Biển hiệu nhân bản vô tính đường Lê Trọng Tấn “bức tử ” thương hiệu?

Biển quảng cáo lạc hậu, thiếu thẩm mỹ.
Biển quảng cáo lạc hậu, thiếu thẩm mỹ.
(PLO) - Ngoài yếu tố kém về thẩm mỹ, biển hiệu “bao cấp” khiến khách vắng hoe, chủ cơ sở kinh doanh trên đường Lê Trọng Tấn kêu trời, các chủ nhà cho thuê lo lắng bị người thuê trả mặt bằng bất cứ lúc nào.

Mấy ngày nay, dư luận “dậy sóng” vì tuyến đường kiểu mẫu đầu tiên ở Hà Nội - đường Lê Trọng Tấn. Điều mà dư luận quan tâm là hệ thống biển hiệu của các cơ sở kinh doanh ở tuyến phố này được quy hoạch theo kiểu “đồng phục”, “bao cấp”. 

Cào bằng thương hiệu và biến Thủ đô văn hiến thành "chú hề"? 

Hệ thống biển hiệu của các cơ sở kinh doanh, trụ sở làm việc ở tuyến phố này được quy hoạch đồng bộ về màu sắc (theo 2 màu: xanh, đỏ), bố cục và cách trang trí. 

Chiều cao trung bình của các loại biển bảng quảng cáo so với mặt đất được cố định khoảng 3,2-3,3m. Chiều cao bảng biển là 1,1m, được sơn 2 màu xanh và đỏ. Ngoài xanh, đỏ, dạng biển phẳng in bạt hiflex khá phổ thông, bình dân hóa. 

Nhiều người cho rằng, tuyến phố Lê Trọng Tấn có tầm nhìn rộng, thoáng, về nguyên tắc thị giác và mỹ quan, không nhất thiết phải bó hẹp các dạng biển hiệu chỉ theo một chất liệu và kiểu dáng. 

ThS Nguyễn Hữu Vinh cho hay: “Tôi ủng hộ việc chỉnh trang lại bộ mặt đô thị thông qua kiểm soát và quy định chặt chẽ về kiểu dáng nhà cửa, các hoạt động quảng cáo nhưng tôi không ủng hộ cách thức khô khan, lạc hậu, thiếu thẩm mỹ và triệt tiêu sáng tạo, triệt tiêu hình ảnh thương hiệu như cách làm ở đường Lê Trọng Tấn”. 

Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Chiến nhận xét: “Không hiểu ai là tác giả những biển hiệu xanh - đỏ được thiết kế rập khuôn này. Bản thân sự đa dạng đó chính là cái hay, là văn hóa. Chính sự đơn điệu làm giảm yếu tố văn hóa và mỹ thuật. Thử tưởng tượng, thời gian tới, mô hình kiểu mẫu lại nhân rộng tới các phố Hà Nội, hàng trăm ngàn cửa hàng kinh doanh cùng xanh, đỏ thì Thủ đô ngàn năm có nguy cơ thành… chú hề”. 

Việc “đồng phục” biển hiệu khiến các chủ kinh doanh kêu trời. Việc “cào bằng” một cửa hàng bún đậu, quán cà phê, cửa hàng rửa xe không chuyên nghiệp với một thương hiệu quốc gia, tập đoàn lớn làm mất đẳng cấp thương hiệu, bản sắc riêng mỗi một loại hình. 

Một thương hiệu lớn chuyên kinh doanh ga gối với biển hiệu màu tím hồng nay bị chuyển sang đỏ hoặc xanh khiến họ ấm ức. 

Hiện, tại đường Lê Trọng Tấn, các tập đoàn, thương hiệu lớn cũng đang “đau đầu” khi phải “cùng chiếu” với kinh doanh nhỏ lẻ. Thương hiệu của họ bị “chết yểu” hình ảnh một cách oan ức. Các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ bồn chồn không kém. 

