Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình yêu cầu không chủ quan, xem nhẹ công tác phòng chống mưa lũ sau bão

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long yêu cầu các cấp, ngành không được chủ quan, xem nhẹ công tác phòng chống mưa lũ sau bão; tập trung công tác khắc phục thiệt hại.

Sáng 11/9, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh đánh giá tình hình thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Theo báo cáo nhanh của Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình, ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão, tính đến 15h ngày 10/9, toàn tỉnh có 5 người chết, 1 người bị thương; trên 6.700 ha lúa, hoa màu bị gẫy, đổ; 16 điểm trường bị ảnh hưởng; hàng trăm điểm giao thông bị sạt lở, sụt lún.

Mưa lớn kèm dông lốc đã khiến 34 công trình thủy lợi bị ảnh hưởng, hư hỏng; gần 8.200 con gia súc, gia cầm bị thiệt hại; 107 cột điện bị gẫy, đổ, hư hại; nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, công trình hạ tầng thiết yếu bị ảnh hưởng.

Nhằm khắc phục hậu quả cơn bão số 3, các địa phương huy động lực lượng xung kích tại cơ sở với gần 8.900 thành viên tham gia ứng phó, giúp người dân sơ tán, khôi phục nhà cửa… Các lực lượng công an, quân đội trực ứng phó thiên tai và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả với 100 % quân số.

Lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình hỗ trợ di dời các hộ dân đến khu vực an toàn. Ảnh: Hà Hoàng

Lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình hỗ trợ di dời các hộ dân đến khu vực an toàn. Ảnh: Hà Hoàng

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Phi Long - Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình ghi nhận sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của các sở, ngành, địa phương trong ứng phó với cơn bão số 3; cảm ơn nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phối hợp với chính quyền triển khai kịp thời các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Ông Nguyễn Phi Long - Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Đinh Hòa
Ông Nguyễn Phi Long - Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Đinh Hòa

Ông Nguyễn Phi Long yêu cầu các cấp, ngành quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của trung ương, địa phương về phòng chống thiên tai, ứng phó với mưa lũ. Không được chủ quan, xem nhẹ công tác phòng chống mưa lũ sau bão; tập trung công tác khắc phục thiệt hại. Tiếp tục khẩn trương di dời các hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở.

Đồng thời, đảm bảo lương thực, thực phẩm, đảm bảo người dân vùng lũ không bị đói ăn, thiếu mặc. Tổ chức lực lượng ra quân dọn dẹp, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão. Tập trung nhân lực, máy móc khắc phục sạt lở trên các tuyến đường giao thông. Hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất, kinh doanh. Tổ chức tiếp nhận hỗ trợ của các đoàn cứu trợ kịp thời và chuyển đến tận tay người dân bị thiệt hại.

Vị Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục xuống cơ sở trực tiếp lãnh đạo công tác phòng chống thiên tai. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tham mưu ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thực hiện trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có các hoạt động hỗ trợ thiên tai, bão lũ. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phát động hội viên, đoàn viên tham gia tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nhân dân dọn dẹp vệ sinh sau bão lũ. Tổ chức các đoàn đi thăm, động viên nhân dân bị thiệt hại do lũ trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh bị thiệt hại nặng.

Bí thư Tỉnh ủy Hoà Bình giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xây dựng đề án di dời dân cư ra khỏi các vùng nguy cơ sạt lở, xây dựng các khu tái định cư phòng chống sạt lở. Nghiên cứu xây dựng quy định về cải tạo chỗ ở đối với người dân vùng núi, vùng nguy cơ sạt lở;

Xây dựng bản đồ và hệ thống cảnh báo mưa lũ trên địa bàn tỉnh; đề án sửa chữa các hồ đập, nâng cấp hệ thống giao thông đáp ứng công tác phòng chống bão lũ. Tư vấn thiết kế nhà chống bão, chống lũ cho người dân, nhất là tại các xã vùng cao.

Đọc thêm

Tiên Du (Bắc Ninh) vững bước vào Xuân Ất Tỵ 2025

Tiên Du (Bắc Ninh) vững bước vào Xuân Ất Tỵ 2025
(PLVN) - Về Tiên Du vào dịp cận kề năm mới khi sắc xuân đang dần đến từng thôn làng, ngõ xóm, hiện hữu trước mắt bạn sẽ là những ngôi nhà bình yên, khang trang cùng tiếng cười vui của trẻ thơ háo hức đón xuân về.

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững
(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.