Bí ẩn vận thế con người qua đôi tay

Bí ẩn vận thế con người qua đôi tay
(PLVN) - Trong các bộ phận cơ thể mỗi người thì có lẽ đôi bàn tay là thứ người ta cảm thấy quen thuộc nhất, bất kể làm việc gì cũng đều phải sử dụng đến. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể thực sự hiểu hết được nó, bởi trong đó ẩn chứa vô vàn những bí mật về vận mệnh, sức khoẻ, hôn nhân, sự nghiệp, tài lộc…

Nhìn tay có thể biết bệnh tật

Như kỳ trước đã nói, bàn tay giống như bộ não thứ hai của con người, có mối liên hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng trong cơ thể, bên trong thế nào sẽ thể hiện ra bên ngoài thế ấy nên người ta có thể quan sát đặc trưng bên ngoài của người để đoán bắt được bệnh tật, tình trạng tạng phủ trong cơ thể.

Vì vậy, trong cuốn Linh khu Ngũ sắc thiên đã dùng ngũ sắc để đặt tên ngũ tạng, xanh là gan, đỏ là tim, trắng là phổi, vàng là tỳ, đen là thận. Sách Nam Kinh có ghi, nhìn thấy ngũ sắc bên ngoài có thể biết được bệnh. Trong cuốn Thủy Kính Đồ Quyết của Vương Siêu có luận thuyết đối với phương pháp xem vân ngón tay của trẻ con là phương pháp vọng chẩn. Việc các vân đầu ngón tay thể hiện ra ngoài là mạch lạc nổi hiện ra ở ngón tay trỏ, quan sát những vân này ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi có ý nghĩa quan trọng để chẩn đoán bệnh tật.

Những sách tướng tay phần lớn chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu vận mệnh con người, có chỗ tương đối đúng nhưng cũng không thiếu những phần mang tính chất mê tín không chính xác cần có sự nghiên cứu để loại bỏ.

Những năm gần đây, cuốn “Vân da và bệnh tật” của hai tác giả người mỹ là B.Schaumannn và M.Alter được xuất bản năm 1976 và cuốn “Vân da và ứng dụng lâm sàng” của tác giả Ennokan người Nhật xuất bản năm 1983 là hai bộ sách chuyên khảo cứu về vân da với bệnh tật tương đối có ảnh hưởng.

Còn ở phương đông, các nhà y học cổ đại đã phát hiện ra mối quan hệ tương ứng giữa bên trong và bên ngoài sự vật. Trên hai tay của người có 86 huyệt kinh và 224 huyệt lẻ của 12 đường kinh lạc chính, đồng thời tập trung các huyệt vị có liên quan tới tất cả bộ máy trong cơ thể.

Lưng bàn tay nối liền các cơ quan phía sau, lòng bàn tay nối liền các cơ quan phía trước nên bên trong cơ thể có điều gì khác thường, hay tín hiệu bệnh tật sẽ thể hiện qua thần kinh, mạch máu và kinh lạc sẽ thể hiện ra các vị trí khác nhau của bàn tay.

Trong thuyết y học truyền thống, mỗi năm có 12 tháng, mỗi ngày 12 giờ, cơ thể người cũng có 12 mạch kinh, 12 tạng phủ tương ứng với nó. Các khí dinh dưỡng và bảo vệ thân thể khởi hành tại kinh phế hay phổi vào giờ dần lúc 3-5h sáng. Kinh phế nối với kinh đại trường ở dưới vận hành vào giờ mão lúc 5-7h sáng.

Kinh đại trường tiếp đến kinh vị vận hành vào giờ thìn lúc 7-9h sáng. Hai kinh tì vị cùng nối với nhau, kin tì vận hành vào giờ tỵ từ 9-11h sáng. Kinh tâm vận hành vào giờ ngọ lúc 11-13h trưa. Kinh tiểu trường vận hành vào giờ mùi lúc 13-15h chiều. Kinh bàng quang vận hành vào giờ thân lúc 15-17h chiều. Kinh thận vận hành vào giờ dậu lúc 17-19h chiều.