Chủ quán cà phê ngao ngán: “Quán cà phê có biển hiệu mỹ thuật, đèn led tươi vui, sinh động để hút khách, nay biển xanh, đỏ cứng nhắc thế này, như mệnh lệnh hành chính, như cơ quan phường, xã, chả ai buồn vào. Khách vắng teo mà tiền thuế, tiền cửa hàng, thuê nhân viên…vẫn phải trả, bảo sao tôi không bức xúc? Cứ đà này, khéo tôi phải trả mặt bằng, đi tìm thuê ở tuyến phố khác”. 

157 biển hiệu đều như “sinh sản vô tính” khiến khách hoa mắt tìm cửa hàng mình muốn đến. Khó tìm cửa hàng, nhất là tiết trời nắng nóng, chẳng ai muốn căng mắt đi đọc từng chữ trên biển hiệu, khách hàng bỏ đi mua sắm ở tuyến phố khác là điều dễ hiểu. 

Rất nhiều người cho rằng, việc đồng bộ biển hiệu như thế này là cách tốt nhất để... giết chết bản sắc của doanh nghiệp cũng như nghề thiết kế, quảng cáo. Ngay cả một hàng bún đậu bình dân cũng hoàn toàn có quyền trưng một biển hiệu với màu sắc, kiểu chữ mình ưa thích. Thậm chí có người còn nói: "Đến con phố này, chuyên gia marketing chỉ muốn bỏ nghề".

Người dân không phải bỏ tiền, không có nghĩa bị… áp đặt

Báo cáo của quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, màu sơn do quận Thanh Xuân thống nhất với Sở Quy hoạch - Kiến trúc gam màu cơ bản. 

Về phía Sở Văn hóaThể thao Hà Nội. ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở cho biết, Sở chỉ là đơn vị hướng dẫn về mặt quản lý nhà nước, hướng dẫn về mặt quy định trong Luật Quảng cáo. 

Ông cũng đồng cảm với người dân: "Biển hiệu cùng kích cỡ là theo Luật Quảng cáo. Việc đồng bộ hai màu xanh đỏ trong tuyến phố kiểu mẫu thì các đơn vị phải lấy ý kiến của người dân trong khu phố đó, được sự đồng thuận với dân thì mới bền vững được". 

Sáng 13/5, Cổng thông tin điện tử quận Thanh Xuân có đăng bài “Tổng hợp, cung cấp thông tin báo chí về chỉnh trang biển hiệu đường Lê Trọng Tấn - phường Khương Mai, quận Thanh Xuân”. 

Theo đó, qua tiếp nhận cơ bản các biển hiệu đáp ứng được nhu cầu của các hộ gia đình. Trên cơ sở đó quận Thanh Xuân đã tiến hành chỉnh trang đồng bộ hệ thống biển hiệu toàn tuyến. 

Đối với các tổ chức doanh nghiệp đã có logo quảng cáo và thương hiệu độc quyền quận tôn trọng nhưng đề nghị thực hiện việc chỉnh trang đảm bảo kích thước để tạo sự thống nhất đồng bộ”. 

Việc thực hiện được làm theo phương thức xã hội hóa, nói cách khác, nhân dân không phải bỏ tiền. Một tập đoàn đã ủng hộ 1,7 tỉ đồng làm 157 biển hiệu. Nhưng “đại gia” chi tiền, chính quyền thực hiện, không có nghĩa người dân bị… áp đặt.

Các cơ sở kinh doanh cho rằng, việc quy định của Nhà nước chỉ nên dừng lại ở kích cỡ, độ sâu của biển. Phần nội dung biển, màu sắc, chữ viết, hình ảnh nên để doanh nghiệp, cá nhân tự quyết định, miễn là không vi phạm pháp luật.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc”. (Ảnh trong bài: VGP)

Các phong trào thi đua yêu nước khơi dậy khát vọng cống hiến của mọi tầng lớp Nhân dân

