Bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Nguyễn Quang Thái: Phòng, chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là nhiệm vụ trọng tâm lâu dài, xuyên suốt

(PLVN) - Với 8 chi bộ trực thuộc và 127 đảng viên, Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) là một đảng bộ lớn mạnh của Đảng bộ Bộ Tư pháp. Nhiệm kỳ 2020 -2025 tới đây, công tác đảng và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị chuyên môn được định hướng ra sao để tiếp tục ghi dấu ấn trong hoạt động của toàn Đảng bộ Bộ Tư pháp? Bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái đã có cuộc trao đổi với chúng tôi xung quanh nội dung trên.

* Xin ông cho biết đánh giá về kết quả hoạt động của Đảng bộ Tổng cục THADS trong nhiệm kỳ vừa qua và định hướng lớn trong nhiệm kỳ tới?

- Ông Nguyễn Quang Thái: Có thể nói, hoạt động của Đảng bộ nhiệm kỳ qua có nhiều khởi sắc và chuyển biến mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu THADS trong nhiều năm liền. Năm 2017: Công tác THADS tiếp tục có bước chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay về việc và về tiền thi hành án.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước còn nhiều khó khăn, số việc và tiền thụ lý tăng (5,57% về việc và 19,67% về tiền tương đương gần 173 nghìn tỷ đồng) song Hệ thống THADS đã thi hành xong số việc, số tiền cao nhất từ trước đến nay, cao hơn so với năm 2016 là hơn 19 nghìn việc và 6 nghìn tỷ đồng. 

Năm 2018: Hệ thống THADS đạt được nhiều kết quả quan trọng, nỗ lực từng bước đổi mới công tác thi hành án. Nhằm lãnh đạo toàn diện việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác THADS, thi hành án hành chính giai đoạn 2018 - 2021, trong năm, Tổng cục THADS tham mưu Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp ban hành Nghị quyết số 31-NQ/BCS về công tác này.

Bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái. (Ảnh: Lê Sơn)
 Bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái. (Ảnh: Lê Sơn)

Trên cơ sở đó, toàn Hệ thống THADS đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhất là trong bối cảnh số việc và tiền thụ lý tiếp tục tăng cao so với năm 2017 (tăng 5,06% về việc và 13,32% về tiền). Năm 2018, Hệ thống THADS đã thi hành xong gần 571.708 việc và trên 34.520 tỷ đồng; công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đã đạt nhiều kết quả. 

Năm 2019: Công tác THADS đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay. Trong bối cảnh số việc và tiền thụ lý mới tiếp tục tăng so với năm 2018, các cơ quan THADS đã nỗ lực thi hành xong trên 579 nghìn việc tương ứng với số tiền trên 52 nghìn tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đã đề ra. Số tuyệt đối thi hành về tiền tăng gấp 2 lần so với năm 2018. 

Trên cơ sở phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục những khó khăn, tồn tại trong nhiệm kỳ qua, Đại hội Đảng bộ Tổng cục, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra phương hướng, mục tiêu tổng quát như sau: Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng bộ, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm; đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng và tính tiền phong gương mẫu của đảng viên, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; Chỉ thị số 05-CT/TW và các quy định về trách nhiệm nêu gương; xây dựng Đảng bộ Tổng cục thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu để xây dựng Tổng cục ngày càng lớn mạnh, phát triển bền vững...

* Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Trung ương có nghị quyết rất quan trọng là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Theo ông, việc triển khai Nghị quyết này tại Đảng bộ Tổng cục đã tác động ra sao đến thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tổng cục THADS?

- Ông Nguyễn Quang Thái: Trong hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nói riêng và trong thời gian thực hiện các quy định của Đảng về nêu gương nói chung, Đảng ủy, Lãnh đạo Tổng cục đề cao vai trò của  công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phòng, chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, lâu dài, xuyên suốt trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo. Minh chứng lớn nhất chính là kết quả mà toàn ngành đạt được trong mấy năm qua mà tôi đã đề cập ở trên. 

