Bị tố quấy rối, lừa tiền nữ sinh, giảng viên trường Đại học Ngoại thương nói gì?

Bị tố quấy rối, lừa tiền nữ sinh, giảng viên trường Đại học Ngoại thương nói gì?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trên mạng xã hội, một người tự giới thiệu là cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương đã tố cáo một tiến sĩ, giảng viên có hành vi quấy rối, quỵt tiền sau khi hứa 'chạy' cho người này làm giảng viên trường này.

Thầy giáo bị tố là Tiến sĩ N.N.Đ - giảng viên dạy Marketing của Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, từng là Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quốc tế. Hiện thầy là Phó khoa Đào tạo Quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương.

Trả lời Tổ quốc, thầy Đ khẳng định không hề có những việc mờ ám như những gì nữ sinh H.M chia sẻ. Trường ĐH Ngoại thương đang phối hợp điều tra với cơ quan công an để xác minh sự việc.

Thầy Đ cho hay: "Đây là nick clone mới lập từ 1 tháng trước, không hề có thông tin uy tín. Tôi và nhà trường đang phối hợp với cơ quan chức năng vào cuộc xác minh để truy vết xem ai là người đăng và họ đăng với mục đích gì.

Sự việc này không chỉ ảnh hưởng danh dự tôi mà còn liên quan đến uy tín, danh dự của trường Ngoại thương trong mùa tuyển sinh sắp tới. Khoa tôi cũng là 1 trong những khoa hot nhất ở trường. Ngoài sự vào cuộc của công an, tôi cũng sẽ đưa ra thông cáo của riêng mình trên trang cá nhân".

Trước đó, sáng 13/12, trên mạng xã hội xuất hiện tài khoản giới thiệu mình là cựu sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Theo chia sẻ từ người này: "... Vô cùng bế tắc và tuyệt vọng cả một thời gian dài nhưng vì bị đe doạ quá mức nên hôm nay có thế nào đi nữa cũng quyết nói hết về bộ mặt thật của một thầy giáo...". Người này có nêu tên Tiến sĩ N.N.Đ

Nhân vật này kể, cách đây vài năm được thầy Đ hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, cô tiếp tục học thạc sĩ của trường và gặp lại thầy Đ ở trường, được mời đi cà phê. Cô cho rằng: "Không ít lần, không biết thầy vô tình hay cố ý nhưng thường xuyên đụng chạm vào tay, đùi em… nhắn tin cợt nhả và gửi những hình ảnh khá nhạy cảm".

Bài đăng trên mạng xã hội.

Bài đăng trên mạng xã hội.

Ngoài ra, đỉnh điểm của vấn đề được người này nêu tiếp thời gian làm luận văn có liên quan đến việc chạy khảo sát, thống kê, thầy Đ đặt vấn đề giúp: "Thầy cũng bảo mất chút tiền thôi… Thầy có gợi ý xem em có muốn về làm giảng viên ở trường Ngoại thương không? Em nói là rất thích nhưng sợ không được vì trình độ còn yếu và không quen biết ai cả. Thầy bảo: "Chỉ cần em muốn, việc ở trường thì đơn giản do thầy quen hết lãnh đạo nhà trường. Cửa nào thầy cũng lo được. Tuy nhiên phải mất tiền". Em có hỏi mất tầm bao nhiêu thì thầy bảo mất mấy trăm triệu thôi".

Nhân vật chính trong câu chuyện tiếp tục thông tin gia đình sau vay mượn được tiền đã đưa cho mình để "chạy việc". "Trong mấy hôm đó, thầy liên tục gọi điện và nhắn tin giục giã và bảo nếu không nhanh thì mất thời cơ. Sau 1 tuần thì em đưa đủ số tiền theo lời thầy bảo", thông tin chia sẻ.

Tuy nhiên, người đăng tải thông tin cho rằng sau nhiều lần "hối thúc" chuyện xin việc của mình nhưng giảng viên "loanh quanh", chặn tin nhắn, điện thoại: "Không thể chịu được nữa, em đến tận trường tìm thầy Đ. Thầy bảo luôn là giờ thầy không có tiền, lúc nào thầy có thì thầy trả, còn không em muốn làm gì thì làm. Thầy cũng doạ là việc này em có làm um lên thì chỉ có em thiệt chứ vị trí và uy tín của thầy ở trường là vững lắm rồi, các lãnh đạo đều là chỗ thân tình".

Trao đổi với VietNamNet, đại diện truyền thông của Trường ĐH Ngoại thương cho hay, nhà trường không nhận được bất cứ đơn thư, tố cáo nào theo hình thức trực tiếp, song đã nắm bắt được thông tin sự việc thông qua các trang mạng xã hội.

“Từ sáng, nội dung tố cáo được đăng tải trên các trang mạng, diễn đàn bằng tài khoản phụ. Nhà trường muốn nghe cụ thể từ 2 phía. Qua rà soát cũng đã liên hệ tới cựu sinh viên này nhưng chưa nhận được hồi âm, do đó chưa liên hệ trực tiếp được để tìm hiểu và xác minh các vấn đề liên quan”.

Theo vị này, Trường ĐH Ngoại thương dành sự ưu tiên cao nhất cho 5 đảm bảo về: môi trường sư phạm; kỷ cương học đường và nói không với tiêu cực; chất lượng giảng dạy; tính chính trực; quyền lợi của người học.

Do đó, quan điểm của nhà trường sẽ vào cuộc quyết liệt vụ việc này. Nếu vụ việc có thật, thì dù nữ sinh không có đơn tố cáo thì nhà trường vẫn sẽ xử lý. Còn nếu sự việc không có thật thì nhà trường cũng sẽ phải có biện pháp để các trang mạng, diễn đàn không lợi dụng để đưa những thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín của trường và danh dự của giảng viên.

Sáng nay, Trường ĐH Ngoại thương cũng đã yêu cầu thầy giáo có liên quan đến nội dung tố cáo làm giải trình.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...