Bí quyết để “giải tán” chứng nghiến răng

Bí quyết để “giải tán” chứng nghiến răng
(PLO) - Nghiến răng không những gây tiếng động khó chịu cho người cùng giường mà còn có thể gây đau đầu, đau quai hàm và mòn răng. Ngoài ra, không có phác đồ nào cho tất cả trường hợp vì nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp.
Bởi vậy, việc tìm hiểu bản chất, biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách điều trị là những kiến thức cần thiết cho những ai đang mắc phải chứng bệnh oái ăm này.
Nguyên nhân của bệnh nghiến răng
Nha sĩ Matthew Messina - phát ngôn viên cố vấn tiêu dùng cho Hiệp hội Nha Khoa Mỹ - nói: “Vì một số lý do, răng chúng ta có thể không vừa vặn với cơ thể hoặc răng mọc nhầm chỗ - nơi mà các cơ bị chèn ép. Vì vậy, cơ thể sẽ cố loại bỏ những chiếc răng “khó ưa” này bằng cách nghiến để bào mòn chúng. Dần dần, “gã” cơ thể khổng lồ sẽ chiến thắng vì chúng ta có dư sức mạnh để nghiền nứt răng".
Nguyên nhân của căn bệnh này có thể do ban ngày bạn có dấu hiệu căng thẳng, đến đêm cơ thể sẽ có phản ứng co cơ bằng cách nghiến răng để giải toả sự dồn nén đó. Tuy nhiên, đó chỉ là một nguyên nhân phổ biến. Nhiều nguyên nhân khác như do tư thế ngủ, tai nạn tác động lực mạnh vào cằm hoặc nhai vật cứng làm lệch răng cũng có thể dẫn đến chững bệnh “gây ồn ào” này. Bởi có rất nhiều nguyên nhân phức tạp như vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để tìm hiểu rõ trường hợp bản thân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Chẩn đoán
Một chẩn đoán chính thức của bệnh nghiến răng là nó xảy ra khoảng 3 ngày hay hơn trong một tuần và kéo dài ít nhất 3 tháng.

Cách điều trị

Sau đây là các lời khuyên hữu ích của nha sĩ Messina dành cho những ai đang mắc phải căn bệnh này:

1. Bỏ cà phê và rượu

Nha sĩ Messina cho biết: “Mục tiêu là làm thư giãn và làm giảm hoạt động các cơ để chữa bệnh nghiến răng về đêm. Cà phê và rượu thì lại có tác động ngược lại: Chất caffeine và rượu gây căng thẳng đầu óc.”

2. Áp khăn ấm vào hàm khi ngủ

Với trường hợp nghiến răng do bị lực mạnh tác động lên hàm và răng (như bị một cú đấm vào hàm), một miếng gạc hay khăn ép vào hai bên xương quai hàm có thể hữu ích với bạn.

3. Tham gia một lớp thiền hoặc yoga

Matthew Messina khuyên: “Thiền hoặc yoga giúp giảm căng thẳng và co cơ, vì vậy sẽ là phương pháp giảm thiểu tốt việc nghiến răng”.

4. Đến nha sĩ để được tư vấn

Nếu đến quầy thuốc để mua, bạn sẽ thiếu các chẩn đoán chuyên môn về trường hợp của mình. Nha sĩ Messina giải thích: “Chúng tôi cần nhìn vào vết cắn và cơ hàm để hiểu rõ về tình trạng bạn đang mắc phải, sau đó mới thiết kế một dụng cụ bảo vệ hàm phù hợp cho riêng bạn. Không có một phương pháp điều trị chung nào cho tất cả các trường hợp”.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.