Biến đổi khí hậu khiến nhiều người 'ngán'... sinh con

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Biến đổi khí hậu đang khiến cho môi trường sống của con người thay đổi nhanh chóng. Nhiều người vì vậy mà nghĩ đến chuyện không sinh con. 

Sợ sinh con vì biến đổi khí hậu 

Một báo cáo mới công bố đúng vào Ngày Môi trường Thế giới (05/06/2019) dự đoán biến đổi khí hậu có nguy cơ đặt dấu chấm hết cho nền văn minh nhân loại vào năm 2050.  Các tác giả của báo cáo giải thích 35% diện tích đất và 55% dân số toàn cầu sẽ phải hứng chịu 20 ngày có nhiệt độ cao chết người mỗi năm. Nhiệt độ này vượt quá ngưỡng sống sót của chúng ta.

Hậu quả, các hệ sinh thái bị sụp đổ - bao gồm các rạn san hô, rừng nhiệt đới Amazon và Bắc Cực. Khu vực Bắc Mỹ sẽ trải qua những trận cháy rừng, sóng nhiệt và hạn hán tàn khốc. Mực nước của các con sông lớn ở châu Á sẽ bị giảm mạnh làm ảnh hưởng đến khoảng 2 tỷ người.

Ngoài ra, lượng mưa ở Mexico, Trung Mỹ sẽ giảm một nửa khiến nông nghiệp sẽ không thể tồn tại ở vùng cận nhiệt đới khô. Các điều kiện El Nino được dịp thắng thế và sóng nhiệt chết người sẽ xuất hiện ở một số khu vực trong hơn 100 ngày mỗi năm, buộc hơn 1 tỷ người phải di dời.

Trước đó vào năm 2018, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của Liên Hợp quốc (LHQ) cũng đã đưa ra lời cảnh báo, hành tinh này chỉ có 11 năm để ngăn chặn biến đổi khí hậu trước khi nó diễn biến thảm khốc hơn nữa. Những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng tồi tệ hơn. Khí thải nhà kính làm Trái đất ấm dần lên hiện đã vượt quá nồng độ cao nhất được ghi nhận trong các lõi băng trong vòng 800.000 năm qua. Bên cạnh đó, mức độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã tăng 40% kể từ thời tiền công nghiệp hóa, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc đốt các nguyên liệu hóa thạch.

Những cảnh báo trong tương lai về biến đổi khí hậu khiến cô Blythe Pepino, 33 tuổi, một nhạc sĩ người Anh tỏ ra sợ hãi, đến nỗi cô quyết định không sinh con. “Tôi thực sự muốn có một đứa trẻ. Tôi yêu người đàn ông của tôi và muốn có một gia đình thật sự với anh ấy, nhưng nghĩ đến chuyện sinh con khiến tôi ngập ngừng”, Blythe Pepino chia sẻ.

Cô Blythe Pepino là một trong hơn 330 người tham gia vào nhóm có tên là “BirthStrike”, thành lập vào cuối năm 2018. Những người tham gia nhóm này có 80% là nữ và đều tuyên bố rằng họ quyết định không sinh con vì biến đổi khí hậu. Những thành viên của nhóm BirthStrike nói rằng, họ không thể đưa những đứa con của mình vào thế giới mà trong tương lai biến đổi khí hậu sẽ chỉ mang lại những trận cháy rừng lớn, hạn hán, lũ lụt liên tiếp và hàng triệu người rơi vào tình trạng thiếu lương thực… 

“Chúng ta không nên đánh bạc với cuộc sống của người khác. Nếu mọi thứ không suôn sẻ, thế hệ tương lai sẽ không có một cuộc sống tốt đẹp”, Cody Harrison, một người 29 tuổi cho hay. 

Lori Day, một thành viên khác của BirthStrike nói lên suy nghĩ của mình rằng: “Biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ hơn và kèm theo đó là những hệ lụy khác. Nó ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất lương thực, tài nguyên cạn kiệt, thiên tai và khủng khiếp hơn là chiến tranh…Và lẽ dĩ nhiên, con người sẽ phải hứng chịu tất cả những điều đáng sợ ấy. Tôi không muốn đứa con mình sinh ra phải chịu những điều đau khổ ấy”. 

Không chỉ có những thành viên của nhóm BirthStrike, mới đây theo khảo sát của trang Business Insider, có đến 37% người trẻ từ 18-29 tuổi tại Mỹ cho biết họ luôn cân nhắc tác động của biến đổi khí hậu trong việc tính toán tương lai của gia đình, cho thấy xu hướng có thể tác động đến dân số trong tương lai.

Khảo sát được thực hiện với sự tham gia của 1,102 người về tác động của biến đổi khí hậu đến quyết định sinh con. Khoảng 30% đồng ý rằng: “Các cặp đôi nên cân nhắc các tác động tiêu cực và có thể đe dọa tính mạng từ biến đổi khí hậu khi quyết định sinh con hay không”.

