Bị cáo kêu buồn vì… chưa xác định được nguyên nhân vỡ ống

Bị cáo Hoàng Thế Trung
Bị cáo Hoàng Thế Trung
(PLO) - Được nói lời sau cùng trước khi HĐXX vào nghị án, nhiều bị cáo mong tòa xem xét một cách toàn diện, khách quan để họ “tâm phục, khẩu phục” những phán quyết của tòa. Cũng trong lời nói sau cùng, nhiều bị cáo cho rằng nguyên nhân vỡ ống vẫn chưa được làm rõ.

Đối đáp lần 2, 3 đầy “kịch tính”

Cuối tuần qua, phiên xét xử 9 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà tiếp tục diễn ra. Mở đầu phiên làm việc ngày 10/3, luật sư Trần Đình Triển bào chữa cho bị cáo Vũ Thanh Hải (nguyên Trưởng phòng Sản xuất, nguyên Quản đốc phân xưởng, nguyên Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex) tiếp tục nói về việc Công văn 107 của Bộ Xây dựng có đóng dấu mật. Theo lời luật sư Triển, căn cứ pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước, nghiêm cấm tiết lộ bí mật. “Khi hết mật, cơ quan ban hành phải có văn bản giải mật. Giám định trong vụ án này đóng dấu mật, đến giờ chưa được giải mật nên luật sư đề nghị VKS cho biết như thế có đúng quy định không”, ông Triển nói.

Tiếp lời, luật sư này cho rằng cáo trạng vận dụng 73 biên bản nghiệm thu từng phần của công trình, như ông đã phân tích, đó là yêu cầu của ngân hàng. “Vậy 73 biên bản đó với biên bản nghiệm thu gồm chữ ký của tất cả các đơn vị thì giá trị pháp lý như nào. 73 biên bản đó với biên bản nghiệm thu (hoàn thành công trình), cái nào có giá trị pháp lý hơn?”, luật sư Triển nói.

Trước các vấn đề luật sư nêu ra trong đối đáp, đại diện VKS tiếp tục đối đáp lại lần 3. Theo đại diện VKS, việc vi phạm xây dựng của các bị cáo đã gây ra vỡ đường ống nước, nếu như không xảy ra sự cố này, số tiền hơn 16 tỷ đồng công ty khai thác nước sạch sẽ không phải chi vào việc sửa chữa, khắc phục sự cố vỡ ống. “Việc công ty nước hoàn toàn tự nguyện không có nghĩa các bị cáo không phải bồi thường”, đại diện VKS nói.

Một luật sư khác nêu ý kiến, cho rằng nếu VKS cho rằng số tiền công ty khai thác nước bỏ ra là khắc phục hậu quả thì phải trưng cầu giám định, đây có được gọi là thiệt hại không. “Mà cơ quan giám định, trong vụ án này phải là cấp Bộ. Đã có kết luận của thanh tra coi đó là chi phí hợp lý, tại sao ở tòa lại coi đó là hậu quả. Tôi nghĩ VKS cần phải suy nghĩ vì chúng ta đã buộc tội những con người tốt cho xã hội”, luật sư nêu quan điểm.

Trước đó, sau khi được nghe đối đáp lần 2 của đại diện VKS, ông Nguyễn Văn Tuân (nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vinaconex – người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) cũng đề nghị tòa xem xét toàn diện khách quan và quyết định thấu tình đạt lý. 

Những lời nói sau cùng 

Trước khi nghỉ nghị án kéo dài đến 14h ngày 13/3 tuyên án, HĐXX cho các bị cáo được nói lời sau cùng. Là người nói lời sau cùng đầu tiên, bị cáo Hoàng Thế Trung, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án gửi lời cảm ơn HĐXX. Sau đó, bị cáo này nói: “Trong bản kết luận giám định có những nội dung không chính xác đưa chúng tôi phải vướng vòng lao lý. Chúng tôi rất buồn chưa tìm được nguyên nhân chính xác vỡ ống, xin HĐXX lưu tâm xem xét”.

