Biến hiểm họa COVID-19 thành cơ hội để Việt Nam chấm dứt bệnh lao

Biến hiểm họa COVID-19 thành cơ hội để Việt Nam chấm dứt bệnh lao
(PLVN) - Ngày 19/3, Bệnh viện Phổi trung ương tổ chức trao đổi về chủ đề "Biến hiểm họa COVID-19 thành cơ hội để Việt Nam chấm dứt bệnh lao năm 2030". Đây cũng chính là chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3/2020, 

Theo Bệnh viện Phổi Trung ương, chủ đề này muốn nêu rõ từ cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19, mọi người hãy chung tay tích cực hơn nữa trong công cuộc phòng, chống bệnh lao.

Hiện nay, hàng năm, số người tử vong do lao còn cao hơn nhiều số tử vong do tai nạn giao thông. Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm, tuy nhiên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu công tác phòng, chống lao cũng nhận được sự quan tâm, đầu tư đúng mức, được sự chung tay của các cấp, các ngành và của cả cộng đồng thì mục tiêu loại bỏ bệnh lao vào năm 2030 hoàn toàn có thể thực hiện được.

Bệnh lao là kẻ giết người thầm lặng. Không ai bị mắc lao mà tử vong ngay, bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi tử vong thì đã lây sang rất nhiều người khác. Cơ chế lây bệnh lao nguy hiểm hơn COVID-19 vì vi khuẩn lao có thể lây truyền theo đường không khí với các hạt mịn có kích thước từ dưới 5 micro mét, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Trong khi đó, COVID-19 chỉ lây khi tiếp xúc với giọt bắn trực tiếp từ người bệnh hoặc bề mặt các đồ vật qua tay tiếp xúc trực tiếp rồi đưa lên miệng mắt mũi.

Hiện nay, Việt Nam vẫn nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. 

Phát biểu tại buổi gặp mặt, PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết:" Đối với dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, khi mới có 16 ca bệnh, chúng ta đã phải tạm đóng cửa các trường học và gây ra sự xáo trộn rất lớn trong xã hội, cả về tích cực và tiêu cực. Còn bệnh lao có đến 174.000 người mắc và đến 13.000 người tử vong do lao, bao gồm cả lao/HIV trong một năm, không chỉ xảy ra ở một vài nơi như TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc mà tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước".

PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung phát biểu tại buổi gặp mặt
PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung phát biểu tại buổi gặp mặt  

“Chương trình chống lao của Việt Nam được thế giới đánh giá là mô hình bước vào con đường chấm dứt bệnh lao. Tuy nhiên, những thách thức đặt ra cho Chương trình phòng chống lao quốc gia hiện nay là bảo đảm tính bền vững, nguồn thuốc điều trị, đặc biệt là sự vào cuộc và hưởng ứng của cộng đồng.”, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh.

Ngày thế giới phòng, chống lao 24/3 năm nay là cơ hội cho tất cả mọi người chung tay giúp sức, nâng cao nhận thức về bệnh lao, đồng thời kêu gọi sự quan tâm, hành động của các cấp chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và cộng đồng để chiến thắng bệnh lao. 

Nhắm vận động nhân dân cả nước ủng hộ, giúp đỡ người bị bệnh lao vượt qua những ảnh hưởng của bệnh tất, mặc cảm bệnh tật để chữa khỏi bệnh lao và hòa nhập với cộng đồng, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao Quốc gia - Quỹ PASTB đã phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin ủng hộ Quỹ PASTB, từ 0h ngày 3/3/2020 đến 24h ngày 1/5/2020.

- Cú pháp soạn tin nhắn: TB gửi 1402 (20.000 đồng/tin nhắn, không giới hạn số lượng tin nhắn)

Ngoài ra, các tổ chức cá nhân có thể tài trợ cho Quỹ trực tiếp hoặc chuyển khoản theo thông tin

- Đơn vị: Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao

- Địa chỉ: Tầng 1, nhà K, Bệnh viện Phổi Trung ương, số 463 đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, TP Hà Nội

- Số tài khoản: 160 10 00 028869 9

- Tại: Ngân hàng BIDV, Chi nhánh sở Giao dịch 3.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.