Bí ẩn xung quanh hai pho tượng trong ngôi chùa Cầu Đông

Tượng thờ Thái sư Trần Thủ Đô và vợ Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung.
Tượng thờ Thái sư Trần Thủ Đô và vợ Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung.
(PLVN) - Theo tài liệu nghiên cứu về 1000 năm Thăng Long do nhà văn Tô Hoài và nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc chủ biên thì chùa Cầu Đông là chùa duy nhất ở Hà Nội hiện nay thờ vợ chồng Thái sư Trần Thủ Độ. Tuy nhiên, nguồn gốc và lịch sử về hai pho tượng này đến giờ vẫn là một bí ẩn. 

Câu hỏi lớn chưa có lời giải

Chùa Cầu Đông ngày nay nằm ngay trên con phố Hàng Đường nổi tiếng với các mặt hàng ô mai. Chùa nằm khiêm tốn và tĩnh lặng tại số 38B, phố Hàng Đường, Hà Nội. Chùa xưa thuộc thôn.Đông Hoa Môn xưa, trước thế kỷ XV. Kể từ khi mới dựng, chùa đã qua nhiều bước thăng trầm cùng lịch sử và cũng đã được trùng tu không ít lần.

Chùa Cầu Đông thờ Phật theo dòng Tào Động. Đây là một trong năm phái thiền của Phật giáo Việt Nam. Bởi vậy, nhiều khách tham quan đến chùa Cầu Đông khá bất ngờ vì tại đây có một ban thờ tượng Thái sư Trần Thủ Độ và vợ của ông là bà Trần Thị Dung. Hai bức tượng đều được tạc bằng gỗ và được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá có cùng niên đại nửa đầu thế kỷ XVIII với gần 60 bức tượng cổ khác trong chùa. 

Hai pho tượng đặt bên trái điện thờ và mặc những trang phục rất giản dị, thậm chí tượng Trần Thủ Độ còn có phần khắc khổ, suy tư, mắt ông đăm chiêu hướng xuống. Và người vợ của ông, bà hoàng của một thời cũng trong một phục trang đơn giản tương xứng. Cả hai pho tượng đều tạc với dáng vẻ ngồi thiền. 

Chùa Cầu Đông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Chùa Cầu Đông (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại cũng chưa một ai biết về nguồn gốc và ý nghĩa của hai bức tượng này. Kể cả các vị Tỳ kheo Ni (những nữ tu hành) đã tu tập tại chùa vài chục năm cũng không biết rõ. Theo Sư cô Thích Đàm Đạo, phật tử thập phương xưa nay tới chùa vẫn chỉ lễ Phật và cầu xin bình an. Mặc dù chùa có thờ hai bức tượng Thái sư Trần Thủ Độ và vợ của ông là Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung. Tại chùa cũng không còn lưu giữ bất kỳ thư tịch cổ nào nói về nguồn gốc của hai pho tượng cổ này. 

“Thi thoảng chỉ có một vài vị Phật tử cùng quê với Thái sư Trần Thụ Độ đi ngang qua chùa vào thắp nén hương lễ Phật và vợ chồng Ngài. Họ nói rằng biết ở đây có tượng Ngài nên vào thắp nén hương tưởng nhớ chứ trước nay chùa không hề có bất cứ bút tích nào về lịch sử của hai bức tượng về hai vợ chồng Ngài.

Có lẽ do chùa trải qua nhiều lần tu bổ và chiến tranh loạn lạc, người xưa cũng không ai còn biết và nhớ nên câu chuyện về hai pho tượng này. Vì vậy, đây vẫn là bí ẩn đối với bản thân chùa và du khách thập phương” - sư cô Thích Đàm Đạo cho hay. 

Tượng Thái sư Trần Thủ Độ có phần đăm chiêu, khắc khổ.
Tượng Thái sư Trần Thủ Độ có phần đăm chiêu, khắc khổ. 

Duy chỉ những công lao của Thái sư cùng vợ đối với nhà Trần vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Thái sư Trần Thủ Độ là nhà chính trị xuất sắc có công sáng lập và củng cố vương triều Trần (1225 - 1400). Vốn có võ nghệ xuất chúng, ông tham gia đánh dẹp các thế lực cát cứ, giúp nhà Lý, được phong giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ. Nhân cơ hội nhà Lý suy yếu, ông đã dùng nhiều thủ đoạn khéo léo, sắp đặt việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho cháu họ của ông là Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông), lập nên vương triều Trần.

Ông làm Thái sư giúp vua còn nhỏ tuổi, nắm mọi quyền lực ở triều đình kiêm coi trấn phủ Thanh Hóa. Là người có bản lĩnh, Trần Thủ Độ có tính quyết đoán, nhiều mưu kế, tận tụy với công việc, luôn đề cao phép nước, cư xử nghiêm minh. 

Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước Đại Việt lần thứ nhất, ông đã 64 tuổi nhưng vẫn khảng khái trả lời vua Trần Thái Tông: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”. Sau đó, chỉ trong 10 ngày quân dân nhà Trần phản công đã đánh tan giặc Mông Cổ.

Tường Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung rất giản dị, hiền từ.
Tường Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung rất giản dị, hiền từ. 