Đến lượt mình, bị cáo Nguyễn Văn Khải (nguyên Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án) cho biết họ thấy rất buồn khi tạo dư luận xấu trong dư luận. “Đến nay tôi cũng không hiểu rõ mình đã phạm tội gì, phạm tội như thế nào. Cơ quan giám định chưa làm rõ tận cùng”, lời bị cáo Khải. Đồng thời ông Khải cho rằng nếu vụ án chỉ có thể dừng lại tại đây, không điều tra tiếp thì ông ta tin nguyên nhân vỡ ống sẽ không bao giờ được điều tra làm rõ.

Bị cáo Nguyễn Văn Khải
Bị cáo Nguyễn Văn Khải

Cũng trong lời nói sau, ông Khải nói về Tổng Công ty Vinaconex. Theo lời bị cáo Khải, những người ở Vinaconex cũng bạc đầu vì dự án như họ bởi thời điểm 2003, 2004 khi bắt đầu dự án, Tổng Công ty vô cùng khó khăn, với nhiều câu chuyện cần phải quyết định. “Nếu HĐQT quyết đoán sẽ không bao giờ có dự án này. Từ lãnh đạo tới anh em chúng tôi đã hết mình, tận tâm cho công việc và dự án đến nay đã mang lại hiệu quả lớn”, bị cáo Khải nói.

Đến lượt mình, bị cáo Trương Trần Hiển (nguyên Trưởng phòng Vật tư, thiết bị thuộc Ban quản lý dự án cho biết khi phải ngồi ở vị trí bị cáo, đó là nỗi chua xót trong cuộc đời. Bởi theo lời bị cáo Hiển, các bị cáo ngồi đây đều là những người có trí thức, nhân cách, được đào tạo bài bản, có nhiệt huyết. “Bản thân tôi sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã là sỹ quan chỉ huy trong quân đội, phục vụ trong chiến trường, bom đạn không làm cho tôi quật ngã được mình mà nay mình lại gục ngã mà không biết gục ngã vì cái gì”, ông Hiển ngậm ngùi cho biết điểm sáng trong cuộc đời ông là được tham gia dự án nước sông Đà.

Tiếp lời, bị cáo Hiển cho biết qua phiên tòa, ông hi vọng tìm ra được các điểm mấu chốt sự cố là cái gì, nguyên nhân tại sao để tìm ra biện pháp, tiếp tục cho đường ống vận hành một cách hoàn hảo hơn. “Nếu chúng ta không tìm được ra nguyên nhân đích thực, giải pháp, tôi tin rằng sự cố đó tiếp tục xảy ra. Tại tòa, chúng tôi đã cố gắng chứng minh được nguyên nhân của sự cố nhưng tôi e là những lời trình bày đó có một số điều kiện chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, tôi mong sự sáng suốt, sự thấu hiểu của HĐXX trước giây phút quyết định. Mong rằng HĐXX hãy cân nhắc một cách thận trọng không bị cách ly khỏi cuộc sống xã hội”.

Trước khi dừng lời, ông Hiển cho biết không tâm phục khẩu phục với các kết luận trong giám định. “Nếu được nói lại, chúng tôi tiếp tục đưa ra bằng chứng. Giám định tư pháp là cơ sở luật pháp để định hướng trong vụ án, điều này chưa đủ, chưa thuyết phục. Tôi chỉ biết nói như vậy, tôi mong HĐXX trước khi ra phán quyết cuối cùng cân nhắc, hợp tình, hợp lý”, bị cáo Hiển nói. 

Đọc thêm

Vụ án Ban quản trị chung cư Miếu Nổi “tham ô”, “lợi dụng chức vụ”: Tự ý tiêu xài nhiều tỉ đồng đóng góp của cư dân

Đối tượng Phương và Đại khi bị bắt. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa ban hành kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi (quận Bình Thạnh). CQĐT đề nghị truy tố Phạm Phương, Đinh Việt Cường cùng về tội "Tham ô tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Phan Dương Đại, Lê Văn Bình, Nguyễn Phước Nguyên tội "Tham ô tài sản"; Tôn Ngọc Bạch, Nguyễn Thị Đào về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.