Bí thư thành ủy 'selfie' và chuyện gần dân, trọng dân của tân lãnh đạo

Tân Bí thư Thành Ủy TPHCM, ông Đinh La Thăng được người dân vây quanh xin chụp ảnh
Tân Bí thư Thành Ủy TPHCM, ông Đinh La Thăng được người dân vây quanh xin chụp ảnh
“Đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ trung ương tới cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…” - TBT Nguyễn Phú Trọng nói.
Việc ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đi thăm chợ hoa, dùng điện thoại chụp ảnh selfie “tự sướng” với người dân khiến dư luận xôn xao những ngày qua.
Nhiều người tỏ ra đồng tình, khâm phục và… tán dương rằng việc “ra mắt” của Bí thư Thăng như thông điệp về một cam kết đáng tin cậy của tân lãnh đạo thành phố…
Thực ra, việc đến với dân ngày tết không có gì mới.
Ngày xưa, Đức vua Lê Thánh Tông mỗi dịp đầu năm mới thường cải trang vi hành để xem xét tình hình dân chúng và ông đã từng đến thăm gia đình một người làm nghề dọn vệ sinh.
Sinh thời mỗi năm tết đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường đi thăm những người dân lao động, các chiến sĩ công an, bộ đội và nhân sĩ, trí thức.
Ngay trong cái Tết độc lập đầu tiên (1946), vào đêm giao thừa, Hồ Chủ tịch đã đến thăm một số gia đình lao động nghèo và nhân sỹ trí thức ở Hà Nội. Sau đó, Người cải trang như người dân thường đến thăm đền Ngọc Sơn.
Tết cuối cùng (1969), Hồ Chủ tịch đi thăm xã Vật Lại (huyện Ba Vì) khai xuân và trồng cây đa trên đồi của xã.
Nhiều vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta cũng rất gần gũi, thân mật với người dân như nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…
Tại các nước, hình ảnh sinh hoạt đời thường, tiếp xúc với dân của các nguyên thủ như Thủ tướng, Tổng thống ở trong phòng làm việc, ngoài đường phố, trên bàn ăn hay sân thể thao... không có gì lạ.
Tổng thống Mỹ Ôbama từng chơi với trẻ ngay tại phòng làm việc của mình. Thủ tướng Đức Angela Merkel “nhảy tưng tưng” khi xem bóng đá. Nguyên Thủ tướng Thái Lan xinh đẹp Yingluck trồng rau, nuôi gà, thu hoạch sầu riêng cùng với người nông dân...
Thế nhưng việc ông Thăng đến thăm đường hoa Nguyễn Huệ vẫn được dư luận quan tâm. Vì sao vậy?
Ở đây có mấy lý do.
Thứ nhất, việc tiếp cận truyền thông chưa thật sự được các vị lãnh đạo của ta chú trọng. Còn nhiều vị lãnh đạo rất ngại khi đăng (hoặc công khai) hình ảnh sinh hoạt đời thường của mình.
Thứ hai, tâm lý xã hội nhiều khi cho rằng đó là hành động “đánh bóng tên tuổi”, chưa phù hợp với Việt Nam.
Song điều thứ ba mới quan trọng. Đó là không ít người vẫn chưa thoát khỏi “tư duy quan chức”, tự coi mình như “đấng bậc” trong xã hội nên lúc nào cũng “đạo văn mạo” từ lời ăn, tiếng nói cho đến đi đứng và đặc biệt là trong mỗi dịp tiếp xúc với dân.
Tất nhiên, là quan chức, họ không thể “suồng sã” và càng không nên ăn nói “xô bồ, bất cẩn”, song không có nghĩa là cứng nhắc và… khệnh khạng.
Trong khi đó, thậm chí đối với một số người, thói quan liêu đã trở thành “bệnh quan”. Họ tự “giết chết” những cảm xúc của một con người bình thường, luôn “nghiêm cẩn” mà quên mất rằng quan chức cũng là một con người bình thường có lúc làm việc, có lúc ưu tư, có vui, có buồn và có những phút giây cho gia đình, bè bạn, cộng đồng…
Chính cách hành xử đó khiến họ xa dân và tất nhiên, dân cũng xa họ.
Phát biểu bế mạc Đại hội XII, TBT Nguyễn Phú Trọng đã cam kết với nhân dân rằng tập thể lãnh đạo Đảng khóa XII sẽ là tập thể lãnh đạo gần dân, trọng dân, vì dân.
“Đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ trung ương tới cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…” - TBT Nguyễn Phú Trọng.
Vâng, muốn “vì dân” thì phải biết “trọng dân” và muốn “trọng dân” thì phải biết “gần dân” và ngược lại, chỉ có “gần dân” thì mới biết “trọng dân” và chỉ có “trọng dân” thì mới “vì dân”.
Thời người dân nhìn quan lớn như “đèn giời”, không dám ngẩng mặt để “chiêm ngưỡng dung nhan” đã qua và cả cái thời người lãnh đạo tự coi mình như “đấng bậc” của dân cũng đã qua.
Đây là thời mà cán bộ, công chức cần phải cầu thị ở nhân dân như lời phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng: “Ban chấp hành TƯ khóa 12 cầu thị nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ quý báu của các bậc lão thành cách mạng, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể qua các thời kỳ, của các cơ quan, ban ngành, địa phương, các giới, đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao...”
Những ai thật sự “vì dân” thì trước hết, phải biết “gần dân”, “trọng dân”, phải không các bạn?

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.