Bí ẩn Quan Âm Các - Ngôi chùa đứng vững giữa sông Trường Giang suốt hơn 700 năm bất chấp lũ lụt

Quan Âm Các (Ảnh: Sưu tầm)
Quan Âm Các (Ảnh: Sưu tầm)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quan Âm Các (hay còn gọi là đền Long Bàn) là ngôi chùa tọa lạc giữa đoạn sông Trường Giang (còn có cái tên khác là sông Dương Tử) chảy qua thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) suốt 700 năm qua. Đây cũng là ngôi chùa duy nhất được xây dựng trên con sông Dương Tử dài gần 6.300 km.

Theo ghi chép tại Bảo tàng Ngạc Châu, tiền thân của Quan Âm Các là một ngôi chùa thờ Bồ Tát giữa lòng sông Trường Giang nhưng sớm bị cuốn trôi bởi những trận lũ lụt chảy xiết, được xây dựng vào thời nhà Tống. Sau đó, vào thời nhà Nguyên và nhà Minh, ngôi chùa này được tu sửa lại nhiều lần cho tới ngày nay.

Ngôi chùa rộng 300m2 với chiều dài 24m, chiều rộng 10m và chiều cao 14m, gồm 2 tầng chính với nhiều cửa nhỏ được sơn màu trắng và phần mái ngói phủ rêu phong. Từ kết cấu cân đối, kiến trúc tinh tế đến hành lang uốn khúc và kiểu dáng mái hiên đôi đều là những nét đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc dân gian Giang Nam, là sự tích hợp của tam giáo - Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo.

Ngôi chùa được xây dựng trên một phần móng vững chắc. Đây cũng chính là bí mật giúp Quan Âm Các tồn tại qua nhiều thiên niên kỷ, bất chấp dòng nước lũ chảy xiết liên tục cuồn cuộn dâng cao hàng năm. Phần móng của Quan Âm Các chính là khối đá Long Bàn, có cấu trúc hình vòng cung. Đá Long Bàn này giống như một tảng đá hình vòng cung của bên mạn con tàu, không chỉ giúp điều tiết dòng chảy mà còn làm giảm lực nước. Bên cạnh đó, chùa Quan Âm còn được xây dựng với cấu trúc độc đáo có tường bao quanh cùng hàng rào khá cao nên có thể chắn nước hiệu quả. Bức tường phía ngoài này sẽ ghìm lại trọng lực của dòng nước cuồn cuộn, giữ cho phía sau bức tường chịu một trọng lực nhỏ hơn rất nhiều.

Ngôi chùa được xây dựng trên một phần móng vững chắc (Ảnh: Baijiahao)

Ngôi chùa được xây dựng trên một phần móng vững chắc (Ảnh: Baijiahao)

Khi nước lũ ập đến, ngôi chùa sẽ bị nước tràn vào, chỉ còn lại những ô cửa sổ cao tầng lộ ra bên ngoài. Khi nước sông Dương Tử dâng cao đột ngột, toàn bộ Quan Âm Các sẽ bị nước lũ nhấn chìm, đến khi lũ qua, nước rút thì toàn bộ ngôi chùa lại hiện ra và đứng sừng sững giữa lòng sông hung dữ suốt hơn 700 năm qua.

Nước lũ nhấn chìm phần lớn kiến trúc ngôi chùa (Ảnh: Baijiahao)

Nước lũ nhấn chìm phần lớn kiến trúc ngôi chùa (Ảnh: Baijiahao)

Năm 2006, Quán Âm Các được công bố là di sản văn hóa trọng điểm quốc gia, được nhà nước bảo vệ. Hiện nay, dù Quan Âm Các không mở cửa đón khách tham quan thế nhưng nhiều người vẫn tò mò tìm tới Ngạc Châu để có thể tận mắt chiêm ngưỡng công trình độc đáo này.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Một thoáng rạ rơm

(PLVN) -  Khi những hạt thóc căng mẩy màu vàng ươm đu mình cùng uốn cong thân lúa là lúc vào mùa gặt. Chiếc máy gặt đập liên hoàn hăng hái chạy những đường vòng đều đặn từ đầu ruộng đến cuối ruộng, từ ruộng này sang ruộng khác.

Đọc thêm

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.

'Quá tải' chữa lành

Hiện nay có nhiều tổ chức, nhóm lợi dụng nhu cầu chữa lành của mọi người để trục lợi, kiếm tiền. (Ảnh minh họa, nguồn: An Space)
(PLVN) - Hiện nay, chữa lành không những chỉ dùng để hỗ trợ, giúp đỡ tinh thần con người, mà dần trở thành trend (xu hướng). Không khó để thấy hai chữ “chữa lành” hiện hữu ở khắp mọi nơi, từ những chương trình, hoạt động đến sách vở, món ăn,... Một xu thế tưởng chừng rất lành mạnh, nhưng dần trở nên mất giá trị vì những hoạt động “tràng giang, đại hải”.

Khi người trẻ đơn độc trong tình yêu

Yêu trước ngày cưới kết thúc với 1 tỷ người xem. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, phim Yêu trước ngày cưới thu hút sự chú ý của khán giả không chỉ bởi diễn viên đẹp mà còn là những câu chuyện rất thật của người trẻ trong hành trình lập nghiệp và tình yêu…