Bí ẩn thuật táng người chết 2 lần ở làng Wharram Percy

Vùng xương này có 3 vết dao cho thấy nó xảy ra sau khi nạn nhân đã chết
Vùng xương này có 3 vết dao cho thấy nó xảy ra sau khi nạn nhân đã chết
(PLO) -Chuyện kể rằng những người làng sinh sống vào thời kỳ Trung cổ luôn sợ hãi rằng người chết có thể sống lại bởi quỷ dữ hóa phép từ ngay chính ngôi mộ của người quá cố. Gần đây, các nhà nghiên cứu Anh đã tìm thấy một bằng chứng về hủ tục tàn khốc này ngay tại một ngôi làng Wharram Percy có từ thời Trung cổ...

Ám ảnh "xác sống'

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ cơ quan Lịch sử Anh và Đại học Southampton từng nghĩ về “một bằng chứng khảo cổ học đầu tiên và rất có giá trị về hủ tục “đoạn táng” ở Anh. 

Ông Simon Mays phát biểu: “Có bằng chứng nói rằng những phần xương và hài cốt tại ngôi làng Wharram Percy vốn là của những cái xác bị thiêu hoặc bị chém nát nhằm ngăn ngừa người quá cố biến thành “xác sống”.

Nếu suy luận của chúng tôi là đúng, thì đây có lẽ là bằng chứng khảo cổ học có giá trị nhất về nghi thức tang lễ xa xưa này. Nó sẽ cho chúng ta thấy rõ về một góc khuất đen tối của các niềm tin thời Trung cổ, đồng thời cung cấp một đồ họa từ đó lột tả thế giới quan  khác lạ của người thời Trung cổ so với chúng ta ngày hôm nay”. 

Phần sọ của một người trưởng thành có dấu vết bị đốt trước khi an táng
Phần sọ của một người trưởng thành có dấu vết bị đốt trước khi an táng 

Những phát hiện chấn động này vừa được công bố và báo cáo được thực hiện bởi ông Simon Mays, một nhà sinh học tại cơ quan Lịch sử Anh. Theo báo cáo của nhà nghiên cứu Simon Mays, xương đùi của các nạn nhân bị đập vỡ thành 2 mảnh, còn bản thân đầu họ bị chặt cụt trước khi xác được hỏa thiêu. 10 bộ hài cốt bị đâm chém, xâm hại đã cung cấp bằng chứng chắc chắn rằng người sống vào thời Trung cổ đã “tùng xẻo” các tử thi nhằm ngăn chặn việc chúng biến thành “xác sống”.

Những khúc xương bị chặt, dấu vết của dao cứa và bằng chứng bị đốt đã được tìm thấy trên hài cốt người xấu số, khi những bộ xương này được khai quật trong một hố chôn nằm gần ngôi làng bị bỏ hoang Wharram Percy, phía Bắc Yorkshire, Anh. Các nhà văn sống vào thế kỷ 11 đã từng mô tả về những cái xác đẫm vết tàn bạo hoặc ngay cả những người dù đã nằm yên dưới 3 tấc đất. Thậm chí, dù không hề có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ma quỷ xâm hại, nhưng người đã an giấc dưới huyệt vẫn bị quật mồ để bị làm nhục sau đó lại được chôn lại.

Ngôi làng bị bỏ hoang Wharram Percy (Bắc Yorkshire, Anh) nơi tìm thấy bằng chứng đầu tiên của “hiện tượng xác sống”.
Ngôi làng bị bỏ hoang Wharram Percy (Bắc Yorkshire, Anh) nơi tìm thấy bằng chứng đầu tiên của “hiện tượng xác sống”. 

Rọi ánh sáng khoa học

Dù có nhiều lời giải thích khác nhau, song có một điểm chung là người sống luôn tỏ ra kinh hãi khi tưởng tượng cảnh người quá cố bò ra khỏi huyệt mộ, sau đó làm lây lan bệnh dịch và cả tấn công người sống. Xác bị chặt đầu, xương bị đập nát rồi đem đi thiêu chỉ nhằm mục đích duy nhất “không cho quỷ dữ có cơ hội hồi sinh”.

Nhưng cho đến bây giờ, không có bất kỳ thủ phạm nào được nhận diện cho nghi thức an táng cực kỳ rùng rợn này. TS Simon Mays khẳng định, khám phá của ông và đồng nghiệp là độc đáo nhất ở Tây Âu. Và đó là khu mộ táng duy nhất có thể được so sánh với “nghĩa địa ma cà rồng” ở Đông Âu. Tại Đông Âu, các bộ xương bị chôn với cây cọc đóng xuyên tim hoặc bị áp chế bởi các nghi thức kỳ diệu khác như cho đeo liềm quanh cổ nhằm ngăn chặn “ma quỷ sống lại”. 

