Chủ thể trận đá khổng lồ này là quần thể những cột đá lớn xếp thành những vòng tròn đồng tâm nằm trên một gò đất hình tròn. Vòng cột đá sa thạch ngoài cùng có đường kính khoảng 33m, mỗi cột đá cao hơn 4m, rộng 2m, dày 1m và nặng khoảng 25 tấn được chôn sâu xuống đất 1m.
Trận đá khổng lồ Stonehenge
Stonehenge là công trình cự thạch thời tiền sử bằng đá. Trận đồ đá tảng này là những trụ đá khổng lồ xếp thành những hình tròn đồng tâm hoàn chỉnh. Ngoại vi trận đồ là một kiến trúc hình tròn bao gồm những hào sâu và hào được tạo thành bằng cách đào những đất đá vôi phong hóa và lấy đất ấy đắp thành sườn gò.
Vào phía trong là 56 cái hố cách đều nhau tạo thành một vòng tròn nữa. Bên trong hố chứa nhiều đất tro bụi và có lẫn cả xương người nát vụn. Các trụ đá đến nay đã không còn nguyên vẹn nữa, có những trụ chỉ để lại dấu vết. Hùng vĩ đẹp đẽ nhất của trận đồ đá tảng là những vòng tròn đá nhỏ ở trung tâm. Nó được tạo nên bởi hai hàng xà ngang, gác trên đầu 50 trụ đá, giữa chúng có mộng nối ghép với nhau hình thành một vòng tròn khép kín.
Bên trong vòng tròn đã ấy là 3 tháp đá xếp thành hình móng ngựa và được gọi là cổng vòm. Có hai trụ đá lớn, mỗi trụ nặng tới 50 tấn, còn một nằm ngang bằng đá thì nặng khoảng 10 tấn, được gác trên đỉnh trụ. Những tháp đá hình móng ngựa này nằm trên đường trung tâm của toàn bộ trận đồ đá tảng, cổng của hình móng ngựa đó hướng đúng về phía mặt trời mùa hè mọc.
Mặt Đông Bắc của vòng tròn đá có một lối thông. Trên đường trục của lối thông đó là một tảng đá khổng lồ dựng đứng sừng sững, cao 4,9 mét, nặng khoảng 35 tấn, được gọi là đá gót chân. Hàng năm cứ ngày đông chí và ngày hạ chí, từ trung tâm của trận đồ đá tảng, nhìn về đá gót chân thì mặt trời mọc khuất sau tảng đá ấy, tăng thêm sắc thái bí ẩn cho trận đồ.
Trận đồ đá tảng khổng lồ dưới bàn tay sắp đặt kỳ diệu của "Mẹ thiên nhiên". |
Theo khảo chứng thực địa của các nhà khoa học, trận đồ đá tảng được xây dựng vào hậu kỳ thời đại đồ đá mới là sớm nhất, tức là vào năm 2800 trước Công nguyên. Lúc đó đã hình thành vòng hào tròn, đồi gò và đá gót chân cùng với vòng tròn hố đều đã có.
Đến năm 2000 trước Công nguyên, giai đoạn hai của trận đồ đá tảng được bắt đầu xây dựng và hoàn thành cơ bản toàn bộ trận đồ đá tảng. Phần xây dựng chủ yếu của giai đoạn này là quần thể trụ đá nhỏ và lối thông dài tít tắp.
Giai đọan ba của trận đồ đá tảng là xây dựng công trình quan trọng nhất của trận đồ, vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên, giai đoạn này xây dựng phần cổng vòm của vòng tròn đá nhỏ, toàn bộ cộng trình đã hoàn thành, thể hiện hình dáng toàn bộ trận đồ đá tảng mà ngày nay mọi người nhìn thấy, một quang cảnh hùng vĩ tráng lệ nơi di chỉ.
Điều đáng nói là, toàn bộ trận đồ đá tảng này đòi hỏi phải có 1,5 triệu công lao động. Hơn nữa, trong suốt quá trình xây dựng công trình không hiện thấy dấu vết công cụ vận chuyển có bánh xe và cũng không có dấu vết dùng sức của động vật.
Kiến trúc này so với kiến trúc kim tự tháp Ai Cập cổ còn sớm hơn tới 700 năm. Vậy thì ai là người xây dựng nên trận đồ đá tảng đó, cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng, đó là lăng mộ của người Caito xây dựng từ thời cổ đại. Có những người cho rằng đó là đền thờ thần Hera được người La Mã cổ đại xây dựng. Nhưng tất cả những tưởng tượng đó đều không có chứng cứ chứng minh.