(PLVN) -  Các phong trào thi đua yêu nước trong năm 2024 đã thực sự trở thành phong trào thi đua rộng khắp với sự tham gia tích cực của mọi tầng lớp Nhân dân, khơi dậy khát vọng cống hiến, thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng bứt phá trong năm 2025

Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Vietnamnet).
(PLVN) -  Năm 2024, là một năm đáng nhớ với ngành cá ngừ, khi kim ngạch xuất khẩu cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD, bất chấp nhiều biến động trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng và khai thác tối đa các cơ hội trong năm 2025, ngành cá ngừ cần giải quyết nhiều thách thức và thúc đẩy sự hợp tác đồng bộ giữa ngư dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đề xuất 4 chương trình hành động thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ một số chương trình hành động thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tới cộng đồng Pháp ngữ. (Ảnh: Kim Anh)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, trong bối cảnh ngành Nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi sang kinh tế xanh, sinh thái, thân thiện với môi trường, việc phát triển nông nghiệp bền vững là rất cấp thiết và cần thúc đẩy trên toàn cầu.

Điện thương phẩm của EVNNPC dẫn đầu cả nước

EVNNPC đầu tư nhiều trạm biến áp mới để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện ở miền Bắc. (Ảnh: EVNNPC).
(PLVN) -  Năm 2024, tỷ lệ điện thương phẩm của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đạt 99,14 tỷ kWh - tăng 9,46% so với 2023 và vượt 4,2 tỷ kWh so kế hoạch EVN giao, là Tổng Công ty có sản lượng điện thương phẩm lớn nhất trong 5 Tổng Công ty phân phối.

Chấm dứt tranh chấp trong áp dụng thuế phòng vệ thương mại với cá tra vào Hoa Kỳ

Việc Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được giải pháp song phương để giải quyết vụ kiện cá tra, basa là kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả 2 phía. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, ngày 17/1/2025, tại Washington, Hoa Kỳ, Bộ Công Thương được ủy quyền của Chính phủ đã ký Thỏa thuận song phương giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá phi-lê từ Việt Nam với đại diện Chính phủ Hoa Kỳ - Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR).

Kiều hối 2024 về Việt Nam ở mức ổn định

Lượng kiều hối về Việt Nam duy trì ở mức ổn định trên nền tăng cao kỷ lục của năm 2023. (Ảnh: VCB).
(PLVN) - Năm 2024, mặc dù kinh tế và chính trị thế giới có những diễn biến không thuận lợi nhưng lượng kiều hối về Việt Nam vẫn đạt 16 tỷ USD, được đánh giá là ổn định, tương đương với năm 2023 - năm tăng trưởng kỷ lục của lượng kiều hối.

Ngân hàng 'vào cuộc đua' khuyến mại dịp Tết Nguyên đán

 Các ngân hàng dành nhiều chương trình tri ân khách hàng dịp Tết. (Ảnh minh họa: thuonggiaonline.vn)
(PLVN) - Tung các chiêu khuyến mại không chỉ để hút tiền gửi dồi dào mỗi dịp Tết đến mà còn là cách để các ngân hàng tri ân khách hàng sau một năm gắn bó, đồng hành. Rất nhiều chương trình khá hấp dẫn đã được các ngân hàng đưa ra vào dịp Tết Ất Tỵ này.

Cơ bản đã khắc phục theo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về IUU

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về IUU ngày 14/01/2025. (Ảnh: Minh Khôi)
(PLVN) - Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tại đợt thanh tra lần thứ tư của Ủy ban châu Âu (EC) về: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; xử lý tàu cá "3 không"; xử lý hình sự đối với các hành vi liên quan đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài ở Việt Nam, các nội dung trên cơ bản đã được khắc phục.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam bổ nhiệm Tân Tổng giám đốc
(PLVN) -  Ngày 15/1/2025, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã ký quyết định số 18/QĐ-HCVN bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú, Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản năm 2025

Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT Trần Đình Luân tin rằng thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng, phát triển trong năm 2025. (Ảnh: PV)
(PLVN) - “Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác”, đó là nhận định của ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.