Biến động điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội: Người mừng, người lo

Niên học 2023 - 2024, điểm chuẩn vào lớp 10 có nhiều biến động bất ngờ. (Ảnh minh họa: PV)
Niên học 2023 - 2024, điểm chuẩn vào lớp 10 có nhiều biến động bất ngờ. (Ảnh minh họa: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi công bố điểm thi vào lớp 10 công lập ở Hà Nội năm nay, có rất nhiều trường tăng, giảm điểm bất ngờ so với dự đoán của học sinh, phụ huynh. Điều này gây ra những câu chuyện “dở khóc, dở cười” cho các thí sinh.

Trường tốp hạ điểm, trường thường tăng điểm

Năm nay, rất nhiều trường công lập thuộc tốp đầu hạ điểm chuẩn so với mọi năm. Như Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) mọi năm vốn có mức điểm chuẩn xét tuyển cao nhất, năm nay lại “ngậm ngùi” hạ 1,75 điểm, chỉ còn 42,5 điểm, ngang bằng với THPT Yên Hòa và THPT Lê Quý Đôn. Các Trường như THPT Việt Đức, THPT Kim Liên năm 2023 có mức điểm chuẩn rơi vào khoảng trên 43 điểm, năm nay đều đồng loạt hạ từ 1,5 cho 1,75 điểm. Đây là một tiền lệ rất hiếm gặp trong vài năm trở lại đây, thông thường những trường tốp đầu sẽ giữ nguyên hoặc tăng điểm chuẩn.

Ngoài ra, có những trường cấp III công lập điểm chuẩn “tụt xuống” rất thấp khiến học sinh vô cùng bất ngờ. Như THPT Đoàn Kết (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được đánh giá là một trong những trường tương đối tốt, mức điểm chuẩn năm 2023 là 40 điểm, năm nay, trường tụt gần 20 điểm, xuống 23,75 điểm. Mức điểm chuẩn của THPT Đoàn Kết còn thấp hơn một số trường cấp III ở ngoại thành Hà Nội như THPT Chúc Động (30,25 điểm), THPT Sóc Sơn (34,75 điểm), THPT Ứng Hòa A (29,25 điểm),...

Ngược lại với một số trường tốp đầu đang hạ điểm chuẩn mạnh, có những trường tốp sau, trường tư thục có mức điểm chuẩn tăng so với những năm trước. THPT Bất Bạt tăng 8 điểm so với năm trước, đây là một điều đáng ngạc nhiên vì THPT Bất Bạt vốn không phải ưu tiên hàng đầu của phụ huynh, học sinh trong vài năm trở lại đây. Hay Trường THPT Thăng Long có điểm chuẩn 42,25, tăng 1,25 điểm và hiện đang lọt vào tốp những trường cấp III có điểm chuẩn cao nhất ở Hà Nội niên học 2024 - 2025.

Theo đánh giá của nhiều giáo viên tại Hà Nội, năm nay, mặc dù đề thi không có nhiều yếu tố bất ngờ, nhưng đề cả ba môn Toán - Ngữ văn - Tiếng Anh có độ phân hóa rõ ràng. Vì vậy, học sinh không thể học tủ, học vẹt. Đặc biệt, hiện nay có nhiều học sinh không lựa chọn tham dự kỳ thi lớp 10 công lập, mà đăng ký học các trường tư thục, trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên. Đây chính là một lý do khiến các trường cấp III công lập giảm mạnh điểm chuẩn.

Tuy giảm điểm chuẩn, nhưng chất lượng đào tạo học sinh vẫn được các trường bảo đảm. Như THPT Đoàn Kết (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, thực tế, phần lớn học sinh nhập học đều có mức điểm trên 30, chỉ có duy nhất một em được 23,75 điểm. Đối với những em học kém, nhà trường có kế hoạch hỗ trợ, kèm cặp, bồi dưỡng.

Những câu chuyện “dở khóc, dở cười”

Mức điểm chuẩn các trường công lập giảm mạnh, gây ra rất nhiều câu chuyện “bi hài” kẻ khóc, người cười. Có thí sinh lại ngẫu nhiên đỗ nhiều trường, gia đình phân vân, lo lắng “chọn tới, chọn lui”. Ngược lại, có em lại vì đặt sai nguyện vọng mà thành trượt tất cả các trường đã đăng ký.

Chị Nguyễn Thảo Nhi (45 tuổi, Hà Nội) cho biết, năm nay con chị đỗ hai trường là THPT Việt Đức và chuyên Địa lý của Trường THPT Chu Văn An, hiện tại gia đình rất phân vân, lo lắng không biết chọn môi trường nào thích hợp với cháu: “Lúc còn học trên trường điểm thi của con tôi rơi vào khoảng 42 điểm, gia đình hướng cho cháu thi chuyên và xác định đặt nguyện vọng 1 vào THPT Việt Đức để thử sức, vì năm ngoái trường lấy điểm chuẩn rất cao lên đến 43 điểm (trung bình 8,6 điểm/môn). Không ngờ năm nay trường hạ điểm, cả hai môi trường đều rất tốt, gia đình chúng tôi đang phân vân lựa chọn”.

Ngược lại với niềm vui của gia đình chị Thảo Nhi, chị Hồng Anh (Ba Đình, Hà Nội) có con đỗ vào Trường THPT Nguyễn Trãi (Ba Đình, Hà Nội) lại “khóc dở, mếu dở” nuối tiếc khi không cho con đăng ký vào Trường THPT Phan Đình Phùng: “Ban đầu, khi cháu bày tỏ mong muốn đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Phan Đình Phùng, gia đình phản đối vì điểm chuẩn năm ngoái quá cao lên đến 42,75 điểm. Năm nay, cháu thi được 42 điểm, thừa 0,25 điểm so với điểm chuẩn của trường”. Chị Hồng Anh cho biết, bản thân con chị cũng đã lựa chọn Trường THPT Phan Huy Chú để đăng ký nhập học.

Thực tế, kỳ thi vào lớp 10 các trường công lập ở Hà Nội nói riêng và nhiều tỉnh, thành phố nói chung đang ngày càng căng thẳng. Rất nhiều học sinh, phụ huynh “đổ dồn” vào đăng ký nguyện vọng 1 tại các trường tốp hai, tốp ba, với hy vọng có một “suất” vào các trường công lập. Điều này vô tình đẩy những trường tốp đầu hạ mạnh điểm chuẩn, ngược lại có những trường tốp sau tăng lên đến vài điểm gây ra những tình trạng “dở khóc, dở cười”.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...