Kinh tâm bào vận hành vào giờ tuất lúc 19-21h. Kinh tam tiêu vận hành vào giờ hợi lúc 21-23h. Kinh đảm vận hành vào giờ tý lúc 23-1h. Kinh can vận hành vào giờ sửu lúc 1-3h sáng sau đó quay lại kinh phế vận hành từ đầu.

Đôi bàn tay thể hiện tình trạng sức khỏe và gắn với tài mệnh của mỗi người
Đôi bàn tay thể hiện tình trạng sức khỏe và gắn với tài mệnh của mỗi người  

Những người sinh vào giờ tý thì phải chú ý công năng về túi mật, người sinh giờ sử chú ý công năng về gan, người sinh giờ dần thì chú ý hệ hô hấp yếu, dễ nhiễm bệnh liên quan tới hô hấp. Người sinh giờ mão thì chú ý đại tràng, người sinh giờ thìn, tỵ thì chú ý hệ tiêu hóa. Người sinh giờ ngọ chú ý hệ tim mạch, người sinh giờ mùi chú ý ruột non.

Người sinh giờ thân, dậu thì chú ý công năng thận tạng, người sinh giờ tuất chúy ý về tim mạch. Người sinh giờ hợi chú ý hệ miễn dịch và tim mạch, hệ bạch huyết. Những lý thuyết này là phần bổ trợ để khi quan sát đôi tay chẩn đoán bệnh tật. Thông qua tố chất bẩm sinh của từng người để nắm bắt sự vận hành của kinh lạc qua từng vị trí đôi tay đẻ tìm thông tin phản hồi, hỗ trợ việc chẩn đoán chính xác.

Đông y đem 10 can của ngày là giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý đối ứng với 10 ngón tay, mỗi ngày ứng với một ngón. Âm lịch tính một tháng 30 ngày vừa đúng một chu kỳ, vì thế có thể căn cứ vào ngày thực hiện và kinh mạch ngón tay đối ứng với bàn tay, qua đó quan sát ngón tay để luận đoán sức khỏe.

Ngón giáp là mùng 1, cảm ứng với ngón đeo nhẫn của tay trái là đường kinh Thiếu dương Tam tiêu phía trái, các bệnh của ngoại kinh gồm sưng họng, đau mắt, tai điếc, đau phần ngoài cánh tay của vai, chủ yếu tập trung phía bên phải. Bệnh chứng nội tạng gồm đầy bụng, tiểu tiện không thông và phù thũng.

Ngón kỷ là mùng 6, cảm ứng ngón nhẫn tay phải là kinh Thiếu dương Tam tiêu phía bải, bệnh chứng và chỗ đau giống mùng 1 nhưng ở phía bên trái. Ngón ất là mùng 2, cảm ứng về phía ngoài ngón út của tay trái thuộc kinh Thái dương Tiểu trường phía phải.

Kinh tiểu trường bị ứ tác dẫn đến miệng lưỡi nứt nở, gò má cằm dứoi sưng, phía ngoài cánh tay chỗ vai đau, ngón út duỗi không thẳng như bị trẹo, tiểu trường hấp thu và công năng nhu động mất thăng bằng khiến tiểu trường sưng đau dẫn tới cả lưng và có thể dẫn tới tinh hoàn hoặc vùng đáy chậu, đại tiện bất lợi, đi tả. Dựa theo nguyên lý cùng phía đối ứng, đường kinh bên trái dẫn đến đau phía trái, đường kinh bên phải dẫn đến đau bên phải.

Ngón bính là ngày mùng 3, cảm ứng ngons trỏ tay trái thuộc mạch Minh dương Đại trường phía trái. Ngón đinh là ngày mùng 4, cảm ứng ngón trỏ tay phải thuộc kinh Dương minh Đại trường phía phải. Khi công năng tuần hoàn mạch kinh đại trường không tốt thì miệng khô khát, phát sốt, đau răng, bả vai nối với cánh tay trên đau, cơ thể hoặc sưng tấy nóng bỏng hoặc lạnh rét, ngón trỏ và ngón nhẫn bị sưng, hoạt động không thuận tiện, đại trường chuyển hóa thất thường dễ bị đau bụng không xác định được chỗ đau, đại tiễn lỏng, hiện tượng da nhạy cảm. Mạch kinh bên phải quản phía bên phải và ngược lại.

Ngón tay là mùng 7, cảm ứng phía trong ngón út tay phải, thuộc mạch kinh Thiếu âm tâm phía phải. Ngón quý là mùng 10, cảm ứng phía trong ngón út tay trái, thuộc mạch kinh Thiếu âm tâm phía trái. Kinh tâm không thông suốt khiến cơ thể dễ bị nóng, đau đầu, lòng bàn tay nóng và đau, đầu ngón tay phát lạnh rét, miệng khát, công năng của tim không tốt, đau tim, đau ngực, buồn bực, hơi thở không thuận lợi, chóng mặt, choáng váng, những bệnh này là do công năng tim khác thường.

Ngày tân là mùng 8, cảm ứng ngón tay phải thuộc kinh Thái âm phế phía phải. Ngón nhâm là mùng 9, cảm ứng ngón tay cái bên trái thuộc mạch kinh thái âm phế phía trái. Ngón tay cái là ngón đứng hàng đầu các ngón tay, phổi được coi là mái che của các tạng phủ. Vì vậy, công năng của phổi liên hệ tới sự thông suốt của đường hô hấp trên. Nếu mạch kinh phế bị cảm nhập khiến ngạt mũi, nhức đầu, ngực khó chịu, cánh tay lạnh và đau, lúc này ngón tay cái sẽ đau.

Hàng ngày, khi phát hiện đầu ngón tay nào đó khác biệt, dễ sưng tấy, tê dại, phát ngứa, nổi mẩn trên da thì có thể truy ngược lại các mạch kinh phụ thuộc để tìm căn nguyên của bệnh và biêt được sự biến đổi của bệnh. Đồng thời cung bán nguyệt, phần trắng dưới gốc móng tay cũng có thể phản ánh tình trạng cơ thể. Trong các ngón tay chủ quản các ngày có thể quan sát sự biến đổi màu sắc của móng tay để biết thêm về thể trạng.

Gò hỏa tinh

Ý nghĩa và vị trí gò Hỏa Tinh được phân chia thành 3 loại gò khác nhau và 3 gò này kết nối thành một đường thẳng cắt ngang bàn tay. Bao gồm gò Hỏa Tinh dương hay còn gọi với cái tên gò hòa tinh thứ nhất. Gò Hỏa Tinh Dương là gò nằm ở điểm gập của ngón tay cái trên bàn tay, vị trí giữa của ngót trò và ngón tay cái.

Gò Hỏa Tinh âm hay còn gọi là gò Hỏa Tinh thứ 2 nằm giữa đường tâm đạo và đường trí đạo ở phía đối diện với gò Hỏa Tinh thứ nhất. Đây là gò đại diện cho đạo đức, tâm lý của con người và có liên hệ mật thiết với gò Hỏa Tinh dương, phản ánh cách thức phát triển của gò Hỏa Tinh dương.

Vùng bình nguyên Hỏa Tinh hay còn gọi đồng Hỏa Tinh nằm ở giữa lòng bàn tay, giữa 2 gò Hỏa Tinh dương và âm đóng vai trò làm tăng cường sáng tỏ hiệu quả, cường độ của 2 gò Hỏa Tinh thứ nhất và Hỏa Tinh thứ 2.

Trong quan niệm tướng học cho rằng, gò hòa tinh thứ nhất là gò biểu thị cho tinh lực, sức mạnh của con người. Gò Hỏa Tinh dương là phần biểu thị cho khả năng háo chiến, sự can đảm, hung hăng về tinh cách cũng như biểu thị trên phương diện vật chất. Hay nói cách khác gò Hỏa Tinh thứ nhất là gò biểu thị phẩm chất hiệp sĩ của mỗi người.

Bởi vậy, khi xem xét gò hòa tinh dương có nghĩa là xem xét đến tính cách, bản tính phẩm chất cá nhân của người này là can đảm hay nhút nhát, bạo lực, nóng nảy hay thiếu thiện chiến,… Các gò hỏa tinh trên bàn tay cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Bởi nếu như gò Hỏa Tinh dương là biểu thị cho tính cách, sự dũng cảm thì gò Hỏa Tinh âm sẽ biểu thị cho cách thức thể hiện lòng dũng cảm, sự kiên cường, nhu nhược. Và vùng bình nguyên Hỏa Tinh là vùng biểu hiện sự hỗ trợ của nó tới 2 gò Hỏa Tinh âm và dương.

Vì vậy nếu muốn biết chi tiết tính cách của một người thì cần phải quan át đồng thời cả 3 gò Hỏa Tinh này. Nếu gò Hoả tinh dương và âm đều nhô cao, nảy nở về hướng gò đồng Hỏa Tinh thì nhiều khả nang đây là người có tính hung bạo, nóng nảy và khó kiềm chế được cảm xúc.

Nhưng nếu người này có ngón tay cái to và đường trí đạo rõ ràng, sắc nét thì mới có thể kiềm hãm được phần hung bạo này bằng trí tuệ. Còn nếu không người này đội trời đạp đất nhưng cũng dễ vướng vào lòng lao lý bởi thiếu óc suy đoán sáng suốt, thực hiện hành động theo bản năng, không kìm chế.

Nếu cả 2 gò Hoả tinh âm và dương cũng như đồng Hoả Tinh đều không phát triển cho thấy đây là người nhút nhát, thiếu kiên định và dễ thỏa hiệp và hay bất lực trước khó khăn. Nếu vùng đồng Hỏa Tinh phát triển tức là nó sẽ có tác lực làm động lực phát triển các tính cách của các gò Hỏa Tinh âm và dương. Ngược lại nếu nó kém phát triển nó sẽ giảm động lực, sức mạnh cho 2 gò Hỏa Tinh âm dương.

Gò hỏa tinh âm xác định thêm tính sẵn có của Hỏa tinh dương và tính hung hăng về mặt tinh thần còn gò hoả tinh dương xác định tính hung hăng trên phương diện vật chất. 2 gò đều nảy nở: có thể làm xáo trộn hoàn cảnh và không nao núng trước nghịch cảnh.

Gò Đồng Hỏa tinh nằm giữa 2 gò trên. Làm tăng tính cách 2 gò trên tùy theo nó nảy nở nhiều hay ít. Nếu có đường chạy ngang qua nối 2 gò Hỏa tinh âm và dương sẽ làm tăng thêm tính hung bạo. Nếu ngón cái to và Trí đạo dài và tốt mới có thể kềm chế tính hung bạo.

Gò Thổ tinh

Gò Thổ tinh nằm dưới ngón tay giữa. Hình thái gò Thổ Tinh cao thường là người có lối sống đơn độc, cô lập. Tùy thuộc vào mức độ cao và kết hợp với các gò khác mà gò Thổ Tinh sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Người có gò Thổ Tinh cao và rông cho thấy người này là người thích sự thanh tịnh, vắng vẻ. Hay đây là người có lối sống đa sầu đa cảm, tâm lý thiếu vững vàng, bi quan, hay chán nản và có xu hướng tôn giáo hoặc dễ bị sa đoạn. Tuy nhiên, gò Thổ Tinh với đặc điểm này khá hiếm và nó là biểu thị cho số ít, không mang tính xu thế.

Người có gò Thổ Tinh cao kết hợp với gò Thái Dương cao, ngón giữa có lóng thứ nhất to và mập cho thấy đây là người có đời sống dễ bị lôi kéo sa ngã, ưa hưởng thụ rượu chè nên khó thành công. Bởi gò Thái Dương trong hình thái này bị gò Thổ Tinh chen vào nên điềm xấu dễ đến.

Người có gò Thổ Tinh cao đầy đặn và có ngót tay giữa mảnh thường có suy nghĩ thiếu thực tế, ảo vọng viễn vông. Nếu ngón tay giữa vượt trội hơn các ngón khác thì người này thường chạy theo chủ nghĩa tự kỷ cá nhân, không thích giao du nếu như chưa nhìn thấy lợi lộc.

Nếu ngón giữa nhọn thì biểu thị lối sống bi quan nhưng bảo thủ. Trường hợp ngón giữa thon và lòng bàn tay có đường tâm đạo mờ thì dù cho gò mộc tinh cao đầy đặn đây vẫn là người có lối sống nhu nhược, thường có cách nghĩ tiêu cực và là người dễ có xu hướng bi lụy. Nếu ngón chót của ngón giữa to lớn thì người này là người keo kiệt và độ cao của gò mộc tinh càng lớn mức độ keo kiệt cũng càng tăng. Người có gò Thổ Tinh không cao và bằng phẳng thì chủ sự có được cuộc đời an nhiên, ít có biến động. Gò Thổ Tinh không nhô cao mà trũng xuống thì dễ trở thành kẻ tay sai và thiếu chính kiến, nhu nhược.

Nếu gò Thổ Tinh nhô cao hơn các gò khác thì cho thấy chủ mệnh trường thọ, hậu vận tốt dù cho đường sinh mệnh có bị đứt đoạn. Người có gò Thổ Tinh trên bàn tay ngả qua gò Mộc Tinh thì dễ có chuyện buồn phiền. Người có gò Thổ Tinh gả sang gò Thái Dương thì đường công danh sự nghiệp dễ bị ngáng trở. Người có gò Thổ Tinh nhỏ hơn và khác với Gò Kim Tinh sát với ngón giữa là người trầm tư, thích sống cô độc và thanh tịnh.

Ngoài việc kiểm tra hình thái cao thấp của gò, so sánh với các gò khác thì cần biết cách quan sát chỉ tay trên gò Thổ Tinh. Khi trên gò Thổ Tinh có đường vạch ngang, cho thấy chủ sự là người sống nội tâm và thường có tâm trạng buồn khổ, khó tự điều chỉnh tâm lý.

Nếu gò Thổ Tinh trên bàn tay có hình vuông, là người dễ gặp vận may và được che trở khỏi những vận hạn, được bảo vệ tính mạng, hóa hung thành cát. Nếu trên gò Thổ Tinh có hình tam giác, biểu thị đây là người có trí tuệ và thường có sức khỏe rất tốt. Gò Thổ Tinh trên bàn tay có chỉ tay là dấu cộng là người đam mê khoa học huyền bí, có linh ứng, hay nói, có lòng tu hành…

Đọc thêm

Giải mã tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nhà thờ họ Trương Việt Nam ở thị trấn Thiên Tôn, Ninh Bình là công trình cấp quốc gia.
(PLVN) - Không chỉ là thần Núi, với lý lịch con thứ 17 của Lạc Long Quân, Lạc tướng Vũ Lâm đời Hùng Vương thứ Nhất, việc thờ cúng Cao Sơn Đại vương tại Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn chính là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ly kỳ chuyện đại hồng chung cứu chúa ở ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang

Chùa Linh Thứu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.
(PLVN) - Khởi nguyên là ngôi chùa mục đồng giữa khu rừng hoang, Sắc tứ Linh Thứu ngày nay được xem là ngôi chùa cổ nhất đất Tiền Giang. Cổ tự 3 lần được sắc tứ này nổi tiếng với những câu chuyện ly kỳ về chiếc đại hồng chung năm xưa từng cứu chúa Nguyễn Ánh thoát nạn khi còn long đong bôn tẩu phương Nam.