Ra mắt Ban chấp hành Đảng bộ Tổng cục THADS nhiệm kỳ 2020 - 2025.
 Ra mắt Ban chấp hành Đảng bộ Tổng cục THADS nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Điều quan trọng hơn là với kết quả từ trước sẽ tạo đà rất lớn cho nhiệm kỳ tiếp theo, trong đó phải kể đến các chỉ tiêu, nhiệm vụ sẽ phải thực hiện như: 100% cấp ủy xây dựng và thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; các Nghị quyết Trung ương Đảng khóa XIII; Nghị quyết Đại hội Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025  và Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng bộ Tổng cục THADS.

100% đảng viên tham gia nghiên cứu, học tập Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và nghị quyết của Đảng ủy Bộ Tư pháp. Lãnh đạo Tổng cục THADS lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành THADS hoàn thành các chỉ tiêu công tác của ngành theo chỉ tiêu đã được Nghị quyết của Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.

Hàng năm, 90 - 95% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó 15 - 20% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 100% cán bộ, đảng viên tiếp tục đăng ký “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thủ trưởng các đơn vị từ Tổng cục, Cục đến các Chi cục phải có kế hoạch tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng chặt chẽ, hiệu quả, khắc phục triệt để tình trạng “giao khoán” cho cấp ủy. 

Thực hiện nghiêm quy chế học tập lý luận chính trị; hàng năm, bắt buộc mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhất là cán bộ chủ chốt phải hoàn thành nhiệm vụ học tập lý luận chính trị và được cập nhật kiến thức mới. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp đối với công tác tư tưởng. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tư tưởng ở các cấp. Tăng cường sinh hoạt đối thoại dân chủ, công khai; đẩy mạnh thực hiện biện pháp nêu gương, “tự soi, tự sửa”, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ lãnh đạo. 

Nắm chắc diễn biến tư tưởng, dư luận, các mối quan hệ của cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhất là đối với những cán bộ đảng viên thường xuyên phải đi công tác ở cơ sở; chủ động phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh. Phát huy vai trò chủ động, tự giác của bản thân cán bộ, đảng viên, quần chúng trong việc rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Lãnh đạo, chỉ đạo kết hợp chặt chẽ, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng với nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật và cải cách hành chính.

Cán bộ, công chức, đảng viên trong Hệ thống THADS cũng phải hình thành cho mình các phẩm chất: i) Tận tụy, trách nhiệm với công việc: Chủ động phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ, chịu trách nhiệm cá nhân cao nhất về các nội dung liên quan đến chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao;

ii) Chuyên nghiệp: Nghề THADS phức tạp, dễ sai, khó sửa nên phải chuyên nghiệp với kiến thức, kỹ năng thuần thục; tổ chức công việc khoa học và có kế hoạch; phối hợp có hiệu quả với các ngành, các cấp hữu quan để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao;

iii) Trung thực: Trung thực với cấp trên, với đồng nghiệp và với người dân; iv) Thượng tôn pháp luật: Khi làm việc phải lấy pháp luật làm đầu; v) Gương mẫu: Gương mẫu từ trong công việc, trong quan hệ ứng xử.

Đồng thời nói không với: i) Tiêu cực: Đây là lĩnh vực gắn nhiều đến quyền lợi của dân, của cơ quan tổ chức nên nếu không biết “nói không với tiêu cực” thì sẽ vướng vào vòng lao lý;

ii) Quan liêu: Mỗi số phận trong một vụ việc THADS đều gắn với những điều kiện, hoàn cảnh riêng. Nếu không biết đặt mình vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì không bao giờ có chiều sâu;

iii) Bệnh thành tích: Không thể vì chạy theo chỉ tiêu mà bỏ qua quy trình thủ tục, làm gian dối.

* Để hoàn thành các mục tiêu trên, ông có thể chia sẻ đôi nét về giải pháp thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 của Đảng bộ Tổng cục?

- Ông Nguyễn Quang Thái: Phòng, chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ là nhiệm vụ trọng tâm lâu dài, xuyên suốt, trong đó cần chú trọng các giải pháp:

Một là, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong cơ quan, đơn vị. Tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp về tầm quan trọng, sự cần thiết, cấp bách của phòng, chống sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cơ quan, đơn vị. Bảo đảm cho Đảng bộ luôn trong sạch vững mạnh, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Tiếp tục duy trì phong cách làm việc sâu sát cơ sở. 

Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, năng lực và đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, thật sự tiền phong, gương mẫu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, đề cao tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người lãnh đạo cấp ủy, đơn vị.

Đổi mới nội dung, thực hiện nghiêm túc nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng; chú trọng xây dựng, ban hành nghị quyết chuyên đề sát với từng lĩnh vực; năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết, xác định đúng nội dung lãnh đạo, chỉ đạo đi sâu lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, khắc phục hạn chế yếu kém... 

Hàng năm, lấy kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; tự phê bình và phê bình; sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý; hiệu quả đấu tranh, khắc phục suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là những tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên theo đúng tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa XII. 

Hai là, quan tâm  xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảngvà xây dựng Hệ thống cơ quan THADS. Vì vậy, cần phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt trong toàn Hệ thống có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống trong sạch; có số lượng và cơ cấu hợp lý; có năng lực lãnh đạo, chỉ huy tốt; trình độ, kiến thức chuyên môn ngày càng cao; có uy tín trong tập thể, đáp ứng tốt hơn yêu cầu xây dựng trong tình hình mới. 

Thực hiện tốt công tác quy hoạch (không chỉ đối với cán bộ lãnh đạo mà phả quan tâm cả các chức danh pháp lý chuyên ngành), đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Việc quy hoạch cán bộ phải vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính tổng thể, lâu dài. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.

Kết hợp tốt các loại hình đào tạo, gắn đào tạo theo chức vụ với trình độ học vấn, giữa nâng cao lý luận với bồi dưỡng năng lực thực tiễn; kết hợp đào tạo chính quy với bồi dưỡng tại chức, đào tạo với tự đào tạo, đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài; chú trọng xây dựng bản lĩnh chính trị, mặt bằng kiến thức, trình độ cơ bản và chuyên ngành, bảo đảm cho cán bộ thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Ba là, chú trọng, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và kỷ luật chính quyền. Thực hiện theo phương châm “Mở rộng giám sát, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm”. Công tác kiểm tra, giám sát phải góp phần phát hiện và khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót khi mới manh nha. 

Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện kiểm tra tổ chức, cá nhân đảng viên có dấu hiệu vi phạm, phải tăng cường chủ động giám sát, kiểm tra về phẩm chất đạo đức, kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, về nhận thức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và việc chấp hành Điều lệ Đảng.

Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát toàn khóa, hàng năm và kiểm tra theo chuyên đề của Đảng ủy và Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy. Hàng năm tổ chức 02 - 03 đoàn kiểm tra của Đảng ủy tiến hành kiểm tra các đơn vị trực thuộc Đảng bộ và thực hiện nghiêm túc quy định tự kiểm tra 25% trở lên tổng số đảng viên trong chi bộ. 

Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, quần chúng; giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng nhằm tăng cường “sức đề kháng”, vô hiệu hóa mọi âm mưu, hoạt động phá hoại tư tưởng, thâm nhập, chuyển hóa, lũng đoạn nội bộ, tha hóa cán bộ, đảng viên và quần chúng của các thế lực thù địch. 

Có thể nói, nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Đảng bộ là phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng bộ, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm; đổi mới phương thức và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng và tính tiền phong gương mẫu của đảng viên, nâng tầm lãnh đạo của cấp ủy, xây dựng Đảng bộ thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, Tổng cục và ngành THADS, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

* Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư ở Khánh Hòa
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), chiều 16/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã đến dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Phong Ấp, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Sửa đổi Luật Công chứng: Đề xuất quy định mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo một số nội dung về dự thảo Luật Công chứng sửa đổi. (Ảnh Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, nếu quy định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ thì sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường.

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Người dân làm thủ tục tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp trong Trung tâm PVHCC. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Từ 8h sáng qua (13/11), UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, gồm Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Công an tỉnh cùng các Bộ, ngành liên quan.

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ
(PLVN) - Ngày 14/11, Bộ Tư pháp phối hợp Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và bà Vanessa Steinmetz, Giám đốc quốc gia FNF Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức
(PLVN) - Chiều 13/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Thị Tố Nga, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tư pháp.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo