“Bí quyết” để ung thư không còn là gánh nặng bệnh tật

Tầm soát ung thư định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm ngay khi chưa có biểu hiện.
Tầm soát ung thư định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm ngay khi chưa có biểu hiện.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ung thư luôn là mối quan tâm hàng đầu về gánh nặng bệnh tật của ngành Y tế và toàn xã hội. Nếu phát hiện bệnh muộn sẽ gây tốn kém chi phí điều trị, đau đớn về thể xác cũng như tinh thần người bệnh và gia đình. Vậy để ung thư không còn là gánh nặng bệnh tật và mối đe dọa hàng đầu của sức khỏe, bạn hãy đừng bỏ qua những “bí quyết” dưới đây.

Bệnh ung thư - Nỗi sợ không của riêng ai

Không phải ngẫu nhiên, ung thư được Bộ Y tế xếp vào nhóm các bệnh hiểm nghèo. Một người mắc ung thư ở giai đoạn nặng có thể phải tạm dừng mọi hoạt động trong đời sống để tập trung điều trị, bởi bệnh đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. Hơn thế, bản thân người mắc bệnh và gia đình họ cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi những ảnh hưởng của căn bệnh này.

Có lẽ hai từ “ám ảnh” là không đủ để nói về nỗi sợ hãi tâm lý mà những gia đình có người thân mắc ung thư phải trải qua những giờ phút sinh tử với căn bệnh này.

“Chứng kiến mẹ đau đớn về thể xác, rụng tóc, nôn ói, không thể ăn uống trong những đợt xạ trị, lòng tôi cũng đau như cắt, tinh thần suy kiệt, chẳng thể tập trung làm việc gì được”, đó là tâm sự của chị N.T.M (36 tuổi, ở Hà Nội) khi phải nghỉ việc để chăm sóc mẹ mắc ung thư buồng trứng gần một năm nay.

Bên cạnh những tổn hại về sức khỏe thể chất, tinh thần của cả người bệnh và người thân, chi phí điều trị ung thư vẫn luôn là gánh nặng lớn của người dân toàn cầu, nhất là với nước đang phát triển như Việt Nam.

Theo thông tin ghi nhận, một bệnh nhân ung thư ở giai đoạn nặng có thể tiêu tốn hàng tỷ đồng mỗi năm cho chi phí điều trị bệnh. Điển hình như các phương pháp xạ trị, hóa trị và đặc biệt điều trị đích ung thư (sử dụng thuốc làm hạn chế sự tăng trưởng và lan rộng của khối u) rất tốn kém, không phải người bệnh nào cũng có khả năng chi trả. Bởi vậy, nhiều gia đình phải phó mặc tính mạng cho số phận mà không thể tiếp tục lộ trình điều trị.

“Chìa khóa” chiến thắng ung thư của nhân loại

Không ít trường hợp phát hiện ung thư khi ở giai đoạn muộn và kết thúc bằng 2 chữ “giá như”, điển hình như câu chuyện buồn trong gia đình anh V.D.M (47 tuổi, ở Hưng Yên).

Anh M. chia sẻ: “Gia đình tôi có bố mắc ung thư phổi đã mất. Nỗi buồn chưa nguôi ngoai, anh cả và anh hai của tôi đồng thời phát hiện bị ung thư phổi, tuy nhiên, khối u được phát hiện muộn và đã di căn não. Hai anh ra đi lần lượt vào năm 2020 và 2021. Đó là cú sốc lớn nhất của gia đình tôi. Lúc này, rất nhiều sự tiếc nuối đặt ra khi gia đình đã có tiền sử ung thư nhưng lại chủ quan và không tầm soát phát hiện bệnh sớm hơn”.

Liên tiếp mất đi những người thân yêu nhất, không khí gia đình anh M. một thời gian dài bao trùm sự u buồn. Vượt qua giai đoạn khó khăn, cả gia đình động viên anh M. chủ động đi tầm soát ung thư ngay để không đi theo “vết xe đổ” của bố và hai anh trai.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp tầm soát ung thư.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp tầm soát ung thư.

ThS.BSNT Vũ Anh Tuấn - Trưởng phòng Hóa sinh, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC cho biết: “Nhiều người dân mặc định nghĩ rằng ung thư là “bản án tử”. Tuy nhiên, ngày nay, với phát triển mạnh mẽ của y học, ung thư hoàn toàn có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả”.

Trong “cuộc chiến” chống ung thư cam go, “thắng” hay “thua” nằm ở hai chữ “sớm”, “muộn”, chính vì vậy, chủ động tầm soát ung thư sớm là cực kỳ quan trọng, bởi:

Tầm soát phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu mang lại hiệu quả điều trị cao, giúp kéo dài thời gian sống và thậm chí có thể khỏi bệnh hoàn toàn.

Tiết kiệm chi phí điều trị: Nhận biết ung thư ở giai đoạn sớm giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu thời gian điều trị, từ đó, chi phí điều trị đỡ tốn kém hơn rất nhiều khi phát hiện ở giai đoạn muộn và phải sử dụng đến các phương pháp điều trị phức tạp kéo dài hàng năm trời.

