Bị râu tôm đâm vào tay, người phụ nữ 'tá hỏa' phát hiện mắc ung thư

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vô tình bị râu tôm đâm vào ngón tay, bà M đi khám thì bất ngờ nhận kết quả mắc ung thư máu mạn tính.

Bệnh nhân là bà H.T.M, 54 tuổi có tiền sử khoẻ mạnh. Trước đó 10 ngày, bà M. bị râu tôm chọc vào ngón tay phải khiến ngón tay sưng nề, tấy đỏ, đau nhiều. Bệnh nhân đã đi chích rạch tháo mủ tại phòng khám tư. Sau vài ngày, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh phát hiện bạch cầu, tiểu cầu tăng cao. Bên cạnh đó, bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng lách to.

Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, sau khi làm đầy đủ các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu tuỷ mạn - ung thư máu mạn tính. Trải qua 10 ngày điều trị, bệnh nhân được xuất viện, về uống thuốc tại nhà và tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.

Theo ThS.BS. Nguyễn Quốc Nhật, Phó trưởng khoa Điều trị hoá chất, bệnh ung thư máu mạn tính nhiều trường hợp chỉ tình cờ phát hiện khi khám, xét nghiệm tầm soát sức khoẻ hoặc khi đi khám vì một vấn đề sức khoẻ liên quan nào đó. Vậy nên, khi có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ, người dân không nên chủ quan mà cần đi khám ngay. Ngoài ra, khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cũng vô cùng quan trọng để kiểm soát sức khoẻ của mình và phát hiện bệnh ở giai đoạn “mầm mống”.

Bên cạnh những trường hợp phát hiện bệnh ung thư máu mà không có biểu hiện gì, có những ca bệnh mà triệu chứng dễ dàng nhận biết.

Điển hình là trường hợp của anh P.V.T, một bệnh nhân của Khoa Điều trị hoá chất được chẩn đoán mắc ung thư máu cấp tính. Tiên lượng chung với thể bệnh này khá xấu. Hiện anh T đang điều trị hoá chất tích cực tại Viện. Người mắc bệnh này có những biểu hiện dễ nhận biết hơn như: mệt mỏi, sốt, da xanh nhợt nhạt, có thể có cả nhiều nốt xuất huyết trên da và chảy máu, một số trường hợp có cả hạch to, lách to…

Theo bác sĩ Nhật, các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào thời điểm và thể bệnh ung thư máu cấp tính, có thể bao gồm:

- Sốt kéo dài, dễ nhiễm trùng, ra nhiều mồ hôi đêm.

- Gầy sút cân nhanh, xanh xao, mệt mỏi.

- Gan to, lá lách to, hạch to, phì đại lợi, đau xương.

- Xuất huyết trên da hay chảy máu khó cầm…

Đối với bệnh ung thư máu mạn tính, các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và thể bệnh: Giai đoạn đầu của bệnh có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, gầy sút cân, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm… nhưng cũng có những trường hợp không có triệu chứng gì như trường hợp bệnh nhân M. nêu trên.

Ở giai đoạn bệnh tiến triển hoặc giai đoạn muộn, các triệu chứng của bệnh thường biểu hiện rõ hơn như thiếu máu, gan lách to, hạch to, thậm chí cả biểu hiện của tắc mạch máu do bạch cầu tăng cao hay tình trạng nhiễm trùng tái diễn do suy giảm miễn dịch.

Sau khi có kết quả xét nghiệm máu, nếu nghi ngờ ung thư máu người bệnh sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm tủy đồ và/hoặc sinh thiết tủy xương để chẩn đoán xác định bệnh. Đồng thời làm thêm các xét nghiệm di truyền, miễn dịch, chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khác để phân loại thể bệnh, giai đoạn bệnh, phân nhóm nguy cơ, theo dõi điều trị.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.