Bí thư Huyện ủy Văn Quan (Lạng Sơn): Dồn sức xây dựng nông thôn mới

Ông Nguyễn Quang Tuấn - Bí thư Huyện ủy Văn Quan
Ông Nguyễn Quang Tuấn - Bí thư Huyện ủy Văn Quan
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đời sống kinh tế, xã hội người dân huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) đang ngày một khởi sắc, phát triển. Có được thành quả này, vai trò cấp ủy Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới là rất rõ rệt. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Tuấn – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Văn Quan về vấn đề này.

Cấp ủy Đảng xác định cây, con chủ lực

Xin ông có thể nêu ngắn gọn về những tiềm năng, lợi thế của Văn Quan trong phát triển kinh tế, xã hội?

- Văn Quan là huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn, đời sống kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước cũng như tỉnh Lạng Sơn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân huyện Văn Quan đã có nhiều thay đổi, ngày càng được nâng cao, đổi mới.

Huyện hiện có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội với trình độ lao động người dân ngày càng được nâng cao; tài nguyên đất rừng, nước ngọt phong phú để phát triển trồng cây lâu năm, hoa màu; chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát triển đặc sản vùng miền; du lịch cộng đồng; tiềm năng điện gió…. Riêng năm 2021, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện vẫn tăng 9%, thu nhập bình quân đầu người đạt 30,5 triệu đồng.

Ông có thể phân tích rõ hơn về vai trò cấp ủy Đảng trong việc định hướng, phát triển các thế mạnh trên của kinh tế địa phương?

- Huyện ủy đã ban hành một nghị quyết để xác định các cây trồng và vật nuôi chủ lực của địa phương, từ đó dồn sức để tập trung chỉ đạo, lãnh đạo phát triển tại các thôn, xã. Hiện, huyện đã xác định được một số cây trồng, vật nuôi chủ lực, phù hợp với địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao, dễ thực hiện.

Cụ thể, với cây trồng lâu năm, huyện xác định một số cây chủ lực như cây hồi, trám đen, sở... Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất của huyện là chăm lo phát triển cây hồi là cây lâu năm chủ lực nhất. Hiện, hồi đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong thu nhập, mang lại kinh tế bền vững cho người dân địa phương. Xung quanh cây hồi, có ba nhóm đối tượng cùng có thể kiếm tiền, nâng cao thu nhập. Thứ nhất là người trồng hồi, tức chủ cây hồi; thứ hai là người làm thuê trèo hồi và cuối cùng là người thu mua, chế biến, tiểu thương buôn bán hồi. Từ cây hồi mà mức sống của ba đối tượng này được nâng lên.

Huyện ủy Văn Quan xác định hồi là cây trồng lâu năm chủ lực trong phát triển kinh tế địa phương

Huyện ủy Văn Quan xác định hồi là cây trồng lâu năm chủ lực trong phát triển kinh tế địa phương

Hiện nay, huyện Văn Quan có khoảng 14.000 ha diện tích rừng hồi, trong đó khoảng 11.000 ha cây trồng đã có quả, đạt sản lượng từ 13.000 – 15.000 tấn hồi tươi/năm, được trồng tại khắp các xã trong huyện, nhiều nhất tại các xã như Yên Phúc, Tràng Phái, Liên Hội, An Sơn, Tân Đoàn, Đồng Giáp, Tràng Các… Huyện đã đầu tư nhiều nguồn lực để một số xã cải tạo, phát triển cây hồi theo hướng sản xuất hồi hữu cơ, có chỉ dẫn địa lí rõ ràng. Đến nay, toàn huyện đã phát triển được trên 300 ha hồi hữu cơ; sản lượng hồi tăng qua các năm. Những năm gần đây, giá hồi lên khá cao, hồi tươi có giá từ 25.000 – 45.000 nghìn đồng/kg, hồi khô từ 140.000 – 200.000/kg. Đặc biệt, sản phẩm hồi không bao giờ bị “ế”, sản lượng hàng năm bao nhiêu đều được tiêu thụ hết. Thị trường chủ yếu là xuất khẩu đi Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Trung Đông…

Để phát triển cây trồng chủ lực này, hàng năm huyện Văn Quan hỗ trợ người dân trồng mới thêm nhiều diện tích hồi, chỉ đạo đảm bảo tốt an ninh trật tự, tránh việc lấn chiếm, tranh chấp đất trồng hồi, trộm hồi…

Một cây trồng lâu năm khác của huyện là cây trám đen. Hiện tại xã Đồng Giáp có giống trám đen rất đột biến, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thương lái Trung Quốc sẵn sàng đặt mua độc quyền loại trám đen này trong vòng 10 năm với giá cao gấp 4 – 5 lần so với trám đen thông thường. Giá trám đen hiện nay dao động khoảng từ 60.000 – 90.000/kg. Thời gian qua, việc trồng trám đen đang được nhân rộng ở xã Đồng Giáp cũng như một số địa phương khác của huyện.

Hỗ trợ, nhân rộng mô hình hiệu quả

Vậy còn liên quan đến phát triển chăn nuôi, đặc sản địa phương, thưa ông?

- Huyện xác định chăn nuôi cũng là một thế mạnh của địa phương. Tuy nhiên, không phải là chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún mà huyện đang tập trung chỉ đạo phát triển một số trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung. Điển hình, huyện đang có những trang trại lợn tương đối lớn, số lượng hàng nghìn con. Đặc biệt, mới đây tại xã Lương Năng, người dân đã mạnh dạn đầu tư trang trại lợn khoảng 12.000 con, tổng mức đầu tư dự kiến cho trang trại này khoảng 110 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp khác ở xã Hữu Lễ đang thí điểm mô hình nuôi cá chình Nhật Bản. Cụ thể, doanh nghiệp này mới đây đã đầu tư 80 tỷ đồng để nhập khẩu cá chình từ Nhật Bản về nuôi. Dự kiến, mô hình trang trại nuôi cá này sẽ đầu tư tổng cộng khoảng 200 tỷ đồng; sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu. Theo đánh giá, nguồn nước, khí hậu ở đây rất thích hợp để nuôi cá chình Nhật Bản. Bước đầu, mô hình này đang đem lại kết quả rất tích cực.

Chúng tôi cũng định hướng việc sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch cộng đồng ở một số địa phương có tiềm năng như tại các xã Hữu Lễ, Liên Hội, Tân Đoàn. Đồng thời, đẩy mạnh sản xuất rau màu theo hướng tập trung ở một số khu vực như xã An Sơn, Điềm He, Khánh Khê, Tràng Các...

Huyện cũng đang chú trọng phát triển một số đặc sản vùng miền khác như gà ri bản địa, rượu men lá Hữu Lễ (đã đạt chuẩn ba sao), mật ong Liên Hội, cao khô Chợ Bãi, miến rong Tràng Phái, đặc biệt là vịt cổ xanh Tu Đồn, Điềm He. Loại vịt này có nguồn gốc địa phương, nuôi ở suối nước ngọt, thịt rất thơm ngon...

Huyện ủy đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả. Mô hình nào hoạt động tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, huyện sẽ có những chương trình hỗ trợ, phát triển, nhân rộng.

Ngoài ra, huyện có nhiều tiềm năng về điện gió, khi địa phương sở hữu nhiều đồi cao, thoải, gió thổi mạnh quanh năm. Hiện, một doanh nghiệp của Đức đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư ba dự án điện gió lớn ở Lạng Sơn, trong đó có một dự án điện gió ở Văn Quan, công suất 30MW. Tại nhiều địa điểm khác của huyện như ở Khao Mòng, Bản Nầng… tiềm năng điện gió được đánh giá còn lớn.

Dồn sức xây dựng nông thôn

Qua khảo sát thực tế tại nhiều địa phương trong huyện, chúng tôi nhận thấy bộ mặt nông thôn ở Văn Quan đang ngày một đổi mới. Công tác xây dựng nông thôn mới đang được huyện thực hiện thế nào, thưa ông?

