Bị khò khè khi vừa sinh, trẻ 7 tháng tuổi được phát hiện mắc dị tật hiếm gặp

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật tạo hình khí quản cho bệnh nhi 7 tháng tuổi bị hẹp khí quản bẩm sinh.

Bệnh nhi là bé trai Đ.Q (7 tháng tuổi, trú tại TP HCM). Bố của bệnh nhi cho biết, bé Q bị khò khè từ lúc mới chào đời, gia đình đã đưa đi khám nhưng chưa ghi nhận bệnh. Gần đây bệnh của bé trở nặng nên phải nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng nguy kịch, suy hô hấp cấp, đe dọa tính mạng. Bé đã được cho thở máy thông số cao nhưng không cải thiện.

Tại bệnh viện, sau khi chụp CT scan ngực, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc bệnh hẹp khí quản bẩm sinh. Đường kính khí quản của bé Q khoảng 1,5 - 2mm trong khi đường kính ở trẻ bình thường khoảng 4mm. Ngoài ra, quai động mạch phổi trái vòng phía sau khí quản gây chèn ép gốc phải phế quản của bé, khiến tình trạng trở nặng thêm. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bé Q.

Sau 3 ngày hậu phẫu, bệnh nhi cải thiện tốt, cai được máy thở. Kết quả nội soi hô hấp ghi nhận khí quản không còn hẹp và được cho xuất viện.

ThS.BS Nguyễn Trần Việt Tánh - khoa Ngoại tổng hợp, đại diện kíp mổ đánh giá đây là ca rất khó. Bệnh nhi mới 7 tháng tuổi, cân nặng nhỏ, nhập viện trong tình trạng nặng không thể nội soi hô hấp để kiểm tra trước mổ nên chưa thể tiên lượng mức độ hẹp.

"Đây là một bệnh hiếm gặp, theo y văn thế giới thì tỉ lệ gặp là 1/65.000. Với bệnh nhi đã được chẩn đoán xác định hẹp khí quản bẩm sinh, tùy thuộc vào mức độ hẹp của trẻ và biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, việc phẫu thuật không đơn giản và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, thường không chỉ định rộng rãi. Hầu hết các trường hợp bệnh nhi bị hẹp khí quản trên 50%, khẩu kính bình thường và có những cơn suy hô hấp tím tái thì cần phải được phẫu thuật tạo hình đường thở. Những bệnh nhi khi không được can thiệp rất dễ rơi vào tình trạng bít tắt đường thở, gây nguy hiểm đến tính mạng", bác sĩ Tánh thông tin thêm.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...