Bí kíp mặc đồ khi leo núi

4 lớp áo khi leo núi.
4 lớp áo khi leo núi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Du xuân, nếu có cơ hội trải nghiệm leo núi, thì cần biết rằng nếu leo núi với quần áo phù hợp, bạn có thể trải nghiệm những cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Nhưng nếu không chuẩn bị kỹ, kỳ nghỉ trong mơ có thể biến thành một cơn ác mộng.

Dưới đây là các loại lớp áo khác nhau có thể được sử dụng kết hợp để đạt được hiệu ứng lý tưởng phù hợp với leo núi, cường độ hoạt động và thể trạng của mỗi người. Bạn có thể chia làm 4 lớp: chống ẩm, giữ nhiệt, cách nhiệt và cản gió.

1. Lớp chống ẩm

Chất liệu tốt hơn cotton là sợi tổng hợp. Bạn có thể mặc đồ mặc lót dài bằng sợi polypropylene (PP), polyester hoặc capilene. Ưu điểm là không gây ngứa, thường rẻ hơn len, bền hơn và khô nhanh hơn. Nhược điểm của các lớp nền tổng hợp là có xu hướng bốc mùi khi thấm mồ hôi.

Một chất liệu tối ưu là len lông cừu merino, bởi khả năng cách nhiệt tốt hơn sợi tổng hợp khi trời lạnh và thoải mái hơn khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Chất liệu này thậm chí còn tiếp tục cách nhiệt tốt ngay cả khi bị ướt, đặc biệt không bốc mùi mồ hôi. Hãy tránh mặc lớp nền bằng áo sợi bông hay cotton, bởi chất liệu này sẽ giữ lại mồ hôi, nhanh chóng bị xẹp khi ướt.

2. Lớp giữ nhiệt

Lớp áo này giúp giữ lại nhiệt lượng tỏa ra từ cơ thể. Nhiều người thường dùng áo nỉ hoặc len, và mặc theo nguyên tắc càng dày càng ấm. Thời tiết tại Việt Nam chưa đến mức quá lạnh, nên chưa cần dùng áo nỉ. Nỉ không chỉ dễ thấm nước mà còn nóng và bí. Nỉ sẽ phát huy khả năng giữ nhiệt tốt nhất dưới trời âm độ. Len lông cừu vẫn là chất liệu lý tưởng cho lớp giữ nhiệt, nhưng lưu ý chọn loại dày hơn lớp chống ẩm.

3. Lớp cách nhiệt

Bạn thể dùng áo khoác gió; áo lông vũ hoặc áo cách nhiệt sợi tổng hợp. Chiếc áo khoác cách nhiệt sợi tổng hợp là lựa chọn sáng suốt nhất, bởi có thêm khả năng chống mưa, chống nước hiệu quả trong khi vẫn đảm bảo cách nhiệt tốt.

4. Lớp cản gió

Nhiệt độ ngoài trời không quá thấp, nhưng nếu có thêm gió mạnh thì bạn sẽ rét run. Lớp áo ngoài cùng cần phải có khả năng cản gió, chống mưa tốt. Nếu chọn áo chống mưa tốt, bạn chỉ mặc thêm quần chống nước khi trời đổ mưa.

Theo nguyên tắc chung, một chiếc áo khoác nhẹ là ưu tiên hàng đầu, có thêm nhiều khe thở để làm thoáng khí trong các trường hợp cần thiết. Đặc biệt, áo khoác phải có mũ kín để vừa che gió mưa, vừa chống côn trùng.

Leo núi với quần áo phù hợp, bạn có thể trải nghiệm những cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Nhưng nếu không chuẩn bị kỹ, kỳ nghỉ trong mơ có thể biến thành một cơn ác mộng.

Khi leo núi ở Việt Nam, bạn chỉ nên mặc lớp 1 và lớp 4. Khi mưa lạnh, hãy thêm lớp 2 hoặc 3 (mang dự phòng trong ba lô). Nhiều bạn lần đầu leo núi mùa đông thường chuẩn bị các áo dày, nhưng dễ phải cởi ra vì nóng, lại phải mang theo nặng. Để quyết định mặc bao nhiêu lớp áo, bạn hãy cân nhắc những yếu tố sau:

Gió mạnh: Nhiệt độ không đổi, nhưng bạn thấy lạnh dù đang mặc áo khoác.

