Bi kịch con cái ỷ lại tài sản của cha mẹ

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tâm lý ỷ lại cộng thêm một số quan niệm sai lầm đã khiến một số người con “mặc định” về quyền sở hữu của mình đối với tài sản của cha mẹ. Nhiều bi kịch cũng từ đó mà sinh ra.

Những bi kịch rúng động

Vụ án ba cô con gái về nhà mẹ đẻ đổ xăng châm lửa đốt khiến người mẹ nguy kịch mới đây đã gây rúng động xã hội. Nguyên nhân sự việc lại xuất phát từ việc tranh chấp thừa kế tài sản gia đình. Từ nhiều năm nay, các cô con gái đã yêu cầu mẹ chia tài sản là đất đai cho các con, trong đó có phần của người cha đã mất để lại. Người mẹ già bày tỏ quan điểm sẽ để lại phần đất ngoài mặt đường cho con trai, lô đất bên trong chia cho con gái. Tuy nhiên, các cô con gái phản ứng quyết liệt, muốn được nhận phần đất phía ngoài. Nhiều lần không thỏa thuận được, mâu thuẫn đẩy lên cao và sự việc đau lòng trên xảy ra. Xác định có dấu hiệu của tội giết người, mới đây, cơ quan công an đã khởi tố vụ án để điều tra.

Không đến mức gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng cha mẹ, nhưng cũng nhiều vụ việc con cái lập mưu đẩy cha mẹ ra đường, tranh chấp, khởi kiện, phũ bỏ công ơn nuôi dưỡng chỉ vì tranh chấp tài sản với chính đấng sinh thành của mình.

Như một sự việc xảy ra không lâu tại Bến Tre, một cụ bà bị các con hắt hủi, đồng lòng kiện mẹ ra toà đòi chia tài sản vì cho rằng mẹ đang “biển thủ” tài sản người cha để lại. Một vụ việc khác cũng từng khiến cộng đồng xót xa: người con gái lấy chồng làm ăn thua lỗ về ở nhờ nhà mẹ đẻ ở TP HCM, sau đó lợi dụng mẹ mù chữ, lừa gạt kí vào hợp đồng tặng cho nhà. Sau khi sang tên căn nhà, trong một lần gây gổ, con gái đuổi mẹ già, khiến bà sống lang thang, vất vưởng ngoài đường.

Đã có nhiều vụ việc tương tự như thế xảy ra trong xã hội. Có những vụ việc ở mức độ tranh chấp nhẹ trong nội bộ gia đình, nhưng có những vụ việc biến thành bi kịch với sự đấu tố lẫn nhau. Trong những “trận chiến” ấy, tình nghĩa người nhà, chữ hiếu, lương tâm có lẽ đều bị những người con vứt bỏ, chỉ còn lại lợi ích vật chất mà họ mong muốn nhận được.

“Việc trong nhà” cũng cần tuân thủ luật

Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã quy định con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình; nghĩa vụ tham gia sản xuất, tạo thu nhập, đóng góp nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình theo khả năng của mình; nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, khuyết tật… Một khi không làm đúng bổn phận, nghĩa vụ của người con, thậm chỉ còn tổn hại đến tinh thần, sức khoẻ, tính mạng của bố mẹ thì càng đáng bị lên án trước toà án lương tâm, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, có thể thấy nhiều bi kịch phần nào xuất phát từ sai lầm trong cách nuôi dạy con của các bậc cha mẹ. Có những phụ huynh, vì yêu chiều con, vì quan niệm cá nhân là “cố gắng làm cho đời con hưởng” hoặc “để hết tài sản cho con cái” nên vô hình trung, trong quá trình nuôi dạy đã khiến con cái có suy nghĩ ỷ lại, mặc định tài sản của cha mẹ chính là của con, sớm muộn con cũng được quyền thụ hưởng. Từ đó con cái dễ nảy sinh tâm lý chây lười, không muốn lao động, trông chờ vào của cải của cha mẹ, hoặc tệ hơn là nổi giận, giành lấy quyền sở hữu tài sản về phía mình khi không được đáp ứng.

Một số bậc cha mẹ lại thiên lệch khi đối xử với con cái trong quá trình nuôi dạy, kể cả chuyện phân chia tài sản. Từ đó có thể hình thành thói ích kỉ của người con bị nuông chiều và sự bất mãn, ức chế của người con bị đối xử bất công. Cả hai điều này đều dễ dàng gây ra những phản ứng tiêu cực, tổn hại đến hòa khí gia đình, thậm chí tệ hơn là gây ra “nồi da xáo thịt”, tạo nên những bất hạnh cho gia đình.

Trao đổi với báo chí, TS. LS. Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội chia sẻ: Có không ít án mạng do tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các thành viên trong gia đình. Để giảm thiểu những vụ án từ nguyên nhân trên thì phải thực hiện nhiều giải pháp, trong đó cần phải tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của mọi công dân. Đặc biệt, cần phải đề cao yếu tố giáo dục đạo đức để những chuẩn mực đạo đức chi phối mối quan hệ trong gia đình, để con cái tôn trọng cha mẹ, anh em quý mến lẫn nhau. Khi những mâu thuẫn tranh chấp phát sinh thì cần phải được giải quyết có tình, có lý, đúng pháp luật.

Đọc thêm

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Những người thầy 'thắp lửa' ước mơ nơi phên dậu Tổ quốc

Cô Vương Thanh Hường và học trò của mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày họ đến những điểm trường cheo leo miền biên viễn núi cao, vực sâu ở tuổi 20, dù rất sợ nhưng họ đã không chùn bước. “Đã không ít lần, cô phải mặc áo mưa, đội mũ bảo hiểm trong căn phòng cấp 4 tranh tre tạm bợ, vì sợ gió lớn cuốn sập. Những đêm mưa gió ấy, nỗi sợ hãi chỉ vơi đi khi mỗi sáng cô nhìn thấy ánh mắt háo hức của các em học sinh, để cô vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến” …

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.