Phân tích đồng vị phóng xạ cho thấy tất cả các nạn nhân đều là dân làng Wharram Percy
Phân tích đồng vị phóng xạ cho thấy tất cả các nạn nhân đều là dân làng Wharram Percy

Bản thân TS Simon Mays cũng khẳng định, ông không hề mảy may tin vào mê tín dị đoan, hay những thứ có liên quan đến tà thần. Ông Mays nói thêm: “Những khám phá này đã nói lên rằng người thời Trung cổ không chỉ khác với chúng ta về cách thức ăn mặc, mà còn khác về diện mạo, rất lạ thường so với chúng ta ngày nay. Thế giới quan của người thời kỳ đó chìm ngập trong bóng tối của sự sợ hãi, không hề tồn tại các hiểu biết khoa học, buộc họ phải đấu tranh để tìm ra những thứ nhằm chặn đứng sự sợ hãi và với chúng ta ngày nay thì những cách làm đó lại cực kỳ tàn bạo, đáng lên án”. 

Ông Mays cũng nói rằng có một điều hơi khó hiểu đó là những bộ xương nữ giới và trẻ em nằm ở một góc hố chôn không có dấu hiệu cho thấy họ bị ngược đãi, chỉ có xác chết nam giới mới bị “hành hung” nhằm ngăn chặn họ sống lại. Ông Mays nói, hiện tượng người chết bị chặt đầu và thiêu cháy đã diễn ra trong suốt hàng trăm năm qua, nhưng cũng chỉ ở làng Wharram Percy này là điển hình nhất. 

Qua phân tích những chiếc răng của hài cốt bằng cách đo đồng vị phóng xạ, các nhà khoa học đã phát hiện một điều, các hài cốt đều có nguồn gốc ở cùng một địa phương, tương tự như các dân làng bị chôn trong một nghĩa địa lân cận đó. Họ nhất trí rằng, không có kẻ lạ nào bị giết trong một cuộc chiến.

Bức vẽ về sinh hoạt thường nhật ở làng Wharram Percy
Bức vẽ về sinh hoạt thường nhật ở làng Wharram Percy

Các hài cốt có độ tuổi dao động từ 4 đến khoảng 50, đã bị “bạc đãi” trong suốt hơn một thế kỷ. Bằng chứng về thiêu, chặt xương và bẻ gãy “cho thấy rằng chúng là sản phẩm của nhiều sự kiện khác nhau, chứ không đơn giản là một hoạt động duy nhất”. Người Trung cổ rất tin về hiện tượng tái sinh, là một niềm tin kéo dài ở những cá nhân thường hay gặp ác mộng, nghĩ rằng có ma quỷ cám dỗ, thường nảy sinh lòng tà với ai đó, hoặc những người đã trải qua một cái chết bất thình lình…

Tác giả viết về thời Trung cổ, William xứ Newburgh, đã viết câu chuyện một thanh niên trẻ bị giết hại sau khi thú tội đã thông dâm trong lúc đang đi lang thang qua một ngôi làng “nhung nhúc bệnh tật và những hơi thở ngắc ngoải”.  Người làng cho rằng có một người lạ hay xuất hiện tại làng vào ban đêm, nghi ngờ là gã trai bị chôn nên đã đào mộ và đốt xác gã ta, từ đó sự việc kỳ lạ mới chấm dứt. 

Ông Alistair Pike, giáo sư về khoa học khảo cổ tại Đại học Southampton, người từng tiến hành phân tích các đồng vị, giải thích: “Các đồng vị Strontium trong răng các hài cốt đã phản ánh về địa chất nơi các nạn nhân từng sống khi mà răng họ đã hình thành ngay từ thời thơ ấu. Sự ăn khớp giữa đồng vị trong răng và địa chất quanh ngôi làng Wharram Percy cho thấy rằng các nạn nhân đã sống ngay gần nơi mà họ được an táng, có lẽ là trong làng”.

Bí ẩn thuật táng người chết 2 lần ở làng Wharram Percy ảnh 5

Bằng chứng về những hài cốt bị “tùng xẻo” tại làng Wharram Percy, các nạn nhân từ 4 đến 50 tuổi 

GS Alistair Pike nhìn nhận: “Đây là tin hết sức ngạc nhiên đối với chúng tôi, khi mà lúc đầu chúng tôi ngờ rằng liệu có sự khác biệt nào giữa các nạn nhân và những người khác trong làng”. Các tác giả còn khám phá ra rằng các hài cốt đã bị chặt khúc trong một “hành vi ăn thịt đồng loại” diễn ra trong một nạn đói kém nào đó, vì có dấu hiệu rằng tủy xương đùi đã bị hút, còn não bị... đánh chén (!?). 

Tuy vậy, tại làng Wharram Percy, các vết dao lại được nhìn thấy ngay vùng đầu và khu vực cổ. Tổng cộng có 137 phần hài cốt của 10 cá nhân. Họ bị chôn chung một huyệt mộ ngay tại nơi định cư, niên đại có lẽ nằm ở khoảng từ thế kỷ 11 và thế kỷ 14. Những câu trả lời bước đầu cũng chỉ là những phần rất nhỏ của sự thật vốn diễn ra từ cả 1000 năm trước.../.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.