Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh: "Ninh Bình hội nhập và phát triển bền vững"

Thành phố Ninh Bình nhìn từ trên cao
Thành phố Ninh Bình nhìn từ trên cao
(PLVN) - Nằm ở cực Nam của Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Ninh Bình được đánh giá là địa phương hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là công nghiệp và du lịch. Năm qua, tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Nhân dịp đầu xuân năm mới, Phóng viên báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2018 - 2019 của tỉnh.

Là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế giữa hai khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ, Ninh Bình đã tận dụng lợi thế thuận lợi nào để phát triển kinh tế - xã hội, thưa bà?

- Với vị trí địa lý thuận lợi, hình thành 3 vùng tương đối rõ nét là vùng đồi núi, đồng bằng và vùng ven biển, Ninh Bình có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng..., là điều kiện, tiềm năng thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Ninh Bình đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 17/17 chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể, kinh tế phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng (GRDP) đạt 9,27%; sản xuất nông nghiệp ổn định, công nghiệp tăng trưởng mạnh, tổng giá trị sản xuất đạt trên 49,2 nghìn tỷ đồng, tăng 20% và vượt kế hoạch 5,2% kế hoạch.

Trong những năm qua, Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có nhiều giải pháp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác tiềm năng, thế mạnh để đưa Ninh Bình từ tỉnh thuần nông trở thành tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Tập trung phát triển du lịch, dịch vụ, xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn; bảo tồn, gìn giữ, phát huy có hiệu quả Quần thể Danh thắng Tràng An - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chú trọng, tạo điều kiện thu hút, đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ.

Về văn hóa - xã hội, quan tâm chăm lo sự nghiệp giáo dục, đào tạo, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các sự kiện lớn của đất nước, của tỉnh với nhiều nội dung, hình thức phong phú, thiết thực.

Công tác xây dựng Đảng tại tỉnh Ninh Bình trong năm qua được triển khai đồng bộ, toàn diện, tạo sự chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, việc triển khai được thực hiện cụ thể như thế nào, thưa bà?

- Năm qua, công tác xây dựng Đảng được tỉnh Ninh Bình đặc biệt quan tâm và triển khai tích cực, có hiệu quả.

Tỉnh ủy Ninh Bình chỉ đạo thực hiện công tác kiện toàn, sắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ theo phân cấp quản lý đảm bảo nguyên tắc, đúng quy trình, quy định.

Tổ chức sơ kết 1 năm thực hiện thí điểm sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, đồng thời triển khai sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở xã, thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh. Thực hiện thí điểm mô hình Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch MTTQ ở thành phố Ninh Bình...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình kiểm tra, giám sát năm 2018; chỉ đạo triển khai các cuộc kiểm tra, giám sát theo kế hoạch. Uỷ ban Kiểm tra các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; xem xét và thi hành kỷ luật nghiêm túc.

Bà Nguyễn Thị Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
Bà Nguyễn Thị Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

Thưa bà, được biết trong năm 2018, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế. Bà đánh giá như thế nào về những thành công mà tỉnh đã đạt được?

- Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, tỉnh Ninh Bình đã nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo hướng chủ động, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả và đạt được những kết quả quan trọng.

Hoạt động xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD, các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội trước 2 năm. Thu ngân sách đạt kết quả cao, ước đạt gần 12.000 tỷ đồng.

Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả, diện mạo nông thôn mới thay đổi tích cực. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. 

Từ những thành tích đạt được nêu trên, bà có thể chia sẻ phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 của tỉnh Ninh Bình?

- Năm 2019 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI đã đề ra. 

Phương hướng chung của năm 2019 được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định là: Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với tái cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở triển khai đồng bộ, hiệu quả các cơ chế chính sách của Nhà nước và của tỉnh.

Thực hiện quyết liệt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp. Phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 

“Ninh Bình hội nhập và phát triển bền vững” là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chúng tôi luôn rộng mở đón chào các nhà đầu tư, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất về một môi trường đầu tư với những chính sách ưu đãi và hấp dẫn nhất. 

Xin trân trọng cảm ơn!

Về công tác dân vận: Chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm 2018 của Ban Dân vận Trung ương về “Năm dân vận chính quyền”; quán triệt, triển khai các văn bản của Ban Bí thư Trung ương Đảng liên quan đến công tác dân vận.

