Biến chứng viêm thanh quản ở trẻ có thể đe dọa đến tính mạng

Hình minh họa. Nguồn ảnh internet
Hình minh họa. Nguồn ảnh internet
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - ThS. BS. Phạm Minh Tuấn Bộ môn – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, đối với trẻ em , viêm thanh quản có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Thanh quản là một cơ quan có vai trò trong việc thở, nuốt và nói giúp chúng ta thực hiện các trạng thái trong giao tiếp nói, hát, thì thầm hay la hét.

Theo ThS. BS. Phạm Minh Tuấn Bộ môn – Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quân y 103, viêm thanh quản là tình trạng viêm của thanh quản do hoạt động quá mức, bị kích ứng hoặc nhiễm trùng.

Bệnh tích chủ yếu của viêm thanh quản là viêm niêm mạc. Quá trình viêm có thể khu trú ở niêm mạc hoặc lan xuống dưới từ xung huyết, phù nề, loét niêm mạc đến viêm cơ, hoại tử sụn.

Viêm thanh quản cấp tính trên lâm sàng thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau có thể xếp thành: Viêm thanh quản cấp tính ở người lớn. Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em. Viêm thanh quản hậu phát, phù nề thanh quản.

Viêm thanh quản có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc kéo dài (mãn tính). Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản là do nhiễm virus tạm thời và không nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng khàn tiếng kéo dài đôi khi được xem là báo hiệu một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng hơn.

Những lứa tuổi và nguyên nhân gây viêm thanh quản

Người lớn và trẻ nhỏ đều có nguy cơ bị viêm thanh quản. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, yếu tố nguy cơ sẽ khác nhau.

Với người lớn, người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chất gây dị ứng; Người bị trào ngược axit dạ dày; Người bị viêm mũi xoang nhiều đợt; Người thường xuyên hút thuốc hoặc ở gần những người hút thuốc; Người sử dụng giọng nói quá nhiều như giáo viên, ca sĩ, MC, kinh doanh, buôn bán… Người bị nhiễm nấm do thường sử dụng ống hít hen suyễn

Với trẻ nhỏ, trẻ thường xuyên viêm mũi họng, sau đó viêm thanh quản; Trẻ hay la hét hoặc hát quá nhiều gây phù nề dây thanh; Viêm thanh quản sau nhiễm cúm

Đối với viêm thanh quản cấp tính là một vấn đề sức khỏe tạm thời. Nguyên nhân có thể do lạm dụng dây thanh quản hay do bị nhiễm trùng. Điều trị căn nguyên sẽ giúp thanh quản hết viêm.

Theo đó viêm thanh quản cấp tính có thể do nhiễm virus, vi khuẩn; Sau viêm đường hô hấp, viêm mũi xoang, viêm Amidan, viêm VA ở trẻ em; Sử dụng giọng gắng sức; Nói nhiều, la hét, hát to; Uống quá nhiều rượu bia.

Viêm thanh quản mạn tính xảy ra do thanh quản tiếp xúc thời gian dài với các chất gây kích ứng. Tình trạng này thường ảnh hưởng diễn ra lâu hơn so với viêm thanh quản cấp tính.

Viêm thanh quản mạn tính có thể do những nguyên nhân sau: Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại hoặc chất gây dị ứng; Trào ngược axit từ dạ dày; Viêm mũi xoang thường xuyên; Hút thuốc hoặc ở gần những người hút thuốc; Lạm dụng giọng nói; Bội nhiễm nấm do sử dụng thường xuyên thuốc hít điều trị hen suyễn; Thay đổi hình dạng dây thanh do tuổi cao cũng có thể gây khàn tiếng dai dẳng.
Triệu chứng viêm thanh quản

Viêm thanh quản thường đến đột ngột và diễn biến nặng trong 5-7 ngày đầu. Các dấu hiệu thông thường là giọng nói khàn khàn, nói hụt hơi, yếu giọng; Thỉnh thoảng mất giọng; Cơn ho khó chịu không biến mất; Có nhu cầu hắng giọng thường xuyên; Vướng họng, khó nuốt.

Ngoài ra, tình trạng viêm nắp thanh quản (viêm thanh thiệt) là tình trạng viêm sưng mô ở dưới đáy lưỡi cũng có thể xảy ra. Nắp thanh quản là phần mô bao phủ thanh quản và khí quản (ống thở), nằm ở dưới đáy lưỡi có nhiệm vụ bảo vệ đường thở khi nuốt. Khi bị viêm nắp thanh quản, mô sưng lên, gây hẹp đường thở, nguy cơ tử vong nếu không được điều trị.

Viêm thanh quản ở người lớn không nghiêm trọng nhưng người bênh nên đi khám nếu bị khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần, sốt, ho hoặc khó thở.

Đối với trẻ em, viêm thanh quản có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dó đó, bạn cần theo dõi tình trạng sốt và đưa trẻ đi khám nếu nằm trong các trường hợp như, trẻ khóc không ra tiếng hoặc khàn giọng nhiều; Khó nuốt hoặc khó thở, phát ra âm thanh khò khè khi hít vào hoặc chảy nhiều nước dãi hơn bình thường; Giọng nói như bị bóp nghẹt; Xuất hiện tình trạng sốt.

Bác sĩ Tuấn cũng nhấn mạnh, biến chứng viêm thanh quản ở trẻ có thể gây hẹp đường thở, viêm phế quản phổi… nguy hại hơn có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, hãy điều trị cấp cứu nếu trẻ bị viêm thanh quản và xuất hiện dấu hiệu thở hổn hển hoặc khó thở.

Cách chữa viêm thanh quản tốt nhất là để bộ phận này được “nghỉ ngơi”, giảm bớt hoạt động dây thanh, nhờ đó bệnh dần thuyên giảm. Trường hợp bệnh không có dấu hiệu suy giảm, thì bệnh nhân có thể sử dụng thuốc, nhưng cũng cần được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Những loại thuốc thường được sử dụng trong chữa viêm thanh quản bao gồmThuốc corticoid, đây là một nhóm thuốc kháng viêm giúp làm giảm sưng tấy.

Thuốc kháng sinh, sử dụng khi nguyên nhân do vi khuẩn.

Thuốc giảm đau,có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau nhưng tần suất và lượng dùng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và thuốc xịt họng thanh quản.

Cách chăm sóc và chữa trị viêm thanh quản tại nhà

Một số phương pháp điều trị tại nhà giúp hỗ trợ điều trị bệnh bạn có thể áp dụng: Uống nhiều nước, tránh uống rượu và cafein; Sử dụng máy tạo độ ẩm; Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn; Dùng thuốc ngậm tại chỗ; Tránh ở trong môi trường không khí khô, khói hoặc bụi; Hạn chế nói nhiều, nói to, nói liên tục.

Bên cạnh đó BS. Phạm Minh Tuấn cho biết còn có sử dụng liệu pháp khác như cách chăm sóc và giảm bớt những hoạt động quá mức gây tổn thương dây thanh.

Để ngăn ngừa tình trạng viêm thanh quản, người bệnh cần tuân theo những quy tắc phòng bệnh như, tránh hút thuốc và tránh xa khói thuốc; Hạn chế rượu và cafein; Uống nhiều nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày; Tránh dùng thức ăn cay chua, tránh ăn khuya, để tránh trào ngược dạ dày thực quả.

Sử dụng thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh hắng giọng, hạn chế nói nhiều, nói to, nói liên tục, la hét.

Tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên bằng cách rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với những người đang bị nhiễm siêu vi.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.