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 7): Vì sao vua Hùng lại mang tên Cao Sơn?

Vua Hùng được nhân dân suy tôn là Đột Ngột Cao Sơn.
(PLVN) - Cao Sơn (núi cao) là danh hiệu mang tính biểu tượng của thần Núi, vị thần trong tín ngưỡng dân gian nguyên thủy. Không phải là thần Núi nhưng hàng nghìn năm qua, Hùng Vương thứ Nhất được nhân dân thờ cúng với thụy hiệu Đột Ngột Cao Sơn. Vì sao vua Hùng lại có danh hiệu này?

Phong thủy và tín ngưỡng thờ thần thánh tại các tứ trấn Việt Nam (Kỳ 6): Khám phá tín ngưỡng thờ thần Huyền Vũ

Núi Cánh Diều tương truyền là nơi thần Thiên Tôn cắm gươm hóa.
(PLVN) - Trong bách thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc có nhiều vị thần của Đạo giáo. Qua thời gian, từ một thánh thú có biểu tượng rùa - rắn, Huyền Vũ trở thành một vị thần của tín ngưỡng Trung Quốc, rồi thành thần tiên trong Đạo giáo và thành thần của người Việt. Đến nay, những dấu vết, biểu hiện của Đạo giáo có thể tìm thấy trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 7): Tuệ Trung Thượng Sĩ luận về chuyện sống chết

Tuệ Trung Thượng Sĩ luôn coi nhẹ chuyện sống chết ở đời.
(PLVN) - Không xuất gia đầu Phật, sống cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi nhiều dòng thiền. Trong đó, đối với ngài chuyện sống chết luôn xem nhẹ, bởi chỉ có nhận biết được vòng xoay luân hồi của cuộc đời thì người tu hành mới không vướng bận, mới chuyên tâm tu tập chánh pháp.

Zèng - “báu vật” của người Tà Ôi

Zèng được sử dụng làm của hồi môn trong đám cưới của dân tộc Tà Ôi.
(PLVN) - Việc bảo tồn và phát triển nghề dệt Zèng truyền thống không chỉ giữ gìn biểu tượng văn hóa lâu đời của bà con dân tộc Tà Ôi, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho bà con.

Cúng mặn hay cúng chay?

Một mâm cúng chay.
(PLVN) - Cúng mặn hay cúng chay là vấn đề nhiều người dân băn khoăn khi thành kính dâng cỗ cúng cha mẹ, gia tiên. Người Việt chúng ta thường hay nói “trần sao âm vậy”. Nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu thấu đáo câu nói này?

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ

Thơ Thiền Việt Nam (Bài 6): Tâm thiền bình an trong tuyệt tác “Ngư nhàn” của quốc sư Không Lộ
(PLVN) - Thiền sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo trong dòng thơ thiền Việt Nam. Bài thơ “Ngư nhàn” – “Cái nhàn của ngư ông” được giới chuyên môn đánh giá là sự cất cánh của một tâm hồn thi sĩ. Bài thơ tràn ngập ý vị thiền, qua cái nhìn độc đáo của một nhà sư biết sống tùy duyên, luôn mở lòng, chan hòa với cuộc đời.

Lay lắt nghề thêu tay truyền thống Bình Lăng

Những người thợ của làng nghề Bình Lăng hiện tại chủ yếu là trung tuổi.
(PLVN) - Làng Bình Lăng (xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) xưa nay được biết đến là làng thêu tay nổi tiếng đất Việt. Sau một thời gian dài phát triển thịnh vượng, giờ đây, bởi thiếu nguồn nhân lực trẻ, thu nhập thấp… thêu tay truyền thống Bình Lăng rơi vào cảnh “thoi thóp”.