Thuở nhỏ, Trần Thủ Độ được ông Trần Lý nuôi dạy và coi như con. Trần Thị Dung là con gái của Trần Lý. Hai người yêu nhau nhưng khi Thái tử Lý Hạo Sảm lánh nạn về ở nhờ nhà ông Trần Lý, thấy Trần Thị Dung xinh đẹp đã xin cưới làm vợ. Trần Thủ Độ đành hi sinh mối tình đầu để người yêu lấy Thái tử Sảm, sau này lên ngôi vua là Lý Huệ Tông. Lúc đầu Trần Thị Dung được lập làm nguyên phi, sau được phong làm Hoàng hậu. Bà sinh được hai công chúa: Thuận Thiên sau lấy Trần Liễu và Chiêu Thánh (tức Lý Chiêu Hoàng) lấy Trần Cảnh.

Sau, Lý Huệ Tông đi tu rồi chết. Nhà Trần đã gả Hoàng hậu triều Lý là Trần Thị Dung cho Thái sư Trần Thủ Độ. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất, bà Trần Thị Dung đã có công chỉ huy hoàng tộc rút khỏi kinh thành Thăng Long.

Sau đó, bà lại lo chỉ đạo thu nhặt sắt thép, động viên các hiệp thợ ngày đêm rèn đúc vũ khí để cung cấp cho quân Trần. Lương thực, thực phẩm để quân đội ăn no đánh thắng cũng do bà lo liệu. Với công lao to lớn đó, vua Trần đã sắc phong cho bà là Linh Từ quốc mẫu. Cũng có truyền thuyết nói rằng, dưới thời nhà Trần, Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung đã cho tu bổ lại chùa Cầu Đông nên được tạc tượng thờ. 

Nơi lưu giữ nhiều di vật cổ 

Chùa Cầu Đông còn có tên chữ là Đông Môn Tự hay còn gọi chùa Đông Môn. Chữ “Đông” nghĩa là phía Đông, còn “Môn” nghĩa là cửa. Tấm bia ở chùa dựng năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) cho biết: “Chùa Đông Môn là nơi danh lam cổ tích. Sông Nhị chầu phía trước, dòng nhánh tỏa lượn mênh mông, thành Thăng Long nằm phục phía sau…”. Trên quả chuông đồng của chùa có niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) cũng ghi: “…Duy có chùa cổ, cầu đá phía Đông, sông Tô chảy bên trái, cửa Hoa bên phải”. 

Theo tư liệu này, cửa Hoa (tức cửa Đông thành) nằm ở bên phải chùa. Như thế, chùa Cầu Đông đã trở thành một dấu tích lịch sử quan trọng, nguồn sử liệu quý giá cho biết địa thế tọa lạc của ngôi chùa, góp phần giúp các nhà nghiên cứu xác định một phần diện mạo miền đất phía Đông của kinh thành Thăng Long.

Trong sơ lược lịch sử của chùa Cầu Đông hiện đang lưu giữ tại đây, chùa được xây dựng từ đời nhà Lý. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định rời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên Thăng Long là “Hà Nội”. Về kinh đô mới, nhà vua cho xây dựng nhiều đền chùa theo mẫu Hoa Lư như tháp Báo Thiên, chùa Nhất Trụ và có cả chùa Cầu Đông.

Đặc biệt, ngoài hai pho tượng của vợ chồng Thái sư Trần Thủ Độ, trong chùa có gần 60 pho tượng tròn chất liệu gỗ. Một trong số đó là ba pho tượng Tam thế, thể hiện ở ba thời: Dĩ vãng, hiện tại và tương lai. Cả ba pho tượng được tạo tác vào nửa đầu thế kỷ XVIII, có hình thức gần giống nhau. Đây là các pho tượng quý hiếm, đẹp, có giá trị nghệ thuật điêu khắc cao, được diễn tả bằng các nét trang trí như anh lạc (vòng đeo cổ), khuôn mặt phụ nữ, mang đầy đủ tiêu chuẩn của tượng Phật ở nước ta thế kỷ XVII, XVIII. 

Trong Phật điện còn có pho tượng Tuyết Sơn có nét khắc đẹp, tinh tế, gần giống với tượng Tuyết Sơn ở chùa Tây Phương (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất). Thân tượng được tạo theo kiểu áo buông lửng trên vai để lộ tấm thân gầy guộc, song vẫn toát lên vẻ thanh tao. Tượng Di Lạc ở đây to gần bằng người thực, khuôn mặt với nụ cười rạng rỡ, bụng phệ, thể hiện sự no đủ, hoan hỷ.

Bên cạnh đó, hiện chùa Cầu Đông còn lưu giữ được 4 bia đá cổ có các niên đại: Vĩnh Tộ thứ sáu 1624, Dương Hòa thứ năm 1639, Vĩnh Thịnh thứ tám 1712 và Gia Long thứ mười sáu 1817. Đó là những năm chùa được trùng tu lớn. 

Hiện nay, chùa Cầu Đông Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích văn hóa, lịch sử. Người dân Hà Nội, nhất là những người trong khu phố cổ đều rất tự hào về ngôi chùa này. Khắp con phố cổ Hàng Đường vẫn lưu truyền những bài ca dao như:   “Cầu Đông vẳng tiếng chuông chùa/ Trăng soi giá nến, gió lùa khói hương. Mặt ngoài có phố Hàng Đường/ Hàng Mây, Hàng Mã, Hàng Buồm, Hàng Chum…”

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.