Khi phát hiện các dấu hiệu có nguy cơ gây ung thư tiềm tàng trong cơ thể, người khám được bác sĩ cảnh báo kịp thời, được tư vấn thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng phù hợp và có ý thức chủ động kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn.

Bệnh ung thư trở thành nỗi sợ hãi của nhiều người dân.

Bệnh ung thư trở thành nỗi sợ hãi của nhiều người dân.

Những đối tượng đặc biệt chú ý tầm soát ung thư sớm

ThS.BSNT Vũ Anh Tuấn khuyến cáo: Ung thư có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính. Đặc biệt, với xu hướng “trẻ hóa” người mắc ung thư như hiện nay, mọi người dân nên có ý thức chủ động thăm khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ, ít nhất 1 lần/năm. Theo chuyên gia, những đối tượng cần chú ý tầm soát ung thư sớm, gồm:

Gia đình có tiền sử người thân từng mắc ung thư;

Những người có thói quen sinh hoạt, lối sống thiếu lành mạnh như hay thức khuya, uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên…;

Làm việc trong môi trường ô nhiễm, có chứa hóa chất độc hại;

Người mắc các bệnh lý mạn tính như viêm gan B mạn tính, viêm loét dạ dày mạn tính, viêm đại tràng mạn tính… không được điều trị triệt để, bệnh dễ tái phát và có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư.

Tầm soát sớm ung thư được thực hiện như thế nào?

Thạc sĩ Anh Tuấn chia sẻ thêm: Đa phần ung thư thường có thời gian tiến triển dài, tiền ung thư là những dấu hiệu bệnh đầu tiên trước khi bước sang giai đoạn xâm lấn. Do vậy, phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, khi chưa có triệu chứng được xem là “giải pháp vàng” trong cuộc chiến phòng chống ung thư. Các phương pháp tầm soát ung thư ngày càng dễ tiếp cận, an toàn và mang lại hiệu quả cao. Người dân nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để tầm soát sớm căn bệnh nguy hiểm này.

lKết quả xét nghiệm tin cậy cho kết quả chẩn đoán chính xác. (Ảnh: Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC được kiểm duyệt nghiêm ngặt theo hai chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và CAP cho kết quả tầm soát ung thư chính xác nhất)

lKết quả xét nghiệm tin cậy cho kết quả chẩn đoán chính xác. (Ảnh: Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC được kiểm duyệt nghiêm ngặt theo hai chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và CAP cho kết quả tầm soát ung thư chính xác nhất)

Với kinh nghiệm của đơn vị y tế có gần 30 năm đồng hành chăm sóc sức khỏe nhân dân, các chuyên gia của Hệ thống Y tế MEDLATEC cho biết: bên cạnh thăm khám lâm sàng trực tiếp từ các bác sĩ, cần các “trợ thủ” đắc lực là xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh giúp tầm soát sớm, chẩn đoán chính xác ung thư, cụ thể như sau:

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Nếu như thăm khám lâm sàng thông thường chưa thể phát hiện hoàn toàn những biến đổi sâu bên trong cơ thể thì các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như: nội soi, siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner), chụp cộng hưởng từ (MRI)… có khả năng nhìn “xuyên thấu” vào các tổn thương hay khối bất thường tại các cơ quan có nguy cơ gây ung thư.

Phương pháp xét nghiệm

Bên cạnh các xét nghiệm thường quy, để tầm soát ung thư, tùy từng trường hợp cần chỉ định làm các marker giúp phát hiện dấu ấn khối u như ung thư gan, dạ dày, phổi, tuyến giáp, tuyến tiền liệt, tụy, vú, buồng trứng, cổ tử cung… Ngoài ra, người dân có thể làm các xét nghiệm chuyên sâu khác như xét nghiệm mô bệnh học (sinh thiết mô, chọc hút tế bào), xét nghiệm gen di truyền giúp tìm kiếm và sàng lọc nguy cơ xảy ra đột biến ở một số gen liên quan đến ung thư.

Hiện tại, Hệ thống Y tế MEDLATEC có đầy đủ thế mạnh về xét nghiệm như Tumor marker, xét nghiệm xét nghiệm gen, tế bào - giải phẫu… và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (MRI, CT, MSCT…) cùng Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh trực tuyến không khoảng cách 4.0 để đồng hành cùng người dân tầm soát sớm ung thư, cũng như kiểm soát chính xác các bệnh lý hay gặp.

Giúp người dân an tâm sức khỏe và hết nỗi lo gánh nặng ung thư, Hệ thống Y tế MEDLATEC đáp ứng đa dạng các gói khám để Quý khách hàng dễ dàng lựa chọn tầm soát sớm ung thư..

Đồng thời, MEDLATEC hỗ trợ người dân chăm sóc sức khỏe nhanh chóng, tiện lợi với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi - giải pháp chăm sóc sức khỏe tuyệt vời cho cuộc sống bận rộn.

Mọi thông tin giải đáp hoặc đặt lịch xét nghiệm tận nơi, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 hoặc App My Medlatec.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.