Sở dĩ có cái tên này dành cho thành cổ Ấn Độ là vì cả thành phố phồn thịnh hàng ngàn năm trước đã bị hủy diệt mà cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân.
Đó là từ 5.000 năm trước, trên lưu vực sông Ấn, một thành phố tấp nập, phồn thịnh bỗng bị… sụp đổ mà không rõ nguyên nhân.
Cả thành cổ Ấn Độ bỗng chốc bị hủy diệt |
Sau này, có rất nhiều những nhà khoa học đã vào cuộc nghiên cứu để nhằm tìm ra câu trả lời cho sự sụp đổ trên. Những cuộc khai quật kéo dài nhiều năm cuối cùng cũng khiến cho thành phố văn minh cổ hồi bấy giờ được… “lộ thiên”.
Từ năm 1992, các nhà khảo cổ đã tìm thấy chứng cứ của rất nhiều vụ nổ mạnh ở khu vực này. Tất cả những kiến trúc ở trung tâm vụ nổ đều biến thành tro tàn còn xa một chút là hàng loạt những bộ xương người.
Theo các nhà nghiên cứu thì từ những bộ xương người cho thấy, tất cả những nạn nhân này đã bị chết bất ngờ, thậm chí không thể cảm nhận được sự đau đớn.
Tuy nhiên, một điều lạ là trong những bộ xương đó đều chứa những chất phóng xạ như thể họ đã bị “tấn công” bằng vũ khí hạt nhân, giống như những nạn nhân ở Hirôsima và Nagasaki.
Kỳ lạ hơn là các nhà khoa học còn nhận thấy sự giống nhau của thành cổ bị hủy diệt này rất giống quang cảnh thành phố Hirôsima và Nagasaki sau vụ nổ nguyên tử. Thậm chí, trên mặt đất ở lưu vực sông Ấn này vẫn còn dấu vết của sóng bức xạ hạt nhân.
Tàn tích thu được của lưu vực sông Ấn - nơi thành cổ bị tàn đổ rất giống với cảnh hoang tàn của thành phố Hirôsima |
Tuy nhiên, thành cổ Ấn Độ bị hủy diệt do một cuộc tập kích hạt nhân mới chỉ là những giả thuyết và phán đoán chứ chưa phải là chứng cớ xác thực để minh chứng, giải thích cho nguyên nhân sụp đổ của cả một thành phố hàng ngàn năm trước.
Hiện “Hang chết chóc” hay còn gọi là "Gò chết hạt nhân" mà những nhà nghiên cứu đặt cho vùng đất xảy ra hiện tượng bí ẩn này vẫn gây nhiều tranh cãi đối với các nhà khoa học và nó vẫn là một bí ẩn đối với loài người.
Theo Bảo Phiến
24h