Nhiều lý giải được đưa ra
Có người cho rằng trận đồ đá tảng là công cụ quan trắc thiên văn của người cổ đại. Đưa ra quan điểm này, đương nhiên là các nhà thiên văn học. Đúng là trận đồ đá tảng có những màu sắc bí ẩn liên quan khác thường đến thiên văn học. Từ 200 năm trước đã có người chú ý đến đường trục chính của trận đồ đá tảng có phương hướng chỉ đúng vào hướng Mặt Trời mọc của ngày hạ chí. Còn hướng mặt trời lặn của ngày đông chí lại nằm trên đương Đông Tây của cổng vòm.
Năm 1965, Hawkins, nhà thiên văn học của Đại học Boston, qua những số liệu máy tính ghi được dã chứng minh, sự sắp xếp của trận đồ đá tảng có liên quan đến sự vận hành của Mặt Trăng và Mặt Trời ở vị trí tương đối trong Vũ Trụ. Còn 56 cái hố cách đều ấy dự báo một cách chính xác thời gian nhật thực và nguyệt thực.
Cũng có học giả cho rằng trận đồ đá tảng là trang bị đặc biệt để người nguyên thủy đi săn. Họ cho rằng vào thời kỳ đó, đa số công cụ và vũ khí đều rất thô sơ và nguyên thuỷ, muốn săn bắt được thú lớn mà tránh được thương vong nên đã nghĩ ra biện pháp đó. Giả thiết họ đặt ra nếu phục hồi hoàn chỉnh trận đồ đá có thể như sau:
Các trụ đá lớn vây quanh một cái sân, giữa 2 cột đá nào đó có một cổng vào, độ rộng của nó có thể đương tương với một con thú lớn. Phía trên mỗi cổng như vậy có một tảng đá nặng được chống đỡ bằng thanh gỗ. Tảng đá đó được coi là “đá canh giới”. Khi con thú đi từ ngoài vào, vướng vào thanh gỗ chống, thì hòn đá tảng sẽ rơi xuống, đồng thời phát ra tiếng báo động.
Phía trong sân, nơi giáp cổng vào sẽ là phòng tuyến thứ hai, còn được gọi là “đá tấn công”. Khi con thú đi vào trong thì những người đứng trên đỉnh trụ sẽ điều khiển dây thừng cho “đá tấn công” lao xuống vào đầu, mặt hoặc mình con thú.
Đương nhiên thiết bị này không phải đợi suông chờ thú hoang đến, thông thường phải để mồi câu nhử chúng, chẳng hạn bắt được thú non mang về nhốt vào trong đó, tiếng kêu của nó sẽ kéo được thú bố mẹ đến. Như vậy, đàn thú sẽ nghe được tiếng kêu gào của thú con sẽ tim đường lao vào trong sân. Nếu đi qua các “phòng tuyến” mà con thú hoang vẫn chưa gục thì người săn thú đứng trên chòi gác sẽ dùng đá ném xuống đến khi nó chết. Cứ sau mỗi lần săn, họ sẽ lại đưa những hòn đá trở về chỗ cũ để chuẩn bị cho cuộc săn sau đó.
Rất nhiều học giả khác thì cho rằng, trần đồ đá tảng chỉ thuần tuý là nơi chuyên dùng để tổ chức các nghi lễ tôn giáo. Họ coi những bàn đá là quan tài, coi những trụ đá to cao dựng đứng là bia kỷ niệm các nhân vật và sự kiện to lớn. Đồng thời, khi nhìn từ trên không trung nhìn xuống, trận đồ còn được sắp xếp thành những hình con thằn lằn, con chim ưng - chúng là những vật tổ trong tín ngưỡng của người địa phương cổ đại.
Còn có học giả quả quyết coi trận đồ đá tảng là một loại hình văn hoá, là sự tôn kính tín ngưỡng của người cổ đại địa phương đối với những tảng đá lớn. Người xưa tôn sùng sự cương nghị và uy nghi như đá tảng, mong muốn được sự bền lâu rắn chắc như đá tảng. Đó chính là niềm tin vững chắc, là lý tưởng trong tâm trí người xưa.
Mỗi nhóm học giả tin theo một quan điểm riêng, nhưng vẫn chưa có lý giải nào đủ sức thuyết phục mọi người. Mấy trăm năm nay, họ vẫn phải lao tâm khổ tứ đi nghiên cứu trận đồ đá tảng mong đưa ra được một lời giải thích thoả đáng nhưng đến nay vẫn là một bí ẩn.