Sau khi làm rõ và bắt giữ đối tượng về hành vi cố ý gây thương tích, không phải vụ án nào cũng xử lý nghiêm khắc được đối tượng gây án, bởi lẽ chính người bị hại lại gây khó khăn cho cơ quan công an khi họ từ chối giám định thương tích…
Khó khăn, vướng mắc
Có thể nói, thực trạng đối tượng hành xử mang tính chất côn đồ, cố ý gây thương tích cho nạn nhân bằng hung khí (dao, kiếm, lê…) đang ngày càng gia tăng. Có những vụ xuất phát từ mâu thuẫn do va chạm trong sinh hoạt (điện, nước, xây nhà lấn chiếm, tranh chấp lối đi…) dẫn đến xô xát, đánh chém nhau gây thương tích.
Có vụ lại xuất phát từ mâu thuẫn trong gia đình, anh em, vợ chồng… Nhưng có những vụ mà nguyên nhân chỉ từ những mâu thuẫn bộc phát do va chạm giao thông, hoặc chỉ đơn giản là những lời nói khiếm nhã, cái nhìn thiếu thiện cảm giữa hai bên mà các đối tượng sẵn sàng rút hung khí mang theo người đâm chém nhau, hành xử mang tính chất côn đồ, hung hãn, gây thương tích cho đối phương, trong đó có nhiều vụ gây thương tích nghiêm trọng.
Khi xảy ra sự việc, người bị hại đều gửi đơn kêu cứu tới cơ quan công an, đề nghị truy bắt đối tượng gây án để xử lý nghiêm trước pháp luật. Tuy nhiên, sau khi cơ quan công an làm rõ, bắt giữ đối tượng gây án, không phải vụ án nào cũng xử lý nghiêm khắc được đối tượng gây án, bởi chính người bị hại không hợp tác khi họ từ chối giám định thương tích.
Không có kết quả giám định thương tích của người bị hại thì việc truy tố đối tượng gây án sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh chống tội phạm. Một điều tra viên ở CAQ Hoàn Kiếm cho biết đã gặp phải vướng mắc khi thụ lý 1 vụ án cố ý gây thương tích xảy ra ở địa bàn quận. Người bị hại bị đối tượng dùng dao đâm thủng bụng, thủng đại tràng do uống rượu say vô cớ chửi đối tượng này. Nhưng sau khi đối tượng gây án bị bắt, người bị hại đã có đơn từ chối giám định thương tích và đề nghị Cơ quan CSĐT - CAQ Hoàn Kiếm miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đối tượng đã gây thương tích cho mình.
Phải có chế tài với người bị hại
Theo các điều tra viên chuyên thụ lý vụ án cố ý gây tích, việc người bị hại từ chối giám định thương tích có nhiều nguyên nhân. Có vụ do giữa người bị hại và đối tượng gây án có mối quan hệ gia đình, họ hàng (anh em ruột, vợ chồng…); hoặc mối quan hệ hàng xóm láng giềng. Vì lý do đó mà người bị hại đã từ chối giám định thương tích. Vụ người vợ bị chồng đánh đập, hành hạ như thời “trung cổ” xảy ra ở quận Thanh Xuân trong thời gian vừa qua, được các cơ quan báo chí, truyền thông phản ánh, dư luận bức xúc lên án người chồng tàn bạo này. Tuy nhiên, do người vợ từ chối giám định thương tích nên đến nay, cơ quan công an chưa xử lý được người chồng.
Có vụ cố ý gây thương tích gây hậu quả nghiêm trọng có dấu hiệu liên quan đến ổ nhóm mang tính chất xã hội đen, đâm thuê, chém mướn, mang tính côn đồ, có tổ chức… giữa các đối tượng gây án và đối tượng bị hại đều ngầm thỏa hiệp, tự hòa giải bồi thường mà không đi giám định thương tích; hoặc do người bị hại hoặc người thân của bị hại bị đối tượng gây án đe dọa, mua chuộc… nên họ lo sợ cho tính mạng của bản thân và gia đình mà không hợp tác với cơ quan điều tra, tự thỏa thuận bồi thường dân sự, viết đơn từ chối giám định thương tích hoặc kéo dài thời gian đi giám định thương tích để thoái thác, gây khó khăn cho việc xử lý của cơ quan điều tra.