Độ ẩm: Độ ẩm cao hơn không chỉ làm bạn lạnh hơn mà cũng ảnh hưởng đến khả năng giữ ấm của lớp lót lông vũ bên trong áo. Hơi nước càng nhiều, lớp này giữ nhiệt càng kém.

Hoạt động: Các hoạt động leo núi thường rất liên tục nên cơ thể sẽ sinh nhiệt nhiều hơn hoạt động thường ngày. Do đó bạn chỉ cần mặc áo chống ẩm, kèm thêm áo khoác đề phòng đôi khi cũng đủ.

Thể trạng: Người có ít mỡ trên cơ thể hơn sẽ dễ nhiễm lạnh hơn, do đó cần trang bị cẩn thận hơn.

Đọc thêm

Đến Bhutan - Xứ sở hạnh phúc

Quốc gia này chú trọng phát triển du lịch bền vững.
(PLVN) - Bhutan là một vương quốc nhỏ trên dãy Himalaya, có diện tích hơn 38.000km2 với dân số trên 820.000 người. Người dân và chính phủ Bhutan coi hạnh phúc là chỉ số quan trọng hơn các mục tiêu phát triển khác, bảo tồn và coi trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên… Điều này đã thuyết phục và làm du khách mến mộ.

Sin Suối Hồ và chuyện cổ tích có thật

Phiên chợ Sìn Suối Hồ vào Thứ Bảy hàng tuần.
(PLVN) - Vừa qua, tại Indonesia, điểm bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu đã vinh dự được nhận Giải thưởng Du lịch ASEAN 2023. Chúng tôi gặp ông Hảng A Xà, Chủ tịch HTX du lịch Sin Suối Hồ, người đã cùng với trưởng bản và những người có uy tín đưa bà con lên rừng cai nghiện đằng đẵng 10 năm và thay đổi muôn trùng “cái lý” của người H’Mông…

Dự kiến có 20 khinh khí cầu bay trong Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2023”

Dự kiến có 20 khinh khí cầu bay trong Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2023”
(PLVN) -  UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2023”. Nhằm tiếp tục quảng bá, giới thiệu hình ảnh con người và vùng đất Cà Mau, thu hút khách du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó, có hoạt động được xem là “mới – độc – lạ” của tỉnh từ trước đến nay đó là có sự xuất hiện của 20 khinh khí cầu.

Bảo vệ biểu tượng văn hóa Tây Nguyên

Voi là loài vật được yêu quý như một thành viên trong gia đình và buôn làng nhưng vẫn mang biểu tượng tôn kính, thiêng liêng.
(PLVN) - Đối với các dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên, voi là loài vật được yêu quý như một thành viên trong gia đình và buôn làng nhưng vẫn mang biểu tượng tôn kính, thiêng liêng. Trong lịch sử, voi là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của các vị tù trưởng xưa và là người lính trận trong đấu tranh bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, suốt nhiều năm, voi Tây Nguyên suy giảm nghiêm trọng bởi nạn săn bắt voi trái phép, phá rừng diễn ra trên diện rộng và không ít voi bị ngược đãi, bóc lột khi bị khai thác du lịch. Hiện, Tây Nguyên đang triển khai chăm sóc, bảo tồn quần thể voi.

Tìm "kịch bản" phát triển danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể

Quang cảnh hội nghị
(PLVN) -  Ngày 15/3, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo đồ án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể. Ông Đinh Quang Tuyên - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hội nghị.

Bắc Giang đẩy mạnh tour “Theo dấu chân Phật hoàng”

 Du khách trải nghiệm tour Hà Nội- Tây Yên Tử- Theo dấu chân Phật hoàng. (Ảnh Đăng Khoa)
(PLVN) -  Tỉnh Bắc Giang phấn đấu đến năm 2025 sẽ hình thành 5 không gian du lịch chủ yếu, trong đó có không gian du lịch Tây Yên Tử gắn với “Con đường Hoằng dương Phật pháp của các Phật tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”; phục dựng các điểm di tích “Theo dấu chân Phật hoàng”; xây dựng, phát triển “Du lịch Tây Yên Tử” thành thương hiệu du lịch của Bắc Giang.

