Bí ẩn về những “mộc tinh” ở cố đô Lam Kinh: Kỳ 2: Chuyện ly kỳ cảm động về cây lim đại thụ “hiến thân”

Bí ẩn về những “mộc tinh” ở cố đô Lam Kinh: Kỳ 2: Chuyện ly kỳ cảm động về cây lim đại thụ “hiến thân”
(PLVN) - Cùng với chuyện tình cây đa – thị, cây ổi biết cười, câu chuyện ly kỳ và cảm động về cây lim đại thụ với tuổi đời 600 năm "hiến thân” cho công trình phục dựng Đại điện Lam Kinh được kể lại với màu sắc tâm linh kỳ bí góp phần làm nên sức hút độc đáo của Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Đại cổ thụ trút lá đúng ngày khởi công chính điện

Lam Kinh là vùng đất thiêng, người ta thường nói “về Lam Kinh”, chữ về gần gũi thân thương như về với gia đình, về thăm với tổ tiên, nguồn cội chứ không ai nói đi hay đến Lam Kinh.

Đất Lam Kinh linh thiêng và khởi nghĩa Lam Sơn huyền thoại từng được kể lại với điển tích Lê Lai nguyện hy sinh quên mình cứu chúa trong cuộc kháng chiến gần một ngàn năm trước. Đây cũng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vua, hoàng hậu... triều Lê Sơ. 

Rừng Lam Sơn đại ngàn cũng là nơi yên nghỉ của nghĩa quân trong những năm tháng gian khổ “nếm mật nằm gai” kháng chiến chống quân Minh, giành độc lập cho dân tộc. 

Một góc cố đô Lam Sơn linh thiêng, huyền bí
 Một góc cố đô Lam Sơn linh thiêng, huyền bí 

Bởi vậy, mỗi tấc đất vùng Lam Kinh hôm nay đều ghi dấu “những cuộc đời đã hóa núi sông ta”… Điều này cũng lý giải sự linh thiêng, huyền bí của cố đô. 

Về cố đô Lam Kinh hôm nay, du khách được nghe một câu chuyện cảm động và kỳ lạ và một loài “mộc tinh” trong rừng Lam Sơn đã “hy sinh” trước ngày được công nhận là “cây di sản” để hiến thân làm rường cột cho công trình chính điện Lam Kinh. 

Theo sử sách ghi chép lại, Lam Kinh được xây dựng vào năm 1433. Trong đó chính điện Lam Kinh được xây dựng ngay sau khi vua Lê Thái tổ băng hà và đưa về quê hương Lam Sơn an táng. 

Đại điện Lam Kinh đã được trùng tu, phục dựng năm 2010
 Đại điện Lam Kinh đã được trùng tu, phục dựng năm 2010

Chính điện gồm 3 tòa điện lớn, xây trên nền đất rộng, cao 1,8m so với mặt sân Rồng và được xây dựng theo kiểu kiến trúc hình chữ Công, tổng cộng 3 tòa nhà có 19 gian, 4 chái.

Chính điện là công trình kiến trúc gỗ ở khu trung tâm, có quy mô lớn nhất tại Lam Kinh với 138 cột. Tuy nhiên, qua sự biến thiên của lịch sử, chính điện đã 3 lần bị cháy và xuống cấp.

Để bảo tồn, ngày 13/9/2010, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 3232/QĐ-UBND về việc phỏng dựng lại chính điện. Theo đó, chính điện Lam Kinh được khôi phục lại theo đúng quy mô, kích thước và kiến trúc xưa.

Bà Bùi Ánh Tuyết, Phó trưởng Ban quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh kể lại: Điều đặc biệt, ngay khi khởi công dự án phỏng dựng chính điện Lam Kinh, cây lim cổ thụ cao nhất nhì rừng Lam Kinh, khoảng 600 năm tuổi đang xanh tươi, khỏe mạnh bất ngờ đổ bệnh, vàng úa rồi trút lá…

Việc cây lim đại thụ chuẩn bị được công nhận là “Cây di sản” đột ngột vàng úa khiến Ban Quản lý khu di tích lo lắng, đã triệu tập cả những nhà khoa học, sinh vật học đến “bắt bệnh” cho cây, mong giúp cây phục hồi. 

Mối liên hệ tâm linh thần bí giữa "đại mộc tinh" rừng Lam Sơn với Hoàng đế Lê Lợi

Tuy nhiên, bất chấp sự nỗ lực cứu chữa của con người, cụ lim vẫn trút hết lá, rồi khô cành. Đến khoảng nửa năm sau thì cây lim chết. Ước tính đại thụ này có tuổi thọ khoảng 600 năm. 

