Bị chồng 'bạo lực' trên giường, phải làm sao?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Từ khi lấy chồng, em được chồng lo cho cuộc sống vật chất đầy đủ, có thể nói là sung sướng, ngoại trừ nỗi ám ảnh kinh hoàng trên giường ngủ. 

Em từng bị sảy thai, thậm chí nhiều lần phải nhập viện do sức khỏe sa sút trầm trọng vì bị cưỡng bức tình dục triền miên nhưng không dám hé răng vì xấu hổ. Em không biết hành vi của chồng em như vậy có bị coi là bạo lực gia đình hay không vì anh ấy chưa bao giờ đánh đập vợ? Em phải làm sao để thoát khỏi hoàn cảnh bế tắc này…? (chị Hà Hương, 34 tuổi ở TP HCM) 

Trả lời:

Cần phải trả lời ngay rằng, không phải cứ đánh đập, chửi bới, hành hạ, ngược đãi… mới là hành vi bạo lực gia đình. Đôi khi hành vi bạo lực gia đình hết sức “vô hình”, rất khó nhận diện như bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế…

Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định về các hành vi bạo lực gia đình như sau:

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”

Như vậy, theo điểm đ, khoản 1 Điều 2 kể trên thì việc chị bị người chồng thường xuyên cưỡng ép quan hệ tình dục cũng là hành vi bạo lực gia đình. Và thực tế đã từng xảy ra việc chị bị sảy thai, nhập viện nghĩa là hậu quả của bạo lực gia đình rất trầm trọng. Tuy nhiên, đây là hành vi thuộc lĩnh vực nhạy cảm, riêng tư trong quan hệ vợ chồng nên cũng rất khó để xử lý. 

Thực tế, trong các vụ bạo hành gia đình nói chung, nạn nhân phải bị gây thương tích với vết thương làm tổn hại sức khỏe đến một tỉ lệ thương tật mà pháp luật quy định thì thủ phạm mới bị xử lý. Mà một khi pháp luật hình sự đã vào cuộc xử lý bạo lực gia đình thì đồng nghĩa với việc gia đình đó sẽ tan vỡ. 

Vậy nên biện pháp hữu hiệu trong hoàn cảnh này trước hết chị hãy khéo léo góp ý với chồng mình để hai bên cùng tháo gỡ vấn đề khó nói. Nếu không tìm được tiếng nói chung, chị cần chia sẻ, tâm sự với người thân trong gia đình mình và đặc biệt người thân trong gia đình chồng như mẹ chồng, chị em gái của chồng để nhờ có tiếng nói góp ý, phân giải. Việc nhờ đến chính quyền, đoàn thể được coi là biện pháp sau cùng, khi các phương án trên không phát huy tác dụng. 

Ở một góc độ khác, thực tế đã ghi nhận ly hôn cũng được coi là giải pháp hữu hiệu, triệt để đối với trường hợp người vợ bị chồng cưỡng bức, bạo hành tình dục thường xuyên, liên tục mà không tìm được biện pháp cải thiện. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hoài Đức (Hà Nội): Tạm dừng công trình xây dựng gây hư hại hộ liền kề

Hình ảnh một phần hiện trạng ngôi nhà của ông Tâm, bà Vân. (Ảnh: Tuệ Phong)
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của ông Nguyễn Hữu Tâm, bà Nguyễn Thị Vân (ngụ khu đất dịch vụ Cụm công nghiệp Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) phản ánh việc công trình liền kề trong quá trình thi công, xây dựng đã gây hư hại nghiêm trọng đến ngôi nhà của gia đình; cán bộ địa chính của UBND xã Kim Chung cho biết, UBND xã đã yêu cầu tạm dừng xây dựng công trình để khắc phục hư hại với các công trình liền kề theo quy định.

Chư Tôn đức Ni dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng

Chư Tôn đức Ni Phân ban Ni giới Trung ương dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng
(PLVN) - Sáng 2/4 (tức mùng 5 tháng 3 năm Ất Tỵ), chư Tôn đức Ni trong Phân ban Ni giới Trung ương, Phân ban Ni giới GHPGVN Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đã câu hội về chùa Kim Liên cử hành Lễ dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công Phật giáo Việt Nam.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại; sửa quy định về chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm; quy định về phí bảo lãnh ngân hàng; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025.

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên
(PLVN) - Sau khi nhận được phản ánh của bà Lại Thị Nghĩa do Báo PLVN chuyển đến về việc UBND quận Long Biên (Hà Nội) không bố trí tái định cư (TĐC) cho gia đình bà Nghĩa vì cho rằng diện tích còn lại sau khi thu hồi đất là 16,1m2 đủ điều kiện xây dựng nhà để ở, là không đúng quy định; Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Long Biên rà soát lại các nội dung của Văn bản 775/QLĐT ngày 13/8/2021 của Phòng Quản lý đô thị (QLĐT).

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại phường Năng Tĩnh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào của Cty TNHH Trường Thoa dù đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế từ năm 2024 nhưng đến nay công trình này vẫn chưa bị cưỡng chế, vẫn được sử dụng kinh doanh như bình thường.

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực tế cho thấy, có nhiều người đi bộ bắt xe, tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Vậy người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.