Trước những khó khăn, vướng mắc trong xử lý các vụ cố ý gây thương tích, theo kiến nghị của các điều tra viên, cần phải có chế tài buộc người bị hại phải giám định thương tích. Khi chưa có chế tài này, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải tính toán để chuyển hướng tội danh khác.
Có thể nói, thực trạng đối tượng hành xử mang tính chất côn đồ, cố ý gây thương tích cho nạn nhân bằng hung khí (dao, kiếm, lê…) đang ngày càng gia tăng. Có những vụ xuất phát từ mâu thuẫn do va chạm trong sinh hoạt (điện, nước, xây nhà lấn chiếm, tranh chấp lối đi…) dẫn đến xô xát, đánh chém nhau gây thương tích.
Có vụ lại xuất phát từ mâu thuẫn trong gia đình, anh em, vợ chồng… Nhưng có những vụ mà nguyên nhân chỉ từ những mâu thuẫn bộc phát do va chạm giao thông, hoặc chỉ đơn giản là những lời nói khiếm nhã, cái nhìn thiếu thiện cảm giữa hai bên mà các đối tượng sẵn sàng rút hung khí mang theo người đâm chém nhau, hành xử mang tính chất côn đồ, hung hãn, gây thương tích cho đối phương, trong đó có nhiều vụ gây thương tích nghiêm trọng.
Khi xảy ra sự việc, người bị hại đều gửi đơn kêu cứu tới cơ quan công an, đề nghị truy bắt đối tượng gây án để xử lý nghiêm trước pháp luật. Tuy nhiên, sau khi cơ quan công an làm rõ, bắt giữ đối tượng gây án, không phải vụ án nào cũng xử lý nghiêm khắc được đối tượng gây án, bởi chính người bị hại không hợp tác khi họ từ chối giám định thương tích.
Không có kết quả giám định thương tích của người bị hại thì việc truy tố đối tượng gây án sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh chống tội phạm. Một điều tra viên ở CAQ Hoàn Kiếm cho biết đã gặp phải vướng mắc khi thụ lý 1 vụ án cố ý gây thương tích xảy ra ở địa bàn quận. Người bị hại bị đối tượng dùng dao đâm thủng bụng, thủng đại tràng do uống rượu say vô cớ chửi đối tượng này. Nhưng sau khi đối tượng gây án bị bắt, người bị hại đã có đơn từ chối giám định thương tích và đề nghị Cơ quan CSĐT - CAQ Hoàn Kiếm miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đối tượng đã gây thương tích cho mình.
Phải có chế tài với người bị hại
Theo các điều tra viên chuyên thụ lý vụ án cố ý gây tích, việc người bị hại từ chối giám định thương tích có nhiều nguyên nhân. Có vụ do giữa người bị hại và đối tượng gây án có mối quan hệ gia đình, họ hàng (anh em ruột, vợ chồng…); hoặc mối quan hệ hàng xóm láng giềng. Vì lý do đó mà người bị hại đã từ chối giám định thương tích. Vụ người vợ bị chồng đánh đập, hành hạ như thời “trung cổ” xảy ra ở quận Thanh Xuân trong thời gian vừa qua, được các cơ quan báo chí, truyền thông phản ánh, dư luận bức xúc lên án người chồng tàn bạo này. Tuy nhiên, do người vợ từ chối giám định thương tích nên đến nay, cơ quan công an chưa xử lý được người chồng.
Có vụ cố ý gây thương tích gây hậu quả nghiêm trọng có dấu hiệu liên quan đến ổ nhóm mang tính chất xã hội đen, đâm thuê, chém mướn, mang tính côn đồ, có tổ chức… giữa các đối tượng gây án và đối tượng bị hại đều ngầm thỏa hiệp, tự hòa giải bồi thường mà không đi giám định thương tích; hoặc do người bị hại hoặc người thân của bị hại bị đối tượng gây án đe dọa, mua chuộc… nên họ lo sợ cho tính mạng của bản thân và gia đình mà không hợp tác với cơ quan điều tra, tự thỏa thuận bồi thường dân sự, viết đơn từ chối giám định thương tích hoặc kéo dài thời gian đi giám định thương tích để thoái thác, gây khó khăn cho việc xử lý của cơ quan điều tra.
Trước những khó khăn, vướng mắc trong xử lý các vụ cố ý gây thương tích, theo kiến nghị của các điều tra viên, cần phải có chế tài buộc người bị hại phải giám định thương tích. Khi chưa có chế tài này, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải tính toán để chuyển hướng tội danh khác.
Theo Anh ninh Thủ đô