sân khấu”- NSND Hồng Vân bày tỏ. 

NSND Tống Toàn Thắng - Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam - thẳng thắn cho rằng, nhà hát online đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật cao mới có thể truyền tải đầy đủ giá trị và tinh thần của tác phẩm. Trong khi điều kiện kỹ thuật của các nhà hát và sân khấu Việt Nam còn nhiều hạn chế thì các nhà hát có quay video vở diễn của mình nhưng chỉ dừng ở mức độ là lưu giữ với góc máy duy nhất. Góc máy, âm thanh, ánh sáng không đảm bảo thì khó có thể làm nên vở diễn online thành công, đong đầy xúc cảm. 

Để đầu tư sân khấu, âm thanh, ánh sáng, cảnh quay theo đúng chuẩn của “Nhà hát online” rất tốn kém công sức và kinh phí. Trong khi, các nhà hát hiện đang gặp khó với cơn bão Covid lại “cõng” thêm áp lực kinh tế tự chủ, xã hội hóa. Dù Bộ VH-TT&DL có thể sẽ hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư trang thiết bị nhưng cũng khó khỏa lấp sự lo lắng của các lãnh đạo nhà hát cũng như tập thể anh chị em nghệ sĩ. 

Câu hỏi đặt ra là đầu tư khủng nhưng liệu tiền thu từ lượt xem “Nhà hát online” có đủ một phần chi phí? Doanh nghiệp có tự tin để làm “bầu sữa” cho các chương trình sân khấu ảo không khán giả và ít lượt xem?

Nhạc sĩ Huy Tuấn cho hay: “Tôi ủng hộ hình thức “Nhà hát online” ở Việt Nam với điều kiện chúng ta phải tổ chức được một chất lượng âm thanh, kỹ thuật đảm bảo. Trên thực tế, hầu hết các show diễn online hiện nay nếu miễn phí sẽ là những hoạt động từ thiện xã hội, hoặc là những show diễn mang tính chất quảng bá chất lượng cho các nhà hát, điển hình là các vở ballet của nhà hát Bolshoi Nga, các vở nhạc kịch nổi tiếng của các nhà hát West End London vừa qua. Nhưng các vở diễn ấy chỉ được mở trong một thời gian nhất định mà thôi”. 

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.