Ngoài những lo ngại xung quanh vấn đề chất lượng cuộc sống cho thế hệ tương lai. Nhiều người cũng cho rằng, họ cũng không muốn sinh con vì lượng khí thải mà con cái và cháu chắt họ sẽ tạo ra trong tương lai ảnh hưởng đến hành tinh này. Hiện tại, ước tính trung bình một người thải ra 5 tấn khí thải carbon mỗi năm. Trong khi đó, phía LHQ cũng ước tính, tới năm 2030 dân số thế giới sẽ tăng lên khoảng 8,5 tỷ người và đến năm 2100 lên tới 11 tỷ người. Hầu hết sự gia tăng dân số là ở các nước đang phát triển, nhưng tại các quốc gia phát triển, lượng khí thải carbon trung bình lại cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Cụ thể, một người Mỹ trung bình phát ra 15,6 tấn khí thải mỗi năm, trong khi Sri Lanka và Ghana lại chỉ có ít hơn 1 tấn/ một người.

Theo tổ chức từ thiện Population Matters (Quỹ ủy thác Dân số Tối ưu) có trụ sở ở Anh Quốc đưa ra thông tin rằng, khi dân số tăng lên, lượng khí thải carbon cũng tăng lên, rừng nhiệt đới mất dần đi và còn gây ra nhiều tác động khác tới môi trường. 

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu vào năm 2014, việc giảm dân số không phải là biện pháp tốt nhất để chống biến đổi khí hậu. Bản thân những thành viên trong nhóm BirthStrike không hề có ý định ngăn cản mọi người nên dừng việc sinh con. Họ chỉ muốn lên án, muốn mọi người nhận thức rằng biến đổi khí hậu đang là một cuộc khủng hoảng ảnh hưởng trực tiếp tới hiện tại và thế hệ tương lai. Điều cần làm ngay bây giờ, ngay lúc này, đó là con người phải thay đổi cách sống và cùng chung sức chống biến đổi khí hậu. 

Chưa quá muộn để hành động

Báo cáo của IPCC nhận định, để giữ cho nhiệt độ Trái đất chỉ tăng ở mức 1,5 độ C so thời kỳ tiền công nghiệp, lượng khí thải CO2 toàn cầu vào năm 2030 cần giảm là 45% so mức của năm 2010 và xuống mức “không phát thải” vào khoảng năm 2050. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi những thay đổi rộng rãi trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, xây dựng, giao thông và đô thị. Một số phương pháp để hạn chế thải khí CO2 ra bầu khí quyển đã được đưa ra, trong đó có việc thúc đẩy các quy trình tự nhiên và phát triển công nghệ lưu trữ, sử dụng năng lượng từ nước, gió, thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch.

Báo The Jakarta Post dẫn kết quả báo cáo do một liên minh gồm 38 tổ chức phi chính phủ thực hiện được công bố mới đây cho hay, việc khôi phục hệ sinh thái rừng tự nhiên, bảo đảm quyền sử dụng đất của các cộng đồng dân cư bản địa và điều chỉnh hệ thống cung cấp thực phẩm toàn cầu, có thể góp phần giảm tới 40% lượng khí thải nhà kính vào năm 2050. Theo tính toán của giới chuyên gia, tới năm 2050, nếu các nước giàu giảm được 90% lượng thịt tiêu thụ, môi trường sinh sống bền vững cho khoảng 10 tỷ cư dân trên Trái đất có thể được bảo đảm. Việc giảm 30% lượng thực phẩm dư thừa hiện nay cũng sẽ giúp giảm 500 triệu tấn khí carbon, khoảng 1% tổng lượng khí phát thải.

Tại Hội nghị Biến đổi khí hậu trực tuyến hồi tháng 11/2018, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng, thế giới vẫn chưa hành động đủ nhanh và mạnh mẽ để ứng phó với sự ấm lên của Trái đất, vì thế cần ngay lập tức giải quyết thực trạng này. Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ Maria Fernanda Espinosa cho rằng, lượng khí CO2 hiện nay đang ở mức cao nhất trong vòng 800 nghìn năm qua. Riêng trong năm 2017, thiên tai gây ra thiệt hại hơn 500 tỷ USD cho toàn thế giới. Tuy nhiên, bà Espinosa khẳng định vẫn chưa quá muộn để hành động.

Châu Phi là một trong những khu vực được quan tâm nhất trong việc đối phó biến đổi khí hậu. Theo Báo cáo Chỉ số tổn thương do biến đổi khí hậu của LHQ năm 2018, có tới 79 thành phố châu Phi nằm trong danh sách 100 thành phố có tốc độ tăng dân số nhanh nhất thế giới đứng trước tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Các chuyên gia cảnh báo, gần 50% GDP của châu Phi (khoảng 1.400 tỷ USD) có nguy cơ “bốc hơi” vào năm 2023 do tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu. Giới khoa học cho rằng, chính quyền các cấp tại châu Phi cần ưu tiên bảo đảm thích nghi với những tác động không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu. Chính phủ các nước cũng cần tích hợp khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong tất cả các chiến lược phát triển; cân bằng tăng trưởng kinh tế với quản lý môi trường thông minh; phổ biến và nâng cao sự hiểu biết của các cộng đồng dân cư về khí hậu…

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.