Bị cáo Phạm Công Danh đề nghị thu hồi hàng ngàn tỷ để khắc phục hậu quả

Các bị cáo tại tòa
Các bị cáo tại tòa
(PLO) - Ngày 12/12, TAND Cấp cao tại TP HCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng VNCB, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) cùng 17 đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Để phục vụ công tác xét xử, tòa triệu tập 39 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, gồm: ông Trần Quí Thanh (tập đoàn Tân Hiệp Phát), Trần Ngọc Bích (con gái ông Thanh), Quách Kim Chi (vợ ông Danh), Phạm Công Trung (em trai ông Danh), bà Hứa Thị Phấn (nguyên Cố vấn cấp cao Ngân hàng Đại Tín - tiền thân của VNCB)...

Trong phạm vi điều tra giai đoạn hai của đại án Phạm Công Danh, VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

Theo bản án sơ thẩm được xử hồi tháng 8/2018, quá trình điều hành VNCB (2013-2014), ông Danh không thể vay tiền của ngân hàng do mình làm chủ để giải quyết khó khăn tài chính, nên chỉ đạo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) và các bị cáo dưới quyền dùng tiền của VNCB đảm bảo cho 29 lượt công ty (do Danh thành lập, hoặc đi mượn) vay hơn 6.100 tỷ đồng tại ngân hàng Sacombank, BIDV và TPBank.

Do các công ty của ông Danh không thể trả nợ, Sacombank, BIDV và TPBank đã thu hồi tiền cho vay từ tiền gửi của VNCB. Việc này khiến VNCB thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

Tại phiên sơ thẩm xét xử hồi tháng 8, TAND TP HCM tuyên phạt ông Danh 20 năm tù, tổng hợp với hình phạt cũ là 30 năm; ông Trầm Bê nhận 4 năm tù; 44 đồng phạm còn lại lĩnh 2 năm tù (nhưng cho hưởng án treo) đến 10 năm tù.

Sau đó, ông Danh và Mai kháng cáo đề nghị thu hồi các khoản tiền mà cấp sơ thẩm chưa xem xét. 12 người khác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ông Trầm Bê, Phan Huy Khang và các bị cáo còn lại chấp nhận bản án sơ thẩm.

Trình bày nội dung kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm ngày 12/12, ông Phạm Công Danh cho rằng nếu thu hồi hết các khoản này thì thiệt hại không còn nữa.

Cụ thể, ông Danh đề nghị thu hồi 400 tỉ đồng từ ông Trần Quí Thanh  vì số tiền này có nguồn gốc từ tiền thuê mặt bằng của công ty Trung Dung.

Ông Danh cho rằng số tiền 155 tỉ đồng một số cá nhân rút ra để chuyển cho nhân viên của Trần Quí Thanh và khoản tiền 43 tỉ đồng những người liên quan giải trình đã chuyển cho ông Trần Quí Thanh là 2 khoản tiền được rút ra từ khoản vay của TPBank nhưng chưa được thu hồi vì tòa sơ thẩm cho rằng chưa đủ căn cứ xác định nguồn tiền này chuyển cho ông Thanh. 

Ông Danh cũng cho rằng cấp sơ thẩm tuyên buộc ông có trách nhiệm bồi thường cho CB số tiền hơn 745 tỉ đồng là chưa xem xét toàn diện nội dung vụ án.

Theo ông Danh, ông Trần Quí Thanh cho người gửi tiền vào VNCB. Ông Danh dùng khoản tiền 2.700 tỉ để trả lãi ngoài cho ông Trần Quí Thanh nhưng không bị thu hồi. 

Tại phiên toà sơ thẩm bà Trần Ngọc Bích (thuộc nhóm Công ty Tân Hiệp Phát) thừa nhận đã nhận số tiền này. Đây không phải là khoản tiền lấy từ ngân hàng ra mà là tiền cá nhân ông Danh bỏ ra để chi lãi ngoài, ông Danh đề nghị thu hồi số tiền này để khắc phục hậu quả cho CB.

Ông Danh cũng đề nghị HĐXX xem xét thu hồi số tiền 3.658 tỉ đồng trả cho bà Hứa Thị Phấn (cố vấn cấp cao ngân hàng Đại Tín - tiền thân của VNCB) mua tài sản tại ngân hàng Đại Tín nhưng không nhận được tài sản và thu hồi 30 tỉ chuyển cho bà Ngô Kim Huệ (cháu bà Phấn) để chuyển cho bà Phấn.

Ngoài ra, ông Danh cho rằng còn nhiều khoản chưa được xem xét thu hồi như khoản 500 tỉ đồng chuyển cho Trần Ngọc Bích nhưng giai đoạn 1 chỉ thu hồi 362 tỉ đồng; khoản 135 tỉ chuyển cho Hứa Thị Phấn giai đoạn 1 mới tuyên thu 98 tỉ đồng; khoản 119 tỉ đồng chuyển cho Trần Ngọc Bích có nguồn gốc tiền vay từ 220 tỉ đồng của Công ty Thành Trí cũng chỉ tuyên thu 73 tỉ đồng gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho CB.

Cuối cùng ông Phạm Công Danh cho rằng nếu thu hồi hết các khoản nêu trên thì thiệt hại không còn nữa.

Về mặt tội danh, ông Phạm Công Danh đồng ý với hành vi và tội danh bị xét xử, nhưng xin tòa xem xét bối cảnh phạm tội của mình.

Phiên tòa dự kiến sẽ xét xử đến ngày 25/12. 

Đọc thêm

Xét xử vụ án vi phạm trong quản lý đất đai tại Hưng Yên

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) -Ngày 26/3, Tòa án Nhân dân tỉnh Hưng Yên tổ chức xét xử 9 bị cáo nguyên là cán bộ, công chức xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào (nay là Phường Dị Sử, Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) về các hành vi: Lạm quyền trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; tham ô tài sản.

Vụ án liên quan cựu Bí thư Thị xã Bến Cát: 3/3 yêu cầu giám định của Công an Bình Dương đều bị từ chối

Ông Khanh tiếp tục gửi đơn kêu oan, đề nghị đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can với ông. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Sau hơn 5 tháng tạm đình chỉ điều tra, ngày 18/3/2024, Cơ quan CSĐT Công an Bình Dương (CQĐT) có Quyết định 969/QĐ-CSKT(P4) phục hồi điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và Quyết định phục hồi điều tra bị can với 7 người; ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967, cựu Bí thư TX Bến Cát, người mua đất trong vụ án) tiếp tục có đơn yêu cầu đình chỉ điều tra vụ án vì cho rằng ông bị oan trong vụ án đã kéo dài hơn 7 năm.

Hai phạm nhân trốn trại nhận thêm án

Hai bị cáo Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng tại phiên tòa xét xử. Ảnh: PV
(PLVN) - Đang chấp hành án tại Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) 2 phạm nhân Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng đã bỏ trốn, sau đó bị bắt giữ và vừa đưa ra xét xử.

VKSND cấp cao kháng nghị hủy bản án phúc thẩm vụ án Công ty Phúc Thanh Vinh

VKSND cấp cao kháng nghị hủy bản án phúc thẩm vụ án Công ty Phúc Thanh Vinh
(PLVN) - VKSND cấp cao đánh giá, suốt quá trình giải quyết vụ án, Cty Phúc Thanh Vinh không cung cấp được chứng cứ chứng minh khách hàng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Trong khi đó, khách cung cấp được các chứng cứ chứng minh Cty Phúc Thanh Vinh đã vi phạm nghĩa vụ, tự ý đơn phương bán lại các căn nhà cho người khác.