Các nhà khoa học lâm nghiệp và tâm linh tính toán và đưa ra giả thiết, có thể tuổi cây lim trùng với tuổi của vua Lê Lợi, hoặc trùng với thời điểm khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, hoặc là trùng với tuổi ông lên ngôi hoàng đế.

Nghĩa là có một mối liên hệ tâm linh huyền bí giữa “đại mộc tinh” rừng Lam Sơn với Hoàng đế Lê Lợi lúc sinh thời. Và việc cây lim chết khô chính là sự tự nguyện hy sinh để xây dựng công trình chính điện. 

Bên trong Đại điện Lam Kinh, cột lim lớn (bìa phải) là thân cây lim "hiến thân"
Bên trong Đại điện Lam Kinh, cột lim lớn (bìa phải) là thân cây lim "hiến thân"   

Trước sự trùng hợp ngẫu nhiên này, Ban quản lý Khu di tích đã xin ý kiến các cấp, ngành chức năng trong tỉnh được hạ cây lim xuống để sử dụng trong công trình chính điện Lam Kinh. 

Đồng thời, các bậc cao niên ở địa phương cũng làm một số thủ tục tâm linh để “xin phép” thần linh được hạ cây lim đại thụ và cũng “xin phép” được dùng thân, cành của cụ lim để làm cột và một số hạng mục khác trong công trình chính điện. 

Tuy vậy, theo kinh nghiệm của các bậc cao niên, những cây lim cổ thụ thường hay bị rỗng ruột. Đây cũng là điều khiến nhiều thấp thỏm băn khoăn…

Nhưng thật kỳ diệu, khi cơ quan chức năng làm lễ chặt hạ cây lim xuống và phát hiện ra “cụ” lim mặc dù đã sống gần 6 thế kỷ nhưng không tiêu tâm (rỗng ruột) như phán đoán. Trái lại, ruột cây vẫn đặc nguyên một khối, rất thuận lợi để làm trụ cột các tòa nhà lớn.

Ban quản lý Khu di tích đã nhiều lần trồng cây lim nhỏ tại vị trí cây lim "hiến thân", tuy nhiên không cây nào sống được...
 Ban quản lý Khu di tích đã nhiều lần trồng cây lim nhỏ tại vị trí cây lim "hiến thân", tuy nhiên không cây nào sống được...

Điều trùng khớp đến kinh ngạc nữa là khi róc bỏ hết vỏ thì lõi cây còn lại có số đo đường kính thân gốc trùng khít với chân đế đá cột cái chính điện xưa để lại là 80cm. Ngọn cây vừa với chân tảng cột quân, hai nhánh cây đủ làm một cột con và một thượng lương.

Cột cái được làm từ cây lim đặt ở nơi hậu điện (nơi nghỉ ngơi của vua trước đây), là chốn cung cấm linh thiêng nhất với vị trí đắc địa nhất. Khi dựng 138 cột trong chính điện, cột cái cũng được dựng lên đầu tiên. Cây cột này đứng gần long sàng, nơi ngủ của đức vua Lê Lợi giống như “đại mộc tinh” này đang đứng canh giấc ngủ cho Vua vậy.

Có một điều kỳ lạ hơn nữa, tại vị trí cây lim “hiến thân” đã sống khoảng 600 năm, Ban quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã có vài lần trồng vào đó cây lim nhỏ để thay thế. Tuy nhiên không có cây lim nào sống được. 

Chị Lê Thị Thức, hướng dẫn viên Khu di tích cho biết: “Khu vực này là rừng lim đã lâu đời. Lim là một loại cây dễ sống, những cây lim ở đây thường tự mọc lên và phát triển. Thế nhưng không hiểu sao, tại vị trí cây lim “hiến thân” lại không có cây lim nào phát triển được”.

Theo quan sát, tại nơi cây lim đại thụ đã tồn tại 600 năm, Ban Quản lý Khu di tích quây lại và đề biển “Vị trí gốc cây lim hiến thân” như thêm một minh chứng về sự bí ẩn, linh thiêng của vùng đất Lam Kinh không chỉ có những nghĩa quân, tướng lĩnh tận trung, tận nghĩa, xả thân vì nước mà đến cả cây cỏ cũng những hiển linh, bí ẩn mà đến nay khoa học cũng chưa tìm ra lý sự giải thuyết phục…

Theo sử sách ghi chép lại, cố đô Lam Kinh được xây dựng vào năm 1433. Qua thời gian, Khu di tích Lam Sơn đã được bảo tồn, phục hồi, tôn tạo và được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962; công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012. 

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.