Đọc thêm

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

TP HCM giữ vững vai trò Thành phố động lực tăng trưởng

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại cuộc gặp cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tổ chức sáng 21/4 tại TP HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm kỳ vọng TP HCM tiếp tục giữ vững phát huy vai trò là động lực phát triển chính, trung tâm đổi mới sáng tạo của vùng và của cả nước.

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 2: Lòng dân đồng thuận, mong có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ

Nhiều người dân xã Phước Dinh sinh sống bằng nghề nuôi, trồng thủy sản. (Ảnh: PV).
(PLVN) - Khi huyện Ninh Hải triển khai khảo sát thông tin bằng phiếu đến các hộ dân, trên 90% người dân ở nơi chuẩn bị giải tỏa, di dời tại địa bàn huyện đồng thuận với chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN). Bên cạnh đó, người dân mong muốn khi đến nơi ở mới, cuộc sống sẽ được bảo đảm bằng và tốt hơn nơi ở cũ.

Phó Thủ tướng ra "tối hậu thư" về 2 bệnh viện nghìn tỉ đang bị lãng phí

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Hơn nghìn tỷ đồng đã được rót vào hai bệnh viện "siêu hiện đại" ở Hà Nam, nhưng đến nay vẫn chưa đón được bệnh nhân nào. Trước nguy cơ chậm tiến độ kéo dài, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ra “tối hậu thư”: tăng tốc, gỡ vướng vốn, thi công xuyên đêm để sớm đưa hai công trình y tế trọng điểm vào hoạt động, phục vụ Nhân dân và tránh lãng phí đầu tư.

Minh chứng cho sự chuyển mình chiến lược của đất nước

Minh chứng cho sự chuyển mình chiến lược của đất nước
(PLVN) -  Ngày 19/4 vừa qua, tại điểm cầu trung tâm nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khánh thành, khởi công các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa “giấc mơ” điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 1: Kỳ vọng vào dự án được tái khởi động sau 8 năm tạm dừng

Nơi xây dựng Khu tái định cư thuộc Dự án Nhà máy điện hạt nhân 2 tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
(PLVN) -   Việc tái triển khai Dự án điện hạt nhân sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tiến xa hơn trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ hạt nhân không chỉ dừng lại ở sản xuất điện mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân.

Khuyến khích tinh thần 'dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới' trong toàn xã hội

Bộ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại Lễ hướng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, người Việt Nam có 2 sức mạnh quan trọng: Tư duy STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) tốt nên làm khoa học và công nghệ tốt; năng lực vận dụng tốt nên làm đổi mới sáng tạo (ĐMST) tốt. Đây đều là những năng lực cốt lõi của thời Khoa học, Công nghệ (KHCN), ĐMST, Chuyển đổi số (CĐS)...

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: 'APEC 2027 - cơ hội vàng để Phú Quốc phát triển đột phá'

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: 'APEC 2027 - cơ hội vàng để Phú Quốc phát triển đột phá'
(PLVN) - Làm việc với tỉnh Kiên Giang ngày 21/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2027 tại Phú Quốc (Kiên Giang) không chỉ là một sự kiện đối ngoại quan trọng mà còn là cơ hội lớn để kiến tạo nền tảng phát triển bền vững cho "đảo Ngọc". Mọi công trình đầu tư phục vụ sự kiện đều phải tuân thủ nguyên tắc “đầu tư không hối tiếc”, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang lại lợi ích lâu dài cho người dân và đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, anh hùng và các lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tiếp tục các hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, điệp báo, biệt động Sài Gòn, du kích, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vĩnh Phúc phải tăng trưởng đạt mức 9%

Vĩnh Phúc phải tăng trưởng đạt mức 9%
(PLVN) - Để đạt mức tăng trưởng cả nước trên 8% trong năm 2025, Chính phủ đã giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng địa phương theo Nghị quyết số 25/NQ-CP, trong đó tỉnh Vĩnh Phúc phải đạt mức 9%.

Niềm vinh dự của lực lượng diễu binh, diễu hành

Niềm vinh dự của lực lượng diễu binh, diễu hành
(PLVN) -  Những ngày giữa tháng 4/2025, khu vực Đông Nam Bộ nắng như đổ lửa. Nhưng bất chấp thời tiết nắng nóng, tại Biên Hòa (Đồng Nai), các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ vẫn “vượt nắng thắng mưa, say sưa luyện tập” diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ diễn ra vào 6h30 sáng 30/4/2025.

Hội thảo Đại thắng mùa Xuân 1975: Đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.
(PLVN) - Hôm qua (20/4), tại Học viện Cán bộ TP HCM, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo & Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.