Lần đầu tiên tổ chức lễ hội hoa Sơn Tra

Tháng 3 về hoa Sơn Tra nở trắng núi rừng Tây Bắc. Ảnh: A Dùa
(PLVN) - Khi Sơn Tra nở trắng núi rừng Tây Bắc cũng là lúc người dân bản xứ tất bật chào đón khách du lịch đến cảm nhận hương vị mùa xuân bên sắc hoa tinh khôi cùng nét văn hóa đặc trưng của người Mông.

Tín hiệu vui từ thị trường du khách Trung Quốc

Tín hiệu vui từ thị trường du khách Trung Quốc
(PLVN) -  Trung Quốc đã mở lại hoàn toàn biên giới cho người nước ngoài bao gồm khách du lịch sau ba năm đóng cửa. Ở một góc độ khác, mới đây đoàn du khách Trung Quốc đầu tiên đã đặt chân trở lại vào Việt Nam tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn). Theo đó, thị trường Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đón 8 triệu lượt khách quốc tế năm 2023.

Đi tìm “thủ đô suối nước nóng” Nhật Bản tại Kyushu

Vẻ đẹp hùng vĩ từ hòn đảo lớn thứ 3 Nhật Bản - Kyushu
(PLVN) - Nhắc đến Nhật Bản người ta sẽ nhớ đến Tokyo sầm uất, Kyoto cổ kính, Osaka với vẻ đẹp truyền thống, Nagoya Meshi,… nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn có một “thủ phủ” suối nước nóng tại đảo Kyushu – hòn đảo lớn thứ 3 của đất nước mặt trời mọc.

Sắc hoa tháng 3 trên cao nguyên đá

Hoa gạo đỏ thắm soi bóng xuống dòng Nho Quế xanh ngát yên bình. Ảnh: Nhật Nguyên.
(PLVN) - Tháng 3, cao nguyên đá Hà Giang được điểm trang bằng muôn sắc hoa rộn rã. Hoa gạo đỏ rực, hoa đào hồng thắm, hoa lê trắng tinh khôi dệt cho vùng biên cương tấm áo xuân yên bình.

Cà Mau phấn đấu đến năm 2030 đón 4,7 triệu lượt khách du lịch

Cà Mau phấn đấu đến năm 2030 đón 4,7 triệu lượt khách du lịch
(PLVN) - Cà Mau phấn đấu đến năm 2025, đón khoảng 2,8 triệu lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế đón 16.000 lượt, tổng thu từ du lịch khoảng 8.460 tỷ đồng. Đến năm 2030,đón4,7 triệu lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế đón 74.000 lượt, tổng thu từ du lịch khoảng 16.000 tỷ đồng.

Khai thác lợi thế du lịch cà phê

 Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2023 thu hút hàng vạn du khách tới Đắk Lắk. (Ảnh: lehoicaphe.vn).
(PLVN) - Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột hay thương hiệu cà phê Việt Nam đều đã ghi được những dấu ấn nhất định trên thế giới. Thực tế, sự chung tay giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân đã góp phần “kích hoạt” và phát huy những tiềm năng vốn có của loại hình du lịch cà phê tại Việt Nam.

Nữ sinh lớp 12 đạt danh hiệu Người đẹp hoa ban Điện Biên

Vòng chung kết Người đẹp hoa ban Điện Biên năm 2023
(PLVN) -  Tối ngày 13/3, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi Người đẹp hoa ban Điện Biên năm 2023, với sự tham gia tranh tài của 20 thí sinh. Cuộc thi đã thút hút đông đảo người dân và du khách thập phương đến xem, cổ vũ.

Tưng bừng khai mạc Lễ hội hoa ban

Khai mạc Lễ hội hoa ban ở Điện Biên
(PLVN) -  Lễ hội Hoa Ban Điện Biên năm 2023 đã chính thức khai mạc vào tối 12/3 với Chương trình nghệ thuật ấn tượng mang chủ đề “Hương sắc miền Tây Bắc”.