'Bí mật thành Paris' có đầy đủ minh họa xuất hiện ở Việt Nam

'Bí mật thành Paris' có đầy đủ minh họa xuất hiện ở Việt Nam
(PLVN) - “Bí mật thành Paris” là bộ tiểu thuyết được đăng dài kỳ trên tờ Le Journal des débats từ tháng 6/1842 đến tháng 10/1843, thu hút sự quan tâm lớn của mọi tầng lớp xã hội tại Paris lúc bấy giờ.

Bộ tiểu thuyết đã dẫn dắt người đọc đi vào những ngõ hẻm của từng khu phố, qua những lối đi hôi hám tối tăm, để đến với những căn nhà tồi tàn, những quán rượu nhớp nhúa, nơi tá túc của những con người cùng khổ và giới lưu manh tại Paris... 

Sự thành công của Bí mật thành Paris đã góp phần tạo nên một làn sóng sách khám phá “bí mật” các đô thị như: Les Mystères de Marseille của Émile Zola, The Mysteries of London của George W. M. Reynolds, Les Mystères de Londres của Paul Féval, Les Mystères de Lisbonne của Camilo Castelo Branco, Les Mystères de Florence của Carlo Collodi, Les Nouveaux Mystères de Paris của Léo Malet... 

“Bí mật thành Paris” được đánh giá là một trong những tác phẩm đáng kinh ngạc nhất của văn chương Pháp thế kỷ XIX.
“Bí mật thành Paris” được đánh giá là một trong những tác phẩm đáng kinh ngạc nhất của văn chương Pháp thế kỷ XIX. 

Đặc biệt, chính tác phẩm này đã góp phần tạo cảm hứng cho Victor Hugo sáng tác "Những người khốn khổ" - một kiệt tác văn học kinh điển của thời đại.

Bộ sách “Bí mật thành Paris” xoay quanh câu chuyện phiêu lưu hồi hộp, ly kỳ của Rodolphe - một Đại công tước có trái tim nhân hậu và nghĩa hiệp. Lấy cảm hứng từ nguyên mẫu ngoài đời thực - Eugène François Vidocq, từ một tội phạm khét tiếng, sau đó hoàn lương trở thành cảnh sát đặc nhiệm tài ba, nhà văn Eugène Sue đã xây dựng nhân vật Rodolphe như "một vị thám tử" cải trang, thâm nhập vào các khu ổ chuột của Paris để ngăn ngừa tội ác và thực thi công lý.

“Bí mật thành Paris” được đánh giá là một trong những tác phẩm đáng kinh ngạc nhất của văn chương Pháp thế kỷ XIX. Gần hai thế kỷ qua, bộ sách vẫn tiếp tục được tái bản và dịch sang hơn 30 ngôn ngữ khác nhau. Bản tiếng Việt được Phúc Minh Books phát hành do nhóm dịch giả Nguyễn Xuân Dương, Lâm Phúc Giáp, Hoàng Tiến Hành, Lưu Đức Hiên, Cao Hữu Nhu chuyển ngữ.

Đây cũng là bản sách tiếng Việt đầu tiên có đầy đủ tranh minh họa được khôi phục từ 185 tranh gốc từng được sử dụng trong phiên bản do NXB J. Rouff xuất bản năm 1885 nhằm giúp độc giả có cái nhìn chân thực nhất về con người và xã hội Paris thế kỷ XIX.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.