- Về chương trình nông thôn mới, huyện tập trung mọi nguồn lực từ nguồn vốn trung ương, vốn tỉnh và vốn địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho người dân các xã. Nhiều trường học, đường giao thông, trạm y tế, nhà văn hoá; nhiều mô hình sản xuất kinh doanh, dạy nghề đã được huyện đầu tư từ các nguồn vốn này. Có thể nói, chúng tôi dồn mọi nguồn lực được trung ương cấp đến địa phương có để phát triển, xây dựng nông thôn mới.

Nhiều trường học, nhà văn hoá tại huyện Văn Quan được xây dựng từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Nhiều trường học, nhà văn hoá tại huyện Văn Quan được xây dựng từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Hiện, mỗi năm huyện ủy chọn ra hai xã để chỉ đạo đầu tư trọng tâm về nông thôn mới, một xã để hoàn thành, một xã để thúc đẩy sang năm hoàn thành.Năm nay 2022, huyện đang tập trung đẩy mạnh đầu tư đưa xã Bình Phúc hoàn thành các tiêu chí về nông thôn mới. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư các tiêu chí khác đang được huyện thực hiện quyết liệt, đồng bộ.

Tuy nhiên, vốn ba chương trình mục tiêu quốc gia năm 2021, 2022 của trung ương chưa được phân bổ về huyện, trong khi vốn tỉnh, huyện không có nhiều là những khó khăn của việc xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua. Nhưng tin vui là những khó khăn này sẽ được tháo gỡ trong thời gian tới khi vốn trung ương thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia sắp được phân bổ về các huyện.

Định hướng của Huyện ủy trong việc xây dựng nông thôn mới là gì, thưa ông?

- Xây dựng nông thôn mới có đến 19 tiêu chí, bởi vậy, huyện xác định đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh việc đầu tư dàn trải, manh mún. Hiện, để làm tốt công tác này, chúng tôi giao cho Ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới hàng tháng báo cáo, đề xuất những nội dung cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, bố trí nguồn lực, kể cả bố trí con người để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, với quan điểm khi đạt nông thôn mới thì đời sống người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn đổi mới, vệ sinh môi trường được đảm bảo, ý thức người dân trong việc cùng hệ thống chính trị xây dựng nông thôn được nâng cao.

Nói cách khác, Huyện ủy định hướng, xây dựng nông thôn mới, trung tâm là phục vụ người dân, an sinh nhân dân. Những chính sách tốt đẹp về xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước đưa xuống, người dân phải là đối tượng được hưởng, từ người già đến trẻ em đều cảm nhận rõ điều đó thông qua những con đường đẹp, những trường học đẹp, những nhà văn hoá đẹp…. Để làm tốt điều đó, Huyện ủy xác định xây dựng chính quyền phải là chính quyền thân thiện, bộ máy Đảng phải đạt trong sạch, vững mạnh.

Trân trọng cảm ơn ông!

Chân dung Bí thư Huyện uỷ từng bán kem dạo, làm thợ xây

Trước khi giữ chức Bí thư Huyện ủy Văn Quan, ông Nguyễn Quang Tuấn có nhiều năm công tác tại Thành ủy Lạng Sơn, HĐND Thành phố Lạng Sơn và Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Lạng Sơn. Ông Tuấn là người am hiểu cuộc sống, nhất là cuộc sống người nông dân. Để thông hiểu sâu sắc cuộc sống và nhân dân, trong quá trình công tác, những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi đang là chuyên viên, ông Nguyễn Quang Tuấn không ngần ngại đạp xe đạp đi bán kem dạo hay làm thợ xây.

Hiện ông Tuấn được đánh giá là cán bộ thân thiện, gần gũi với người dân và cấp dưới nhưng quyết liệt trong chỉ đạo điều hành công việc. Trụ sở làm việc của ông hiện nay cách xa gia đình hơn 30km, những khi công việc bận rộn, ông thường xuyên phải ngủ lại cơ quan, đêm “chong đèn” đọc nghị quyết và các văn bản mới của Đảng và cấp trên.

Ông nhận được nhiều hình thức khen thưởng của Nhà nước như: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn các năm 2016, 2017, 2020; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội năm 2021.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.