Bị rắn cắn vào tay, người đàn ông cầm theo đầu rắn đến bệnh viện

Vết cắn của bệnh nhân.
Vết cắn của bệnh nhân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thấy con rắn bò ngoài cổng, người đàn ông Quảng Ninh ra bắt nhưng bị cắn vào tay. Anh mang theo đầu con rắn đến bệnh viện để khám và nhận diện.

Bệnh nhân là anh T.V.H đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả để khám, điều trị sau khi bị rắn cắn.

Đang ở nhà, nhìn thấy 1 con rắn bò ngoài cổng, dài gần 1m, anh H ra bắt không may bị rắn cắn vào tay. Anh H mang theo đầu con rắn khi đến Bệnh viện để nhận diện.

Bệnh nhân đã được ê-kíp trực nhanh chóng vệ sinh, rửa sạch vết thương và thấy có vết rắn cắn vào đốt 1 ngón 2 bàn tay phải, vết cắn chảy máu, bầm tím, nề nhẹ tại chỗ, không đau ngực, không khó thở...

Các bác sĩ xác định rằng rắn cắn và đầu con rắn không phải là rắn độc. Hiện tại anh H không có triệu chứng của nhiễm độc nọc rắn.

Bệnh nhân được xử trí theo đúng phác đồ, theo dõi dấu hiệu sinh tồn, dấu hiệu nhiễm độc... và được ra viện ngay hôm sau.

Theo các bác sĩ, TP Cẩm Phả có nhiều vùng đồi núi, có cây cối rậm rạp và các khe hồ..., là nơi rắn trú ẩn. Khi bị rắn cắn, đặc biệt là rắn độc nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách thì bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng, hoại tử vị trí bị cắn, nguy hiểm hơn là tử vong do bị nhiễm độc.

Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả khuyến cáo đến người dân cần hết sức đề phòng.

Nhận biết rắn độc và rắn thường

Có thể nhận biết rắn độc và rắn không độc thông qua dấu răng, tình trạng phù nề và màu sắc vùng da bị cắn.

Rắn độc có hai tuyến nọc và răng độc cho nên khi cắn thường để lại 2 dấu răng trên vết cắn.

Rắn thường thì không có tuyến nọc và chỉ có răng hàm, nên sau khi cắn sẽ thấy vết cắn có hình vòng cung và các dấu răng đều nhau.

Sau khi bị rắn cắn, nếu nạn nhân có các dấu hiệu như: Trào đờm, mờ mắt, chảy máu tại chỗ, cứng miệng, sưng nề, nôn ra máu… thì 90% là đã bị nhiễm nọc độc của rắn, cần sơ cứu và đưa tới bệnh viện ngay.

Nếu vết thương lành, có dấu tích của rắn thường, phản ứng tại chỗ không nhiều, không có dấu hiệu toàn thân thì cũng cần vệ sinh sạch sẽ vết cắn và nên đi kiểm tra để tránh tình trạng nhiễm trùng, biến chứng.

Cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn

Bước 1: Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).

Bước 2: Băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường),

Dùng băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng...) cố định chân, tay bị cắn. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.

Bất động để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân...

Bước 3: Rửa sạch vết rắn cắn dưới vòi nước sạch rồi sát trùng.

Bước 4: Nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

Những việc không nên làm

Garô là biện pháp làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Nó gây đau, rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm.

Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô. Ngoài ra, khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân bị sốc, đe dọa tính mạng.

Chích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn: Các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh...nhiễm trùng nặng thêm).

Hút nọc độc: Không có lợi ích.

Chườm đá (chườm lạnh): Đã được chứng minh là có thể gây hại.

Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo: Không có ích lợi, khi đắp có thể gây nhiễm trùng, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân.

Cố gắng bắt hoặc giết rắn: Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng.

Phòng ngừa rắn cắn

Cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, lũ lụt, mùa thu hoạch và ban đêm. Không đến gần nơi đống gạch vụn, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật. Đêm tối nên đi ủng, giày cao cổ và quần dài. Đội mũ rộng vành nếu đi trong rừng, khu vực nhiều cây cỏ. Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.

Càng tránh xa rắn thì càng tốt, đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không trêu chọc, bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.

Khi bắt rắn nên dùng gậy có móc nâng rắn lên rồi nắm nhẹ thân rắn, không để miệng rắn tiếp xúc với cơ thể.

Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất. Nên quan sát kỹ nơi ngồi hay nằm nghỉ.

Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không. Tránh xây kiểu nhà tạo điều kiện cho rắn ở (như lợp nhà mái tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hốc, nền nhà nhiều vết nứt…)

Những người tắm hoặc giặt ở các vùng nước đục ở cửa sông hoặc một số vùng bờ biển cũng có thể dễ bị rắn cắn.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.